GIÁO ÁN THỂ DỤC LỚP 11
Ngày soạn: 30/8/2019 Tuần: 1 Tiết chương trình: 1
CHƯƠNG : Lý thuyết TD (Tiết 1/2 )
NỘI DUNG : Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT.

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm, nội dung,yêu cầu của nguyên tắc vừa sức.
2. Kỹ năng :
- Lựa chon được một số bài tập vừa sức để luyện tập.
3. Thái độ
- Hiểu biết để có ý thức đề ra phương tập luyện có khoa học.
4. Năng lực:
a) Năng lực chung : Phát triển trí tuệ , tư duy
b) Năng lực đặc thù: Ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày với các phương pháp tập luyện tích cực.
II. Địa điểm và phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường tại cơ sở 2.
2. Phương tiện: tài liệu sách GK lớp 11
2.1. Giáo viên
- Trang phục thể dục thể thao, còi, tài liệu SGK 11.
- Kiểm tra vệ sinh, an toàn nơi tập luyện.
2.2. Học sinh
- Trang phục thể dục thể thao, áo bỏ trong quần, giày ba ta.
- Làm vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn nơi tập luyện.
III. Phương pháp dạy học (PPDH):
- Thuyết trình, trực quan, phân nhóm, đồng loạt và lần lượt.


IV.Tiến trình dạy học :
Phần nội dung
ĐLVĐ
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động mở đầu :
1.1. Nhận lớp
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra tình hình lớp học.
 3’

- Giới thiệu, phổ biến nội dung bài học.

- Nghe phổ biến nội dung bài học lý thuyến

2.Hoạt động hình thành kiến thức
2.1: Phổ biến bài học : Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT ( 2tiết ).
 40’



Phần 1: Nguyên tắc vừa sức trong tập luyện TDTT ( 1tiết )
1. Nguyên tắc vừa sức :
a. Khái niệm : Là một trong những nguyên tắc sư phạm, nguyên tắc này chỉ rõ giảng giạy và tập luyện TDTT muốn đạt hiệu quả cần chú ý đến những đặc điểm về trí tuệ, sức khỏe, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ của người học.


- Em hãy cho biết nguyên tắc vừa sức thế hiện như thế nào ?
- Giải thích khái niệm.

- Tập trung nghe giảng bài và ghi chép.


b. Nội dung của nguyên tắc vừa sức :
- Theo nguyên tắc vừa sức, việc lựa chọn và thực hiện các bài tập để học kỹ thuật động tác phát triển các tố chất thể lực, trong giờ học và ngoài giờ học cần phải phù hợp với sức khỏe, giới tính, trình độ của người tập.
- Những bài tập quá dễ thực hiện với số lần lặp lại nhỏ hoặc thực hiện trong thời gian ngắn hay yêu cầu tập luyện quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả tập luyện, bởi vì chúng không gây ra mệt mỏi cần thiết để tạo ra những thíc ứng mới cho cơ thể và ngược lại.
- Học sinh nên lựa chọn các bài tập, phương pháp tập luyện vừa sức với sức khỏe của mình, phù hợp với trình độ vận động, đặc điểm với giới tính. Bởi vì tùy cùng lứa tuổi như nhau nhưng sự phát triển chiều cao, trọng lượng cơ thể, về tố chất thể lực, về tâm lý của các em không giống nhau có sự chênh lệch rất rõ giữa nữ và nam sau tời kỳ dậy thì.
- Sở dĩ có sự khác biệt là do yếu tố di truyền, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sống và hoạt động, nhất là hoạt động vận động không giống nhau.


- Phân tích và giải thích trong các tài liệu. Câu hỏi gợi ý đẻ giáo viên tham khảo khi trao đổi với học sinh.


- Tập trung nghe giảng bài và ghi chép


- HS phát biểu về kiến thức đã học.


c.Yêu cầu :
- Khi tiến hành tập luyện TDTT cần có kế hoach tự theo dõi, kiểm tra để xác định mức độ phù hợp của lượng vận động tập luyện và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và thể lực của học sinh.
- Tập luyện TDTT bao giờ cũng dẫn đến mệt mỏi, làm giảm sút tạm thời năng lực làm việc. Nhờ quá trình nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp cơ thể sẽ được hồi phục.
+ Hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập luyện và có thể kéo dài vài ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của lượng vận động trong
nguon VI OLET