Bài phát biểu

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 122 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC (19/5)

 

     Kính thưa Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô giáo kính mến!

                     Các em học sinh thân mến!

 

        Hôm nay, trong buổi chào cờ đầu tuần, chúng ta cùng “chào mừng kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.

 

      Trong khuôn khổ cho phép của BGH nhà trường , tôi xin trình bày  nội dung bài nói chuyện hôm nay gồm những ý chính sau đây:

      1/ Sơ lược tiểu sử của Bác!

      2/ Cuộc đời hoạt động của Bác !

      3/ Làm theo những tấm gương đạo đức của Bác

Kính thưa quý thầy cô giáo kính mến !  

Các em học sinh thân mến!

 

1/ Sơ lược tiểu sử của Bác:

Mỗi khi nói về Người, nghĩ về Người hay nhắc đến tên Người ai nấy đều tự hào hãnh diện đọc liền 2 câu thơ:  

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

                                      Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ…!

Đúng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng Người đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, ngoài ra Người còn sử dụng nhiều bí danh bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội. (thọ 79 tuổi).

Thân phụ của Bác là cụ Ông: Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu của Bác là cụ Bà: Hoàng Thị Loan.  Gia đình Bác có 3 anh chị em:

    + Chị gái của Bác:   Bà Nguyễn Thị Thanh

    +Anh trai của Bác:  Ô. Nguyễn Sinh Khiêm

    + Và Bác lúc nhỏ: Nguyễn Sinh Cung. (con út trong gia đình có tất cả 5 người).

      Bác sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, có nếp sống thanh bạch. Từ thuở thiếu niên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống chống xâm lăng hàng ngàn năm của dân tộc (nền văn hoá lâu đời của nước nhà). Người lại được hưởng nền giáo huấn yêu nước và thương dân của gia đình (nền văn hoá và truyền thống tốt đẹp của mảnh đất quê hương.)

       Bác vốn có tư chất thông minh, tư duy độc lập đứng trước cảnh đất nước lầm than nhân dân khốn khổ. Nên lúc thiếu thời Nguyễn Sinh Cung đã sớm ôm ấp hoài bão đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

1

 


2/ Cuộc đời hoạt động của Bác:

     Vào ngày 05 tháng 6 năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là người thanh niên (21 tuổi) mang tên Nguyễn Tất Thành đã vượt biển trên một chuyến tàu buôn Pháp ra đi tìm đường cứu nước, với lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng .

Từ năm 1912 – 1917: (5 năm) Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập. Từ đó Người đã đến với phong trào công nhân và tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác-Lê Nin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước.

    Năm 1919, (Bác 29 tuổi) lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

    Năm 1925, Người lập ra “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và từ đó lãnh đạo, rèn luyện Đảng ta thành một Đảng Mác xít Lêninit chân chính, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân và dân tộc ta với nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.     

    Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Người đã cùng Trung ương Đảng quyết định tổng khởi nghĩa, đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân và lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa(1946), nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Châu Á. Sau Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đưa hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ vượt qua mọi khó khăn, thử thách đến thắng lợi hoàn toàn bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975. Từ đây, đất nước thống nhất, đồng bào hai miền Nam, Bắc sum họp một nhà cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, hôm nay nhân dân ta xây dựng nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

       Tóm lại, qua những hoạt động trên thầy trò chúng ta thấy được:

1/ Bác Hồ (1890 - 1969) đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới.

2/ Là người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

3/ Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nay là nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946-1969).

4/ Bác còn là người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.     

5/ Người là một vị lãnh tụ thiên tài, một người cha, một người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam;

6/ Năm 1987 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tổ chức UNESCO của Liên Hợp quốc công nhậnAnh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới.

1

 


7/ Người là danh nhân văn hóa, nhà báo, nhà văn, nhà thơ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

    Nhờ vậy, ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

3/  Làm theo những tấm gương đạo đức của Bác:

1/ Về tư tưởng đạo đức và nhân cách HCM:

        Ngày nay thế hệ thầy trò chúng ta và thế hệ mai sau vẫn tiếp tục làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Vì sao vậy? Người, tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam. KHÔNG NHỮNG VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC MÀ N CẢ VỀ NHÂN CÁCH.

        Người là tấm gương lớn về đạo đức cách mạng THỂ HIỆN (8 CHỮ VÀNG) sau đây: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, tư, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Bác nói:

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

                                    Thiếu một mùa, thì không thành trời.

Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người.

        Ở đây Cần: có nghĩa là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. 

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". 

Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. 

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". 

      Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ

1

 


(đạo đức truyền thống) rất quen thuộc với mọi người.

Và hiểu một cách biện chứng  “chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. “Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại.”

          - Để làm theo và rèn luyện, Bác viết:     Gạo đem vào giã bao đau đớn,

                                                                 Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông,

                                                                 Sống ở trên đời người cũng vậy,

                                                                Gian nan rèn luyện mới thành công.

2/ Bác Hồ dạy Thanh Thiếu niên nhi đồng:

       Sinh thời Bác Hồ dành rất nhiều tình cảm yêu thương cho thanh, thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục. Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho học trò Việt Nam. Thư có đoạn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Ngày nay, thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam kể cả các em đang ngồi đây không thể nào quên 5 điều Bác dạy:

                                      1/“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào 

2/ Học tập tốt, lao động tốt 

3/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt 

4/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

5/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. 

 

             Kính thưa quý thầy cô giáo kính mến ! 

              Các em học sinh thân mến!

       Hôm nay, trong buổi chào cờ này: để tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước Thầy trò trường chúng ta nguyện sẽ hết lòng, hết sức nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thi đua Dạy tốt-Học tốt, để lập thành tích dâng lên người, tiếp tục đẩy mạnh  thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể là thực hành tốt những lời dạy của Bác về 8 chữ vàng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và 5 điều Bác Hồ dạy cho thanh thiếu niên... là chúng ta đã góp phần tham gia xây dựng mái trường THPT Yersin Dalat với vị trí xứng đáng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trước khi dứt lời, một lần nữa kính chúc Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh trong mùa sinh nhật Bác với những lời chúc tốt đẹp nhất, riêng các em học sinh khối lớp 10, 11 sẽ thành công trong học tập, đặc biệt các em học sinh  lớp 12 thi tốt nghiệp đổ 100% và thành đạt trong cuộc sống. (vỗ tay)

     Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã lắng nghe !   ./.   

                                             

Đà Lạt, ngày 19 tháng 03 năm 2012

1

 

nguon VI OLET