CHỦ ĐỀ: CHÂU NAM CỰC
( 2 tiết)


YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Châu Nam Cực.
- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.
- Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.



I. MỤC TIÊU.
Sau chủ đề này, học sinh cần đạt:
1. Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả trong học tập; Thích đọc sách báo, tìm tư liệu trên Internet để mở rộng hiểu biết về Châu Nam Cực.
- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Biết tự đặt mục tiêu, lập và thực hiện kế hoạch học tập.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận.
- Có hiểu biết cơ bản về vấn đề ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Biết giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong thực tiễn.
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Châu Nam Cực.
- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Hình ảnh băng tan, băng trôi- hoạt động khởi động
- Lược đồ TN Châu Nam Cực- hoạt động 1
- Phiếu học tập phân tích chế độ nhiệt của 2 trạm khí tượng; ảnh động vật, thực vật châu Nam Cực; lát cắt địa hình châu Nam Cực- hoạt động 2
2. Học sinh:
- Bảng nhóm, đồ dùng học tập
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Trực quan, dạy học hợp tác, giải quyết vấn đề
- See- think- wonder, lược đồ tư duy
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS (liên kết giữa hình ảnh và kiến thức mới có liên quan đến bài học).
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Trực quan
- Kỹ thuật: See- think- wonder
- Phương tiện, thiết bị: Hình ảnh, máy chiếu.
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV trình chiếu ảnh (phụ lục 1)
GV: Con thấy gì trong các bức ảnh trên? Con có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh này? Con băn khoăn điều gì?
+ Bước 2: HS hoạt động cá nhân.
+ Bước 3: HS trình bày suy nghĩ của mình.
+ Bước 4: kết nối vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Châu Nam Cực.
- Mục tiêu: Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Châu Nam Cực.
- Thời gian: 7 phút
- Phương pháp: Trực quan, hợp tác
- Kĩ thuật dạy học: Cặp đôi
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên chiếu lược đồ tự nhiên châu Nam Cực (phụ lục 2)
Giao nhiệm vụ cho HS dựa vào lược đồ H47.1 SKG, đối chiếu với bản đồ và XĐ vị trí Châu Nam Cực trên bản đồ.
+ Bước 2: HS hoạt động theo cặp đôi.
+ Bước 3: HS trình bày kết quả.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sản phẩm học tập:
+ Vị trí: Châu Nam Cực nằm gần hoàn toàn trong vòng cực nam đến cực nam của Trái Đất.
+ Phạm vi lãnh thổ: Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích là 14,1 triệu km2
* Hoạt động 2: Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Châu Nam Cực.
- Thời gian: 23 phút
- Phương pháp: Dạy học hợp tác, trực quan.
- Kỹ thuật dạy học: Hợp tác
-
nguon VI OLET