Tuần: 04

Ngày soạn:

Tiết: 08

                                  Ngày dạy:

 

BÀI TẬP

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:                         

1. Kiến thức:

- Ôn tập về định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp.

- Vận dụng các biểu thức để giải các bài tập và giải thích hiện tượng.

2. Kỹ năng: Suy luận và vận dụng các biểu thức trong đoạn mạch mắc song song:

I =I1 + I2  ; U= U1 = U2 ;   R = ;                            .

3. Thái độ: Trung thực, tự tin, hợp tác tốt.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi, bài tập và lời giải.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (6 phút)

* Kiểm tra bài cũ: 

- Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

- Chữa bài tập 5.4 SBT

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (37 phút)

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản (5 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song và điện trở tương đương

 

- GV yêu cầu HS:

+ Phát biểu các kết luận và viết các biểu trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp ?

+ HS: 1 em trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.

- GV chốt lại các câu trả lời đúng ghi điểm cho học sinh và ghi các biểu thức lên bảng.

* Rút kinh nghiệm:

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

I. kiến thức cơ bản cần ghi nhớ

* trong mạch mắc nối tiếp:

- CĐDĐ chạy qua mạch chính bằng tổng các cđdđ chạy qua các mạch rẽ: I = I1 + I2

- HĐT giữa hai đầu đ/m bằng hđt giữa hai đầu mỗi mạch rẽ: u = u1 =u2

- Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần   R =      

- Cđdđ chạy qua mỗi đtrở tỉ lệ nghịch với đtrở đó             

Hoạt động 2: Giải bài tập (SBT) (22 phút)

Mục tiêu: Vận dụng các biểu thức để giải các bài tập và giải thích hiện tượng.

 

GV cho HS đọc và tìm hiểu bài 5.2 sách bài tập.

GV hướng dẫn câu a): Do điện trở R1 và R2 song song nên UAB =U2=U1 =I1.R1

GV hướng dẫn câu b): CĐDĐ chạy qua mạch chính:

+ Cách 1: Tính IAB = UAB/R 

+ Cách 2:  Tính IAB = I1 +  I2 I2 = UAB/R2 

II. Bài tập cơ bản

bài 5.2 SBT

a) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB:

UAB =U2=U1 =I1.R1=0,6 . 5= 3(V)

b) CĐDĐ chạy qua mạch chính là:

Có hai cách:

+ Cách 1: R = 5.10/15 = 10/3 Ω;

Vậy IAB = UAB/R = (3/10).3 = 0,9(A)

+ Cách 2:  I2 = UAB/R2 = 3/10 = 0,3(A)


HS: 1 em lên bảng làm bài

GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm của bạn, chốt lại và chỉ ra các điểm sai sót của HS.

GV gợi ý cho HS bài 5.6.:

a) Tính R23 sau đó tính R

b) Tính I = I1 + I2 + I3 hoặc I = U/Rmà I1 = U/R1.

Sau đó gọi HS lên bảng giải

GV uốn nắn bài làm của HS

HS: Hoàn chỉnh bài làm vào vở.

Sau khi HS làm bài xong, GV thu bài của 1 số HS để kiểm tra.

* Rút kinh nghiệm:

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

Vậy IAB = I1 +  I2 = 0,6 + 0,3 = 0,9 (A)

Đáp số: 3V; 0,9 A

 

bài 5.6 SBT

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

R23 = (R2.R3) / (R2+R3) = (20.20) / (20+20)

      = 10(Ω)

R = (R1.R23) / (R1+R23) = (10.10)/(10+10)

      = 5(Ω)

b) Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và từng mạch rẽ là:

I1 = U/R1 = 12/10 = 1,2(A)

I2 = I3 = U/R2 = 12/20 = 0,6(A)

I = I1 + I2 + I3 = 1,2 + 0,6 + ,06 = 2,4(A)

Hoặc I = U/R = 12/5 = 2,4(A)

Đáp số: 5Ω; 1,2A; 0,6A; 2,4A

3. Hoạt động luyện tập cũng cố kiến thức (2 phút)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung và biểu thức điện trở tương đương của đoạn mạch song song.

4. Hoạt động vận dụng

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

Hoạt động 3: Giải bài tập nâng cao (SBT) (10 phút)

Mục tiêu: Vận dụng các biểu thức của ĐL ôm và điện trở trương đương của đoạn mạch song song để giải các bài tập

- HS: Tìm hiểu bài toán và tóm tắt được nội dung

- GV gợi ý cho HS (nếu cần) qua các câu hỏi:

? Điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bởi công thức nào?

? Tính cđdđ I1, I2 trong mạch bằng CT nào?

- HS: Hoạt động cá nhân làm bài tập, sau đó1 em lên bảng trình bày bài.

- GV: Tổ chức cho HS thống nhất kết quả đúng.

* Rút kinh nghiệm:

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

III. Bài tập nâng cao

Bài 5.5 SBT

a) Theo giả thiết của bài tập ta có:

U = 36V và I = 3A

Điện trở tương đương của mạch là:

R = U/I =36/3 = 12(Ω)

Hay (R1.R2) / (R1+R2) =12

        (30.R2) / (30+R2) = 12

Suy ra R2 = 20(Ω)

b) Số chỉ của ampe kế 1 là:

I1 = U/R1 = 36 / 30 = 1,2(A)

Số chỉ của ampe kế 2 là:

I2 = I - I1 = 3 – 1,2 = 1,8(A)

Đáp số: 20Ω; 1,2A; 1,8A

 

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

nguon VI OLET