BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG” 2013

Họ và tên: Thân Thị Thanh           sn: 1980

Giáo viên: Trường THCS Suối Ngô

 

Câu 1 : Luật giao thông đường bộ quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm?

 

Câu 3: Kể từ ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực. Luật này sẽ thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2001, theo đó một số điểm mà người tham gia giao thông cần chú ý như sau:

Không bia rượu khi lái ô tô

        Hành vi uống rượu bia ngay trước khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân gây tai nạn chết người. Đặc biệt là đối với người lái xe khách, xe tải… Vì vậy, Luật GTĐB sửa đổi đã quy định: Cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Còn đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn “không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái xe và chỉ trả phương tiện khi đã hết mùi rượu.

Trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm

       Theo quy định trước đây, trẻ em dưới 14 tuổi không bị bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong thời gian qua, rất nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là không hợp lý bởi tai nạn giao thông sẽ không trừ một ai.                                        

       Theo đó, sẽ phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng với người ngồi trên xe máy, xe gắn máy 2 bánh, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi).

       Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trường hợp đặc biệt sẽ được chở tối đa 2 người là: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người phạm tội hoặc chở trẻ em dưới 14 tuổi.

       Luật cũng quy định, đối với người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông chỉ được chở tối đa hai người, trong đó ít nhất có một trẻ em dưới 7 tuổi.

       Không điện thoại, không nhạc, không ma tuý

      Trước đây, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy chỉ bị cấm không được sử dụng ô, điện thoại di động thì nay, luật bổ sung thêm:

 

Cấm sử dụng thiết bị âm thanh. Như vậy, hành vi vừa điều khiển xe máy, vừa nghe nhạc cũng sẽ bị phạt.

        Luật cũng cấm các hành vi như: Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng chủng loại cho phép đối với từng loại xe cơ giới, sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng

Trong Luật sửa đổi, mức xử phạt vi phạm hành chính từ 80.000 - 100.000đồng và từ 40.000- 60.000 đồng đối với ôtô, môtô, xe gắn máy chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật.

      Những người điều khiển xe gắn máy, mà trong cơ thể có chất ma tuý sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng và ôtô mà trong cơ thể có chất ma tuý sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Câu 4:         Điều 13. Sử dụng làn đường.

        1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

        2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

        3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

        Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

       Bên cạnh việc đi đúng làn đường, khi đến các điểm giao cắt (ngã 3, ngã 4…) các phương tiện còn phải tuân theo các quy định về chuyển làn. Cụ thể, đi đúng phần đường dành cho các phương tiện chuyển làn (rẽ trái, rẽ phải, quay đầu). Nếu phương tiện rẽ phải nhưng lại đi vào phần đường dành cho xe đi thẳng hoặc rẽ trái là vi phạm luật giao thông. Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc các phương tiện lưu thông giao cắt nhau mà đây là một trong những nguyên nhân ách tắc giao thông cũng như gây tai nạn.

         Với những quy định trên, trường hợp bạn muốn rẽ phải nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả việc bạn có bật xi-nhan xin rẽ phải.

        Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi đi sai làn đường khi rẽ của bạn bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Câu 5: Luật GTĐB-2008: Về quy định chuyển hướng xe không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc...

    1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

     2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ và nhường đường cho xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

      3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

      4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

     * Ngoài ra, tại Điều 8 Nghị Định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ đã quy định xử phạt người điểu khiển xe ôtô và các loại xe tương tự ôtô vi phạm quy tắc giao thông; cụ thể như sau:

      - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với vi phạm chuyển hướng xe không nhường đường cho người đi bộ tại nơi có vạch kẻ đường cho người đi bộ qua đường hoặc cho người điều khiển xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho họ.

     - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

Câu 6. Luật Giao thông đường bộ năm 2008  về vượt xe như thế nào ? Người điều kiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về vượt xe thì xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

Ðiều 14 trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định về “Vượt xe”:

     1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

     2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

     3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

      4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

      5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

 

Hình thức xử phạt hành chính và xử phạt bổ sung.

       Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      Tránh xe, vượt xe không đúng quy định ; không nhường đường cho xe ngược chiều.

      Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:

Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.

 Câu 7: Các hành vi vi phạm nào bị cấm trong Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004

Điều 8. Các hành vi bị cấm.

      1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.

      2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.

      3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.

      4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.

      5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.

       6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.

      7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.

       8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

      9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.

      10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.

      11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.

     12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.

    13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa".

Câu 8 : Quyền và nghĩa vụ của hành khách

       1. Hành khách có các quyền sau đây:

       a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua

        b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;

       c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định.  Khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

       d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.

      2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

      a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;

      b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;

      c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;

      d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.

Điều 27. Vi phạm quy định đối với hành khách

       1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện hoặc sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.

       2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

       a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;

       b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Câu 9: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi có tai nạn trên đường thuỷ nội địa

     Theo Điều 7 - Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa các tổ chức, cá nhân tại khu vực xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm như sau:

     Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; báo cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.
     Cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi nhận được tin báo phải cử ngay người đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn, được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
     Cơ quan công an hoặc cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
     Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm giúp đỡ người bị nạn; trường hợp tai nạn gây chết người, sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền đồng ý cho chôn cất mà nạn nhân không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì tiến hành chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa

       1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

       2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

       3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp khôngđầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.

       4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trốn tránh nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn khi có điều kiện thực hiện;

b) Gây mất trật tự, cản trở việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý tai nạn;

c) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm, chiếm đoạt tài sản, phương tiện bị nạn.

      5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng 7.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.

      6. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉchuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

 

Câu 10: Năm an toàn giao thông 2013: Những vấn đề cần quan tâm

Năm 2013 được Chính phủ chọn tiếp tục là Năm An toàn giao thông. Đây là quyết định hợp lý nhằm tạo những chuyển biến mang tính căn cơ và toàn diện hơn, sau những thành công quan trọng của Năm An toàn giao thông 2012. Tuy nhiên, để Năm An toàn giao thông 2013 đạt kết quả tích cực hơn nữa, các ngành các cấp cần quan tâm một số vấn đề sau:

*Giải pháp

      Từ thực tế trên, Ban ATGT tỉnh đã đề ra 5 giải pháp chủ yếu để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng hiệu quả bảo công tác bảo đảm trật tự ATGT trên toàn địa bàn.

       Thứ nhất, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT.

      Thứ hai, phát động phong trào thi đua nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT.

      Thứ ba, nâng cao quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT (tăng cường cưỡng chế xử lý vi phạm pháp luật ATGT, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, đăng kiểm phương tiện...).

       Thứ tư, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT (đa dạng hoá sản phẩm truyền thống, tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, xã, thôn; phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương, hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương được thông báo có công dân thuộc quyền quản lý vi phạm phải tiến hành kiểm điểm và có báo cáo lại với cơ quan thông báo...).

       Thứ năm, tăng cường quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý những điểm mất ATGT; tập trung giải toả hành lang ATGT trên các tuyến đường tỉnh, với việc giao Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính vi phạm hành lang ATGT đường bộ.

 

 

nguon VI OLET