GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

                                          Chủ điểm:Ngành nghề

                                           Chủ đề: Xây dựng

                                          Đề tài :Em làm thợ xây

    Độ tuổi :   Lớp Mầm (3 – 4 tuổi)

                                          Thời gian :2025 phút

             Người thực hiện :Nguyễn Thị Thu Hà

 

 

 

I.                   Mục đích – yêu cầu:

  1. Kiến thức:

  _ Trẻ nhớ tên bài thơ”Em làm thợ xây”, nhớ tên tác giả Hoàng Dân

  _ Hiểu nội dung bài thơ : Bé tập làm chú thợ xây, cảm nhận được niềm vui khi xây nhà cho mọi người trong gia đình.

  _Hiểu từ “thoăn thoắt” là làm việc rất nhanh nhưng lại rất khéo léo

  _Cảm nhận nhịp điệu vui vẻ của bài thơ

 

  1. Kỹ năng:

  _ Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô

  _ Đọc thuộc thơ diễn cảm, không ngọng

  _ Biết nhấn mạnh , thễ hiện động tác minh họa, phát triển ngôn ngữ.

 

  1. Giáo dục :

  _Tôn trọng các nghề trong xã hội , yêu quý gia đình

  _ Trẻ hứng thú đọc thơ, ngoan, chăm học

  _Biết giữ gìn trường lớp, nhà ở sạch sẽ, biết kính trọng, lễ phép với các bác thợ xây

 

 

II.               Chuẩn bị:

_Tranh vẽ bài thơ”Em làm thợ xây”

_Giấy trắng cho trẻ vẽ, bút chì màu

_Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Ngôi nhà mới”

 

 

 

 

 


I.                   Cách tiến hành:

 

Thời gian

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1.Hoạt động 1:Ổn định, gây hứng thú

 

_Cô gọi trẻ lại và bắt bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

_Cô đàm thoại với trẻ về bài hát:

  +Các con vừa hát bài gì?

 

  +Bài hát có nhắc đến ai?

 

  +Cô đố , cô đố! Đố các con biết ai đã xây nhà cho chúng ta ở?

  +Cô tuyên dương

 

 

 

Trẻ đi vòng tròn và hát theo cô

 

Dạ bài “Cháu yêu cô chú công nhân”

Dạ bài hát nhắc đến chú công nhân , cô công nhân

Chú công nhân xây nhà

 

 

 

 

2.Hoạt động 2:Dạy bài thơ “Em làm thợ xây”

_Cô cũng biết 1 bạn làm thợ xây rât giỏi trong bài thơ “Em làm thợ xây” của chú Hoàng Dân.các con hãy lắng nghe cô đọc nhé!

  +Cô đọc thơ lần 1, không tranh

  +Cô đọc thơ lần 2, có tranh minh họa

_Bài thơ thể hiện niềm vui của một bạn nhỏ khi làm thợ xây, xây lên những ngôi nhà cho những người thân yêu trong gia đình

_Cơ đàm thoại:

  +Bài thơ cô đọc có tên là gì?

  +Tác giả bài thơ là ai?

  +Bạn nhỏ trong bài thơ thích làm nghề gì?

  +Bạn ấy xây nhà cho ai? 

 

  +Bạn nhỏ xây nhà như thế nào?

 

  +Cô giải thích từ “thoăn thoắt”: làm việc rất nhanh nhưng lại rất khéo léo”.

  +Làm chú thợ xây nhà có vui không?

  +Câu thơ nào thể hiện niềm vui đó?

 

_Các con ơi, nếu không có các chú công nhân xây dưng thì các con như thế nào?

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe và xem tranh

 

 

 

 

Dạ “Em làm thợ xây”

Dạ chú Hoàng Dân

Dạ làm thợ xây

Dạ cho bà, cho mẹ

Cho chị , cho cha

Tay cầm dao gạch

Tay nhanh thoăn thoắt

 

 

Dạ vui

Em làm chú thợ

Xây nhà vui ghê

Trẻ trả lời

 


 

_Để tỏ lòng biết ơn các chú công nhân xây dựng các con phải làm gì?

_Để xây nhà cho chúng ta ở, trường cho chúng ta học các chú thợ xây rất vất vả.Vì vậy các con phải nhớ giữ gìn trường học, nhà cửa sạch đẹp.Các con đã nhớ chưa nào?

_Gió thổi, gió thổi

“Thổi các bạn nam đứng bên trái cô, thổi các bạn nữ đứng bên trái cô”

  +Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ này thật hay nhé

  +Cô mời các bạn nam đọc cho cô nghe nào(cô sửa sai)

  +Cô mời các bạn nữ nào(cô sửa sai)

  +Cô tuyên dương

_Cả lớp cùng đọc bài thơ này một lần nữa thật to và hay nhé

_Bây giờ bạn nào giỏi lên đọc bài thơ cho cả lớp nghe nào

_Cô tuyên dương

Không vẽ bậy lên tường, giữ gìn nhà cửa sạch đẹp

 

 

Dạ nhớ ạ

 

Thổi ai, thổi ai

Trẻ làm theo lời cô

 

Trẻ đọc thơ

Nhóm nam đọc

Nhóm nữ đọc

 

 

Trẻ đọc thơ

 

Trẻ xung phong lên đọc

 

3.Hoạt động 3:Trò chơi “Bé làm thợ xây

_Hôm nay cô thấy các con học rât là giỏi, đọc bài thơ rất hay, vậy bây giờ các con có muốn trở thành những chú thợy nhà cho bà, cho bố cho mẹ mình không nào?

Vậy bây giờ cả lớp chúng ta sẽ là những chú thợ xây nhà thật đẹp nhé

_Cô giải thích:cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 tờ giấy, trong thời gian 1 bài nhạc, các con hãy vẽ về ngôi nhà của các con.bạn nào vẽ đúng và đẹp sẹ được khen thưởng.các con đã hiểu chưa nào?

_Cô mở nhạc, trẻ bắt đầu vẽ

_Cô nhận xét, kết thúc tiết học

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ vẽ

 

 

 

nguon VI OLET