TÊN: ĐỖ TRỌNG CÔNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG

1.Trình bày các khái niệm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới?Khái niệm diễn biến hòa bình,khái niệm bạo loạn lật đổ?

-Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xuất hiện nhiều kiểu, nhiều hình thái chiến tranh từ thấp đến cao như: Chiến tranh chiếm hữu nô lệ; Chiến tranh lãnh địa cát cứ phong kiến; Chiến tranh đế quốc; Chiến tranh “lạnh”; Chiến tranh quy ước; Chiến tranh giữa các vì sao … Song hầu hết các hình thái chiến tranh đó đều có bản chất là chiến tranh xâm lược, chiến tranh do một lực lượng quân sự của giai cấp cầm quyền ở một quốc gia này nhằm thôn  tính và chiếm đoạt đối với một quốc gia hay dân tộc khác.

            Ngược lại với tất cả các loại hình chiến tranh xâm lược là loại hình chiến tranh nhân dân. Khi đất nước bị xâm lăng, một dân tộc cùng nhất tề đứng lên để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giải phóng đất nước, thì dù đó là tự phát hay được tổ chức, ở mức độ nhất định đều là sự thể hiện tính chất cơ bản của một cuộc chiến tranh nhân dân, hay nói một cách giản lược chiến tranh nhân dân là cuộc chiến đấu của nhân dân.

            Tuy nhiên, phải từ sau khi có chủ nghĩa Mác – Lê Nin ra đời, tư tưởng và lý luận về chiến tranh nhân dân mới thực sự  trở thành một học thuyết hoàn chỉnh, và sau đó tiếp tục được kiểm chứng thành công trên thực tiễn chiến tranh cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong suốt bốn thập kỷ từ những năm ba mươi đến những năm bảy mươi; đặc biệt, học thuyết của Mác – Lê Nin về chiến tranh nhân dân đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo, tài tình trong điều kiện lịch sử  cụ thể của cách mạng Việt Nam, đã phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp, toàn diện của dân tộc Việt Nam, để chiến thắng chiến tranh xâm lược của hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và liên tục chiến thắng nhiều kiểu, nhiều loại hình chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch khác, bảo vệ thành công thành quả cách mạng tháng 8/1945, giữ vững toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời không ngừng đưa đất nước Việt Nam phát triển vững mạnh về mọi mặt theo con đường XHCN trong hơn 60 năm qua. Có thể nói, Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã góp phần bổ sung  hoàn chỉnh học thuyết Mác – Lê Nin về chiến tranh nhân dân trên một bình diện mới về cả lý luận và thực tiễn.

            Như vậy, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc (không thể có hình thái chiến tranh nhân dân để xâm lược), là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng do nhân dân tiến hành một cách toàn diện ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

            Đặc trưng của chiến tranh nhân dân: Lực lượng tiến hành chiến tranh là lực lượng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; kết hợp các hình thức, biện pháp đấu tranh, đánh địch toàn diện trên tất cả các mặt trận; kết hợp lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang; bằng chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; kết hợp tác chiến của lực lượng toàn dân đánh giặc trong khu vực phòng thủ địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực cơ động.

            Trong điều kiện ngày nay, chiến tranh nhân dân của chúng ta là sự kết hợp giữa kế thừa tinh hoa lịch sử quân sự thế giới với kế thừa và phát huy truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc như: “cả nước một lòng chung sức đánh giặc” ; “lấy ít địch nhiều”; “lấy nhỏ thắng lớn”; “lấy yếu trị mạnh”; kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố  truyền thống và hiện đại, cụ thể là đánh bằng mọi loại vũ khí theo truyền thống dân tộc, kết hợp không ngừng nghiên cứu sử dụng, phát triển sáng tạo các loại vũ khí, phương tiện hiện đại theo yêu cầu chiến tranh công nghệ cao.

Đặc điểm hiện nay: Có nhiều thuận lợi to lớn do thành quả từ công cuộc đổi mới những năm qua, tuy nhiên thời cơ và thách thức đan xen nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chúng ta phải đối phó với kẻ thù có tiềm lực mạnh về kinh tế và vũ khí công nghệ cao; chiến sự diễn ra sẽ rất ác liệt, trên không gian rộng, nhiều chiều và cùng lúc trên mọi nẻo đường trên bộ, trên biển, trên không, kết hợp với bạo loạn, lật đổ từ bên trong; thậm chí không loại trừ có vũ khí sinh học. Trong điều kiện hiện nay ta không còn sự hỗ trợ, viện trợ to lớn của các nước trong khối XHCN như trước đây (viện trợ không hoàn lại của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, bạn bè … trong những năm năm mươi, sáu mươi), do vậy chỉ dựa vào sức mình là chính, phát huy độc lập tự chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống kết hợp với sự ủng hộ của nhân dân và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Xuất phát từ những đặc điểm và yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới này, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã dự báo bên cạnh xu hứơng phát triển bình thường của cục diện quốc tế, thì đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, sử dụng chiêu bài “dân chủ” “nhân quyền”, “tôn giáo”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; chính vì vậy Tư tưởng mới về bảo vệ tổ quốc của chúng ta trong tình hình hiện nay thể hiện ở mọi số vấn đề cơ bản sau đây:

Trước hết, phải nắm vững đối tượng chiến lược của cách mạng và đối tượng tác chiến để khắc phục tư tưởng mơ hồ, mất cảnh giác, “để có phương án chủ động phòng ngừa, tránh bị động, đối đầu, cô lập. Kiên quyết không để xảy ra những diễn biến xấu. Trong bất cứ tình huống nào cũng không để lâm vào bị động, đảm bảo đủ sức đối phó thắng lợi”. Đối tượng chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam là chu nghĩa đế quốc và các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam; còn đối tượng trực tiếp của cách mạng nước ta là những thế lực có âm mưu hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đối tượng tác chiến của quân và dân ta là những lực lượng gây bạo loạn, lật đổ, gây xung đột vũ trang, hoặc gây chiến tranh xâm lược kể cả trực tiếp và gián tiếp.

Về phương châm chỉ đạo chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc XHCN Việt Nam là: Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; đánh địch trên các chiến trường, tập trung đánh bại địch trên hướng (khu vực) trọng điểm; thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh; vừa chiến đấu, vừa xây dựng, dựa vào sức mình là chính, ra sức tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi cho chiến tranh. Trong đó, những nội dung cần chú ý là: Chiến tranh toàn dân của ta sẽ khiến cho địch buộc phải đưa vào nước ta hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu quân mà vẫn thấy thiếu, có vũ khí hiện đại cũng khó phát huy hết tác dụng; đồng thời sẽ làm địch bị đẩy vào vào mâu thuẫn giữa cách đánh tập trung với phân tán, giữa phòng ngự và tấn công, giữa đánh nhanh và kéo dài; thực hiện toàn dân đánh giặc, phải động viên và tổ chức toàn dân đứng lên, sát cánh cùng lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

Nội dung tiến hành chiến tranh toàn diện: Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế văn hóa và tư tưởng; lấy đấu tranh quân sự  là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là quyết định. Trong đó, những điểm mới về đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và đấu tranh kinh tế cần được chú trọng nghiên cứu, nắm vững yêu cầu; cả hai hình thức đấu tranh này phải được triển khai, hoạt động tích cực từ thời bình, có như vậy mới đảm bảo nhu cầu phục vụ có hiệu quả khi có chiến tranh xảy ra. Muốn duy trì được sức mạnh đánh thắng kẻ thù xâm lược phải kiên cường trụ bám, củng cố, giữ vững hậu phương chiến lược và hậu phương trên từng hướng chiến trường, trên từng địa phương. Từng địa phương cũng như  cả nước phải phát huy cao nhất nội lực vừa chiến đấu, vừa xây dựng, vừa phải tích cực đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực lấy vũ khí của địch để đánh địch .Vừa đánh địch vừa bồi dưỡng lực lượng ta, thực hiện càng đánh càng mạnh .

Về phương thức tiến hành chiến tranh, tập trung ở những nội dung: Tiến hành chiến tranh nhân dân địa phưong và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dân địa phưong với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực.

Một số giải pháp chủ yếu để thưc hiện tốt chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới theo những nọi dung nêu trên: Trước hết, phải xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt; trong đó phải chú trọng tăng cường xây dựng “thế trận lòng dân” , chiến lược quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phòng chống có hiệu quả mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, kết hợp với xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy được vai trò và hiệu lực điều hành của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân. Thứ hai, phải có những giải pháp chuẩn bị tốt cho đất nước sẵn sàng chống xâm lược, trong đó then chốt là chuẩn bị cho nhân dân, chuẩn bị về kinh tế và chuẩn bị tốt cho lực lượng vũ trang. Thứ ba, cần có chuẩn bị giải pháp, biện pháp chu đáo để lãnh đạo kịp thời, chủ động chuyển đất nước từ bình sang thời chiến, nhằm ổn định tinh thần, tâm lý và đời sống nhân dân trong tình trạng có chiến tranh xảy ra.

            Đảng ta luôn xác định hai nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời của cách mạng nước ta là xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Mọi hoạt động xây dựng đều phải kết hợp với hoạt động bảo vệ; bảo vệ không chỉ đối với sự xâm nhập của kẻ thù bên ngoài, mà còn là sự  tự vệ, bảo đảm cho hoạt động bình thường trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngăn chặn các nguy cơ nảy sinh từ bên trong. Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ”. Nội dung cơ bản nhất của chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay là tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là trên các địa bàn chíến lược.
"Diễn biến hòa bình" là cuộc chiến tranh không dùng bất cứ vũ khí nào và nó đang diễn ra trong thời bình bằng các thủ đoạn tuyên truyền,dùng sức mạnh kinh tế, xuyên tạc... nhằm tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa bởi bàn tay của chủ nghĩa đế quốc và những tay sai của CN đế quốc.

Khi chạy đua vũ trang và tiêu diệt XHCN thì việc kết hợp giữa bên ngoài và bên trong là phải có (nội ứng ngoại hợp),tư bản tìm cách mua chuộc những người trong nước ,đánh vào tâm lý con người từ danh lợi ,tiền bạc ,của cải và quyền lực cai trị những người nào không vững thì sẽ bị lọt sổ ngay và họ gọi là ngụy.

  •      Diễn biến hoà bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, nhằm lật đổ chế độ chính trị- xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự.
    + Nội dung chính của Diễn biến hoà bình sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răn đe quân sự để nhằm phá từ bên trong tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới các "chiêu bài" tự do, dân chủ, nhân quyền. Kích động các mâu thuẩn Tôn giáo, Dân tộc, Sắc tộc.
    "Bạo loạn lật đổ " là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động, gây rối loạn trật tự an ninh xã hội, nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ (cách mạng) thiết lập chính quyền phản
    Bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực phản động trong chiến lược Diễn biến hoà bình để xoá bỏ CNXH ở Việt Nam.
    + Đặc trưng chủ yếu của Bạo loạn lật đổ: Hoạt động Bạo loạn lật đổ bằng bạo lực có tổ chức của Chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động.
    để chống phá các nước tiến bộ trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mục đích của Bạo loạn lật đổ nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc Trung ương.
    + Quan hệ Diễn biến hoà bình và Bạo loạn lật đổ: Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho Bạo loạn lật đổ. Bạo loạn lật đổ cũng là bản chất phản cách mạng trong âm mưu chống phá các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN. Có mối quan hệ hửu cơ tác động qua lại với nhau với nhau.
    + Gây rối: là hành động quá kích của một số người làm mất ổn định trật tự, an toàn xã hội ở một khu vực ( thường là địa bàn nhỏ, hẹp) trong một thời gian nhất định ( thường thời gian ngắn). Thường là đồi quyền lợi, khiếu kiện v.v..
    + Đặc điểm gây rối: Thường diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội kích động. Có khi lôi kéo được một bộ phận quần chúng quần chúng (quá khích, hiếu kỳ) tham gia . Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời sẽ kẻ địch bị lợi dụng, mua chuộc thành đợt tập duyệt hoặc mở màn cho Bạo loạn lật đổ.
    b, Quá trình hình thành phát triển chiến lược Diễn biến hoà bình
    Diễn biến hoà bình được hình thành và phát triển theo một trình tự, từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện, đến hoàn thiện. Quá trình đó luôn luôn gắn bó và hỗ trợ cho chiến lược quân sự của chủ nghĩa đế quốc.

2. Anh chị cho biết nhận thức của mình sau khi tiếp thu về kiến thức quốc phòng an ninh?     

    Sau khi được học hỏi tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng an ninh trong tình hình mới. đi sâu làm rõ những yêu cầu mới trong thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở địa phương, sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác củng cố quốc phòng, an ninh; nhận rõ âm mưu hoạt động “diễn biến hoà bình” của địch; một số nội dung cơ bản về đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng. Quá trình tuyên truyền giáo dục làm khơi dậy truyền thống quê hương, truyền thống “uống nước nhớ nguồn

Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của kẻ thù; yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang địa phương quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân gắn bó chặt chẽ với nhau... làm cơ sở cho việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Tổ quốc hiện nay là bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng đất, vùng trời, vùng biển gắn với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; khơi dậy truyền thống cách mạng quê hương, truyền thống dân tộc, cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ địch đối với lớp trẻ; giáo dục ý thức sẵn sàng làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục quốc phòng là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi địa phương, mỗi gia đình và mọi công dân.

Cũng như nhận thức  về trách nhiệm cá nhân trong việc cùng Đảng bộ  đơn vị công tác nhằm củng cố công tác này nhằm giữ vững an ninh chính trị, giữ vững ổn định trật tự để phát triển sản xuất.

1

 

nguon VI OLET