GV…………………………….
 BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG HỌC THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
HỌC KÌ I -NĂM HỌC: 2018-2019


Thời gian học: 15 tiết Tháng 9,10/2018
BÀI THU HOẠCH
MODUN 3: GIÁO DỤC HỌC SINH THCS CÁ BIỆT
PHẦN 1: LÍ THUYẾT:
I/.Tìm hiểu về học sinh cá biệt ở lứa tuổi THCS
1. Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn bè và môi trường sống
- Ảnh hưởng của nhóm bạn
- Ảnh hưởng của gia đình:
- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác
2. Những khó khăn về từng phương diện của học sinh
Những khó khăn về học tập, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, tâm lí cá nhân, khả năng tự nhận thức được bản thân, không định hướng được những giá trị đích thực, thiếu hoặc mất niềm tin vào khả năng và giá trị của bản thân, sự lôi kéo, áp lực của nhóm bạn tự phát, những thói quen tiêu cực...
3. Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt
HS nói chung và HS cá biệt nói riêng đều có thể có đầy đủ hoặc một số năng lực, vì vậy nguửi GV cần tìm hiểu và sác định đuợc để tạo điều kiện và hỗ trợ các em phát triển chứng.
- Năng lực giao tiếp ngôn ngữ
- Năng lực tư duy logic và toán học
- Năng lực tưởng tượng
- Năng lực âm nhạc
- Năng lực nội tâm
- Năng lực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội
- Năng lực thể thao vận động
- Năng lực tìm hiểu thiên nhiên
4. Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống
Niềm tin và quan niệm về giá trị trong cuộc sống của mỗi cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách ứng xử của người đó đối với những người xung quanh và những hoạt động khác, vì vậy GV cần tìm hiểu xem HS cá biệt đó có những niềm tin nào? Coi điều gì là quan trọng đối với bản thân và cuộc sổng?... Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập, cách thức HS suy xét
II.Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt.
1. Tổ chức cho học sinh biết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc sống theo quan niệm các em
Bước 1: Phát cho mỗi GV tờ giấy yêu cầu đặt mình vào vị trí là HS, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi
Bước 2. Tổ chức cho HS xung phong chia sẻ với mọi người trong lớp
Bước 3. Kết luận
- Thông qua tổ chức cho HS thực hành kĩ năng tự nhận thức bản thân, GV có thể nắm được những thông tin cơ bản về cá tính của tửng HS để giúp GV tiếp cận cá nhân phù hợp.
- Quá trình suy ngẫm để trả lời câu hỏi trên đã giúp HS nhận ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục...
- Kết quả tự nhận thức của HS nên lưu vào hồ sơ cá nhân để GV theo dõi, tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các em tiến bộ.
2. Sắm vai trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 người. Mỗi nhóm đọc những thông tin cơ bản và phân công hai người sắm vai: một là HS cá biệt và một là GV.
Bước 2: Thực hành trò chuyện với HS cá biệt
3. Các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh cá biệt
a) Quan sát trong quả trình cùng tham gia vào các hoạt động với HS
- Trước khi quan sát, GV cần xác định mục tiêu và các tiêu chí quan sát.
- Trong quá trình quan sát, cần phát hiện và ghi nhận khách quan những thái độ, hành vi của HS cá biệt đối với công việc, đối với những người xung quanh.
- Sau khi quan sát cần phân tích những hiện tượng thu thập được trong quá trình quan sát
b) Tìm hiểu về HS thông qua hàng xóm
Khi trò chuyện, phỏng vấn gia đình, bạn thân, cán bộ lớp, tổ, ngồi xung quanh trong lớp học... GV cần:
Đặt câu hỏi đơn giản, cụ thể, có thể dùng các câu hỏi trục tiếp, hoặc gián tiếp sao cho phù hợp, nhưng phải liên quan đến mục đích tìm hiểu. Hạn chế dùng những câu hỏi mà người được hỏi chỉ cần trả lời có hay không.
Sử dụng nguyên tắc lắng nghe tích cực không chỉ để thu thập đầy đủ thông tin chính xác, thể hiện thái độ tôn trọng người nói, mà còn để kịp thời phát hiện ra ý cần phải tiếp tục hỏi sâu hơn nhằm khai thác thông tin toàn diện hơn.
Kết hợp các hình thức giao tiếp:
nguon VI OLET