ĐỀ BÀI
Trình bày những kiến thức mà thầy (cô) đã tiếp thu được qua 10 chuyên đề. Rút ra kinh nghiệm cho bản thân và liên hệ thực tiễn ở trường THCS nơi thầy ( cô) đang công tác.
BÀI LÀM

PHẦN I:
NHỮNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP THCS HẠNG II
Qua thời gian học tập, bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được Quý thầy, cô của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung sau:
Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Chuyên đề 4. Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS.
Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS.
Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS.
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS.
Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS.
Qua 10 chuyên đề, bản thân tôi thấy đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 10 chuyên đề đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số bài học nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiện ngắn, việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Nội dung của 10 chuyên đề được trình bày cụ thể như sau:
I. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước:
1. Hành chính nhà nước:
a. Quản lý nhà nước và hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước: Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước.
Hành chính nhà nước được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành trong việc quản lý một hệ thống theo những quy định trước nhằm giúp hệ thống đó hoàn thành mục tiêu của mình.
b. Các nguyên tắc hành chính nhà nước: Nguyên tắc Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước, nguyên tắc pháp trị, nguyên tắc phục vụ, nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả.
c. Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước: Chức năng bên trong và chức năng bên ngoài.
+ Chức năng bên trong ( chức năng nội bộ)Là những chức năng liên quan tới việc tổ chức và điều hành hoạt độngcủa nội bộ bộ máy hành chính nhà nước hay bên trong một cơ quan hành chính nhà nước.
+ chức năng bên ngoài : chúc năng hành chính nhà nước bên ngoài là chức năng tác động của bộ máy hành chính lên các đối tượng bên ngoài bộ máy hành chính để duy trì trật tự trong xã hội hay đảm bảo các dịch vụ công phục vụ sự phát triển của xã hội.

2. Chính sách công:
a. Tổng quan về chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm; chính sách công là toàn bộ các hoạt động của chính quyền trực tiếp hay gián tiếp tác động đến cuộc sống của mọi người.
b) Hoạch định chính sách công như: Phân tích bối cảnh hoạch định chính sách công, hình thành ý tưởng về chính sách, hình thành ý tưởng vầ chính sách công, dự thảo các phương án giải quyết vấn đề chính sách công, hoàn thiện phương án lựa chọn công, thẩm định phương án chính sách công,quyết định chính sách công .
c) Tổ chức thực hiện chính sách công; đánh giá chính sách công:
Tổ chức thực thi chính sách công cần đạt những yêu cầu cơ bản như: Kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng ngành. Hoạt động phân tích đánh giá chính sách công cần được quan tâm , là một trong những công đoạn
nguon VI OLET