BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II

CHUYÊN ĐỀ 3:

QUN LÝ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Họ và tên: …………………………………………………..

 

Câu hỏi:

Trình bày điểm mạnh và khiếm khuyết của cơ chế thị trường dưới góc độ quản lí. Liên hệ vào thực tế quản lí giáo dục tại đơn vị nơi anh (chị) công tác.

Bài làm

  1. Các điểm mạnh của cơ chế thị trường dưới góc độ quản lí:

-         Bộ máy tổ chức gon nhẹ.

-         Trách nhiệm rõ ràng.

-         Chủ động và thích ứng nhanh.

-         Gắn bó với thực tiễn.

-         Dễ liên kết giữa các tổ, các bộ phận.

-         Dễ công khai.

-         Nhờ tiêu chí coi trọng khách hàng nên dễ lấy ý kiến của công chúng để điều chỉnh.

  1. Các khiếm khuyết cơ bản của cơ chế thị trường dưới góc độ quản lí:

-         Tồn tại sự độc quyền trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ.

-         Bất bình đẳng và bất đối xứng trong việc cung cấp và tiếp cận thông tin về chất lượng hàng hóa và dịch vụ.

-         Hai bên trao đổi tác động đến bên thứ ba (tác động ngoại biên).

-         Nếu phó mặc cơ chế thị trường thì nhiều dịch vụ công không ai lo.

Những khiêm khuyết cơ bản trên đã được nhân loại cố gắng khắc phục nhưng không thể triệt để và có thể coi đó là thất bại của cơ chế thị trường. Bởi vậy, trong hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ công, nhà nước phải can thiệp, điều tiết, không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường.


  1. Liên hệ thực tế quản lí giáo dục tại đơn vị.

Bộ máy tổ chức của nhà trường tinh gọn đúng theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Ngoài các quy định chung về quyền hạn và nhiệm vụ của công chức, viên chức, nhà giáo mà giáo viên phải thực hiện, Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra quy chế của nhà trường nhằm cụ thể hóa các nhiệm của từng bộ phận, tổ chuyên môn và mỗi cá nhân trong trường. Đầu năm học, nhà trường đã cho tất cả giáo viên trong trường đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong năm học. Kết hợp với các ý kiến của các bộ phận trong nhà trường, cuối học kỳ và cuối năm học, nhà trường sẽ dựa trên kết quả công việc để đánh giá về hoàn thành chức trách cũng như công việc được giao. Người giáo viên sẽ được hưởng các quyền lợi tương ứng với kết quả công việc của mình (trong điều kiện của nhà trường và theo quy định của nhà nước). Công khai các chỉ tiêu đã đăng ký, kết quả thực hiện được của giáo viên và đánh giá của nhà trường trong từng Học kỳ và cuối năm học.

Để khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường trong quản lí giáo dục, nhà trường đã có một số biện pháp như: Phân công từ 2 giáo viên trở lên cùng giảng dạy 1 môn học trong cùng khối lớp; thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ theo lịch định kỳ và đột xuất; kiểm tra lấy điểm thường xuyên theo đề chung trong toàn trường; tổ chức chấm chéo lớp giữa các giáo viên trong khối…

nguon VI OLET