BÀI THU HOẠCH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018

Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn Giáo viên cốt cán Điện thoại 0792999177
Trường: Trường Tiểu học Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai


Câu 1: Thầy cô hãy nêu mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội năm 2018?
Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và 2018?
Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát triển),theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
BÀI LÀM
Câu 1: Mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã hội năm 2018.
+ Mục tiêu:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
+ Quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và xã hội năm 2018:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chươngtrình:
- Dạy học tíchhợp: Coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của ViệtNam.
- Dạy học theo chủđề: Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội.
- Tích cực hoá hoạt động của họcsinh: Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.

Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và 2018?
Tiêu chí

Chương trình TNXH2006
Chương trình TNXH 2018

Mục tiêu
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Phát triển phẩm chất năng lực cho người học

Nội dung
- Chia 3 chủđề
- Nội dung cụ thể

- Chia 6 chủ đề
- Mang tính mở: Tinh giản nội dung về đơn vị hành chính, hoạt động văn hóa, GD, y tế,… ở tỉnh, thành phố.

Thời lượng
- Lớp 1, 2 thời lượng 35 tiết/năm
- Lớp 3: 70 tiết/năm
- Cả 3 lớp thời lượng học đều 70 tiết/ năm


Sách giáo khoa
1 chương trình 1 bộ SGK
- Chương trình có nhiều bộ SGK

Đánh giá
Căn cứ vào mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ để đánh giá.
- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.


Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát triển),theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Bài 32: Ôn tập chủ đề: Trái Đất và bầu trời.
I. Mục tiêu:
*Qua bài học, HS:
- Hệ thống được các kiến thức về chủ đề:
- Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
- Một số hiện tượng thời tiết và sủ dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
* Bài học góp phần hình thành cho HS năng lực phẩm chất:
- Phân biệt, đánh giá, xử lí được các tình huống liên quan đến chủ đề.
- Sắp xếp được các hình ảnh chính của chủ đề vào sơ
nguon VI OLET