Tiêu Trúc Ngân 

Đại học Thủ Dầu Một

 

BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN (Lớp 1)

Lớp: D13TH03

SVTH: Tiêu Trúc Ngân

Ngày dạy: 20/09/2016

 

  1. Mục tiêu
  1. Kiến thức

-         Bước đầu hình thành nhận thức về bài toán có lời văn cho học sinh

-         Bài toán có lời văn thường có:

+ Các số (gắn với các thông tin đã biết).

+ Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).

  1. Kĩ năng

-         Nhận biết được cái bài toán có lời văn.

-         Lập câu hỏi cho bài toán có lời văn dựa trên những thông tin đã biết.

  1. Thái độ

-         Thêm yêu thích môn toán.

-         Có hứng thú tìm tòi, học hỏi về môn Toán.

  1. Đồ dùng dạy – học

-         Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

-         Học sinh: sách giáo khoa, vở.

  1. Hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

a) Trả lời câu hỏi:

- Số liền sau của số 9 là số nào?

- Só liền trước của số 5 là số nào?

b) Tính:

15 – 1 +6 =

12 + 1 +5 =

- Giáo viên nhận xét. Tuyên dương.

  1. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

Ở những tiết học trước các em đã được học bài tập về số và những bài tập này chỉ có lệnh và số liên kết với nhau bởi

- Hát.

 

 

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

 

- 2 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào nháp.

 

 

 

 

 

 

1

 


Tiêu Trúc Ngân 

Đại học Thủ Dầu Một

 

phép tính. Đến với tiết học hôm nay thì cô sẽ giới thiệu cho các em một dạng bài tập mới đó là bài “Bài toán có lời văn”. Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

b) Giới thiệu bài toán có lời văn:

    Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và hỏi:

+ Bạn đội nón đang làm gì?

+ 3 bạn trai còn lại đang làm gì?

+ Lúc đầu có mấy bạn?

+ Lúc sau có thêm mấy bạn?

+ Từ những câu trả lời các em vừa nêu thì các em đã có thể viết số thích hợp vào chỗ chấm chưa?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm, các học sinh còn lại làm vào vở.

- Giáo viên nhận xét và chữa bài.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán vừa lập được.

- Giáo viên giới thiệu: Đề bài toán chúng ta vừa lập được gọi là bài toán có lời văn.

- Hỏi học sinh:

+ Bài toán cho ta biết gì?

+ Bài toán hỏi ta điều gì?

+ Theo các em thì với câu hỏi này ta phải làm gì?

- Giáo viên chốt: Bài toán có lời văn bao giờ cũng có cái số gắn với các thông tin mà đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại.

c) Luyện tập:

    Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Đang giờ tay chào.

+ Đang đi tới chỗ bạn đội nón.

+ 1 bạn đội nón.

+ 3 bạn đi tới.

 

 

 

- Học sinh lên bảng làm.

 

 

- Học sinh đọc đề toán.

 

 

 

 

- Học sinh trả lời.

+ Có 1 bạn và có thêm 3 bạn nữa.

+ Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?

+ Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn.

 

 

 

 

 

- Học sinh nhắc lại.

 

 

1

 


Tiêu Trúc Ngân 

Đại học Thủ Dầu Một

 

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thông tin mà đề cho biết sau đó làm vào vở.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

    Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.

- Hỏi học sinh: Bài toán này còn thiếu gì?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và gọi 1 số nhóm đọc bài làm.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và sửa chữa.

- Giáo viên nhắc học sinh lưu ý:

+ Luôn có từ “Hỏi” đứng đầu câu.

+ Trong bài toán này nên có từ “tất cả”.

+ Viết dấu “?” ở cuối câu hỏi.

    Bài 4: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ trống để có bài toán

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Gọi 1 số học sinh lên bảng làm.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

    Trò chơi “Cùng lập toán”

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có kèm tranh vẽ và yêu cầu mỗi nhóm lập bài toán.

- Nhóm nào làm xong thì mang lên dán trên bảng.

- Học sinh nhận xét bài của các nhóm.

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài.

 

 

- 1 học sinh lên bảng làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

 

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Thiếu câu hỏi.

 

- Học sinh làm theo nhóm đôi.

 

- Nhận xét bài làm của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh lên bảng làm.

 

 

 

- Học sinh thực hiện theo nhóm.

 

 

 

 

 

- Học sinh nhận xét bài.

1

 


Tiêu Trúc Ngân 

Đại học Thủ Dầu Một

 

- Giáo viên nhận xét và sửa chữa.

  1. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh ôn bài và chuẩn bị bài sau.

 

 

 

1

 

nguon VI OLET