SỞ GD &ĐT LÂM ĐỒNG.  Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG.  §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

BÀI THU HOẠCH

TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 2017.

 

Họ và tên giáo viên: NGUYỄN DUY TÂN.

Tổ chuyên môn:  GDTC – GDQP&AN.

Mô đun tự bồi dưỡng: THPT 10

Nội dung: RÀO CẢN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT.

I.NỘI DUNG BDTX:

- Hiểu được khái niệm cơ bản khó khăn về tâm lý, rào cản tâm lý, các biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rào cản tâm lý trong học tập của HS THPT. 

-Lĩnh hội và triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khắc phục được các khó khăn về tâm lý, rào cản tâm lý, các biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rào cản tâm lý trong học tập của HS THPT.

II.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

1.GV mô tả được các biện pháp khắc phục được các khó khăn về tâm lý, rào cản tâm lý, các biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rào cản tâm lý trong học tập của HS THPT.

2.GV vận dụng các biện pháp để thiết kế việc khắc phục được các khó khăn về tâm lý, rào cản tâm lý, các biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rào cản tâm lý trong học tập của HS THPT, phù hợp với thực tiễn dạy học của bản thân.

3.GV tích cực vận dụng các biện pháp GD phù hợp với thực tiễn dạy học của bản

thân.

4.Vận dụng các kiến thức về khó khăn tâm lý, rào cản tâm lý trong học tập để lí giải nguyên nhân và những ảnh hưởng của rào cản tâm lý đến kết quả học tập của học sinh.

5.Vận dụng các PP, kỹ năng để hỗ trợ HS.

III.THỜI GIAN BỒI DƯỠNG:

 Từ 01/03/2017 đến 30/03/2017. Thời lượng (số tiết) thực hiện: 15 tiết

IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG:  Tự bồi dưỡng.

-Tự học tập và nghiên cứu qua mạng Internet địa chỉ http://taphuan.moet.edu.vn  mục modunle THPT 10.  

-  Thông qua việc trao đổi, chia sẻ trong các hoạt động  sinh hoạt chuyên môn - Thông qua việc dự giờ, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp.

-  Thông qua các hình học tập khác (truyền thanh, truyền hình, sách+báo chí…) 

V.BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI TỰ BỒI DƯỠNG:    

*Về kiến thức:

CÁC KHÓ KHĂN TÂM LÝ VÀ KHÓ KHĂN

TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT

 - Khó khăn tâm lý là những trở ngại về tâm lý trong quá trình con người thực hiện và đạt được mục đích.

 - Khó khăn tâm lý trong học tập là các trở ngại tâm lý trong quá trình học tập, làm cho HS gặp khó khăn hoặc không đạt mục tiêu học tập.

I. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA  RÀO CẢN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT:

  1. Về  mặt nhận thức:

 - Nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập.

 - Đánh giá chưa đúng về bản thân;

 - Đánh giá chưa đúng về  những vấn đề cần học tập.

   2. Về mặt xúc cảm, tình cảm: Đây là thái độ con người thể hiện trong quá trình học tập. Nếu HS làm chủ xúc cảm, tình cảm sẽ học tốt;

Ngược lại, HS thường thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm, tình cảm....

  3. Về mặt hành vi: Là sự vận dụng toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não và sự tham gia của các giác quan để hiện ra các hành động tích cực hoặc tiêu cực...

 II. NHIỆM VỤ:

 1. Phân tích khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.

 -  Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.

 - Tìm các các ví dụ và các luận cứ làm rõ khái niệm và một số biểu hiện về khó khăn tâm lí nói chung và khó khăn tâm lí trong học tập của HS THPT.

 - Tìm các biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lý trong học tập của HS.

 2. Phân tích các biểu hiện do ảnh hưởng tâm lí của HS THPTở trường, ở ngành và đề ra các giải pháp khắc phục..

 3. Phân tích một hoặc một số ví dụ về khó khăn tâm lí trong học tập và rào cản tâm lí trong học tập của HS.

III. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN TÂM  LÝ ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA HS THPT.

 * Chủ quan:

  -Thiếu kinh nghiệm sống và học tập độc lập    

         - Chưa có PP học tập tốt.

 - Chưa tích cực chủ động; -Không  hứng thú học tập  

 - Không tự tin;

- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội...quan tâm của

  * Nguyên nhân khách quan:

 -  Môi trường học tập THPT khác THCS;

- Tính chất học tập, yêu cầu học tập cao hơn;

 -  Lượng tri thức quá lớn, nội dung chương trình nặng;

-  Chịu ảnh hưởng PP học tập THCS;

 -  PPCT một số môn, bài chưa phù hợp;

- Chưa có PP học tập ở THPT

 -  Khó khăn về điều kiện, thiết bị DH;

- Hng kiến thức cơ bản 

 - Chưa quen với PPGD mới;

-   Thiếu thời gian học tập;

 -  Thiếu tài liệu tham khảo;

-   Hoàn cảnh những kinh tế gia đình khó khăn;

 - Thiếu sự quan tâm của gia đình.

-  Áp lực kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô...

 IV. Cần định hướng tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời : Xã hội học tập là nơi mà ai cũng được học và học suốt đời, tuy nhiên HS hiện nay chỉ chú trọng giáo dục chính quy ở trường phổ thông và đại học, còn mối quan tâm với hình thức giáo dục phi chính quy chưa nhiều.

Việc học không chỉ dành riêng cho lứa tuổi phổ thông, đại học mà những người lớn tuổi vẫn đi học.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại áp lực đại học là con đường duy nhất, rớt đại học là đường đời hết lối ra; từ tư duy chuộng bằng cấp; để khắc phục tình trạng trên thì chúng ta cần quan tâm giáo dục cho HS một số nội dung cơ bản như sau:

Theo chỉ đạo của chính phủ và của Bộ GDĐT về, “Xây dựng xã hội học tập thì việc học có thể dưới nhiều hình thức- chính quy, không chính quy, nhưng phải lấy tự học làm cốt yếu.

*Chỉ có học tập mới làm thay đổi cuộc đời, rút ngắn khoảng cách phân hóa kiến thức trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó làm giảm áp lực về rào cản tâm lí trong học tập.

         MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤC NHẰM GIẢM ẢNH HƯỞNG RÀO CẢN

TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT CƠ BẢN NHƯ SAU:

  1. Rào cản giao tiếp

         Giao tiếp tốt không chỉ là chìa khóa giúp chúng ta thành công trong cuộc sống mà còn là trợ thủ đắc lực trong công việc, học tập .

         Tuy nhiên, nhiều người, trong đó có HS lại “đỏ mặt tía tai” mỗi lần nhắc đến từ giao tiếp.

2. Rào cản từ ngoại hình

         Nhiều học sinh ngại giao tiếp với mọi người. Ngoại hình luôn là một ưu thế vô hình giúp nhiều HS tự tin và ngược lại cũng khiến không ít HS tự ti cũng như ngại tiếp xúc với bạn bè.

         Để giải quyết vấn đề này:

         Hãy thay đổi phong cách ăn mặc và đầu tóc của mình sao cho hợp lý nhất.

         Một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền.

         Hãy chọn lựa trang phục với hai tiêu chí.

         Một là hợp với môi trường.

         Hai là hợp với tính cách. Mặc đẹp không chỉ giúp mọi người tự tin mà còn là bước đệm để bạn tiến gần hơn với thế giới bên ngoài.

3.Rào cản từ ngôn ngữ

         Không có khiếu trò chuyện, có quá ít từ ngữ để nói, để trao đổi hoặc nói quá nhiều cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc giao tiếp của HS kém hiệu quả. Những HS có vốn kiến thức bao giờ cũng “tự tin hơn”.

4. Rào cản từ Cảm xúc

         Cảm xúc thường là yếu tố chi phối hành động vì vậy hành động khi cảm xúc không ổn định là hành động “dại dột” nhất trong những điều “dại dột”. Ngoài ra, những HS bị bệnh lo âu, trầm cảm, nóng nảy thường có xu hướng hiểu sai ý của người khác.

Vì vây, cảm xúc cũng là một trong những yếu tố khiến giao tiếp trở nên khó khăn.

5. Rào cản từ thiếu kiến thức

         Những HS có vốn kiến thức sâu rộng bao giờ cũng “Tự tin” hơn những HS có vốn kiến thức hạn hẹp.

         Những HS có vốn kiến thức hạn hẹp sẽ chia thành hai loại:

- Một là ngại giao tiếp;

- Hai là giao tiếp nhiều nhưng thông tin sai lệch hoặc đón nhận thông tin “lệch lạc” từ người khác. Đó là lý do vì sao HS thiếu kiến thức khiến cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.

6. Rào cản từ thiếu kinh nghiệm

         Những HS hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể nhiều sẽ có xu hướng mở rộng trong giao tiếp. Ngược lại, với những HS có ít kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, đứng trước những trường hợp thực tế nảy sinh khiến HS không biết nên làm như thế nào và bắt đầu từ đâu.

*Về kỹ năng:

RÀO CẢN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT

 Căn cứ công việc được phân công  anh, chị hãy liên hệ thực tế và xác định các nguyên nhân tạo rào cản về tâm lý trong học tập của học sinh THPT, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục.

- Nguyên nhân tạo rào cản về tâm lý trong học tập của học sinh THPT;

+ HS thiếu kiến thức, tự ti, không cố gắng.

+ Dựa vào HS khá, giỏi, không chịu tư duy, suy nghĩ.

+ Mất cân bản từ lớp dưới

+ Chưa xác định mục đích học tập

+ Do tác động của các vấn đề tiêu cực của xã hội ngày nay

+ Thiếu sự quan tâm của gia đình

+ Phương pháp học tập chưa phù hợp

+ Kiến thức trong chương trình nặng so với khả năng học tập

+……………………

*Sau vận dụng, rút kinh nghiệm từ thực tiễn:

- Giải pháp khắc phục

+ GV giúp các em phát huy thế mạnh của bản thân: hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, …nhằm tạo sự tự tin cho HS.

+ Xây dựng câu hỏi, bài tập phù hợp với khả năng HS

+ Xác định mục đích học tập của các em

+ Trao đổi với gia đình HS

+ Lập kế hoạch học tập hàng ngày

+ GV tận tình dạy bảo

+ Khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến

+ Tạo cảm giác thân thiện với học sinh.

+ Khen gợi khi các em có biểu hiện học tập, sinh hoạt tốt, tiến bộ

+ Trong tiết học, nếu giáo viên nhận thấy HS có biểu hiện mệt, chán học, mất tập trung… thì không nên  trách phạt các em mà tìm cách để gây sự chú ý của các em vào giáo viên, như:

Kể mẩu chuyện nhỏ với đề tài mà các em quan tâm, nói chuyện tiếu, kể chuyện cười….Tùy vào đối tượng học sinh mà người dạy có cách khác nhau.

VI.TỰ ĐÁNH GIÁ: Bản thân tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn công tác được  65% so với yêu cầu kế hoạch đặt ra khi tự bồi dưỡng Modul 10.

VII.NGUỒN MINH CHỨNG:

1.Kế hoạch chuyên môn cá nhân, năm học 2016-2017.

2.Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân, năm học 2016-2017.

3.Kế hoạch thi đấu đá cầu (HKPĐ cấp trường 2016-2017).

 

Đánh giá của tổ chuyên môn:      Người viết bài thu hoạch

 

 

                            Nguyễn Duy Tân.

 Bài thu hoạch BDTX năm học 2016-2017.                                   GV: NGUYỄN DUY TÂN.                                        

         1

 

nguon VI OLET