CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

BẢN CAM KẾT

 

 

 Kính gửi: Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2019-2020. Trường MN Xuân Thắng xin thực hiện tốt một số nội dung cam kết sau:

1. Công tác chính trị tư tưởng

Kiên định với đường lối của Đảng, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt tốt điều lệ Đảng và nghị quyết các cấp.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho người học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp, nâng cao đạo đức nhà giáo; xây dựng môi truờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường học.

Tuyên truyền, vận động người thân cùng quần chúng nhân dân chấp hành và thực hiện tốt pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương đổi mới và chính sách của Đảng và nhà nước, không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11/CT-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về tăng cường thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

 2. Đạo đức, lối sống

Cam kết không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, cụ thể:

- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

1

 


- Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

- Quan liêu, xa rời quần chúng, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của giáo viên và người lao động.

- Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai...; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

- Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

- Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội và đạo đức nhà giáo.

 3. Không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường

Tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, không để xảy ra hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”. 

Không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh.

Thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục tại đơn vị.

Xây dựng và công bố, công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng đơn vị; thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó; ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tới người dạy, người học, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và cả xã hội để phát triển giáo dục.

Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học: có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không đề xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh.

1

 


 4. Xây dựng tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh

 Xây dựng một đội ngũ luôn thể hiện tinh thần, nhận thức đúng đắn, tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, luôn ra sức tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 Thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức độc lập, tự chủ tạo sự đoàn kết thống nhất từ nhận thức đến hành động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không mơ hồ, không dao động trước những khó khăn, cảnh giác trước đối tượng bên ngoài xuyên tạc gây rối đến nội bộ nhà trường.

Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng trong chi bộ nhà trường. Cán bộ quản lý thường xuyên đưa công tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng đối tượng quần chúng trong đơn vị, đồng thời uốn nắn kịp thời khi phát hiện có trường hợp có biểu hiện nhận thức lệch lạc, sai trái.

Mỗi giáo viên luôn ra sức thực hiện tốt những quy chuẩn đạo đức nhà giáo mà được xã hội tôn vinh là người “Kỷ sư tâm hồn”.

Lãnh đạo nhà trường luôn là người tiên phong gương mẫu trong mọi công tác, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền mà phải luôn luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ phía cấp dưới của mình để có biện pháp bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường. Ban chấp hành công đoàn là cầu nối giữa các thành viên với chính quyền nhà trường để xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong trường học. 

5. Về công tác đổi mới quản lí:

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trường phải xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các hoạt động đổi mới theo từng năm học; có những công trình, phần việc rõ ràng, sơ tổng kết rút kinh nghiệm theo từng mốc thời gian hợp lí.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình tổng thể giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. Tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh.

1

 


Chỉ đạo có hiệu quả các phong trào mũi nhọn cấp huyện, cấp thành phố; các hoạt động đoàn thể trong nhà trưởng hoạt đồng đều tay và có hiệu quả tốt.

Tăng cường khâu sử dụng có hiệu quả và bảo quản CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học.

Quan hệ tốt với chính quyền địa phương; tích cực tham mưu lãnh đạo các cấp nhằm phát triển nhà trường và phong trào giáo dục tại địa phương.

Trên đây là nội dung cam kết trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường với Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019-2020./.

 

 ĐẠI DIỆN TRƯỞNG    TRƯỞNG PHÒNG

1

 

nguon VI OLET