BẢN THAM LUẦN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN HỌC SINH - TRƯỜNG THCS CAM CỌN

 

Kính thưa các vị đại biểu khách quý

Thưa toàn thể  Hội nghị

Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho hội đồng sư phạm trường THCS Cam Cọn tham luận về công tác kiểm soát đảm bảo nâng cao chất lượng giáo viên, học sinh trong năm 2011-2012 và những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hơn nữa trong năm học 2012-2013.

Trước khi đi vào tham luận cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Kính thưa Hội nghị !

Sau đây tôi có một số ý kiến tham luận về công tác kiểm soát đảm bảo nâng cao chất lượng giáo viên, học sinh trong năm 2011-2012 và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng GV-HS trong năm học 2012-2013.

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị.

Năm học 2011-2012 Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, ‘Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo’’, cuộc vận động ‘hai không với 4 nội dung’’ và thực hiện phong trào thi đua ‘Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực’’, toàn trường bước vào năm học với chủ đề ‘Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục’’ đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ:

Về giáo viên:  Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ đạt chuẩn có lòng yêu nghề mến trẻ. luôn tâm huyết với nghề.

Nhà trường đã tiến hành tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cấp trường về ĐMPP, UDCNTT trong giảng dạy. Tham gia các buổi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm do PGD tổ chức. Bên cạnh đó trường còn tổ chức giao lưu chuyên môn giữa các nhà trường giáp ranh tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy học.

Trường đã làm tốt công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh ở các bài kiểm tra một tiết và các bài thi học kì ở tất cả các môn. Đặc biệt trường đã tiến hành kiểm tra đề trước một tuần và chọn lấy một đề dùng cho cả khối  sau khi thu bài chấm có đánh giá nhận xét rồi lưu lại CM.

Năm học vừa qua nhà trường đạt 16 GVG cấp trường, 11 GV Lao động tiên tiến, 2 GV đạt chiến sĩ thi đua 1 Gv Đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen.

Về học sinh: Nhà trường có tổng số 284 học sinh, và có nhiều học sinh có nhận thức nhanh, chịu khó và ngoan ngoãn, PH học sinh cũng đã quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình. Tỉ lệ chuyên cần được duy trì trong năm học.

Đặc biệt là tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên nhiều, Năm học 2011-2012 trường THCS Cam Cọn có: có 10 Học sinh giỏi , Học sinh tiên tiến: 81

- Học sinh đạt giải trong các kì thi: Học sinh giỏi cấp trường: 31. Học sinh giỏi cấp huyện khối 8,9: 16 giải (1 giải Khuyến khích thi giải Toán trên mạng, 1 giải khuyến khích giải Toán bằng máy tính cầm tay). Học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 1 giải (nhì Lịch sử).

Song bên cạnh đó chất lượng giữa GV và học sinh vẫn chưa cao. Trường còn gv chưa vững về chuyên môn số lượng đạt giải trong hội giảng cấp trường còn thấp tỉ lệ GV đạt chiến sĩ thi đua còn hạn chế. Chất lượng học sinh đại trà vẫn còn  là nỗi lo, chưa có được những kết quả cao, vẫn còn tình trạng học sinh đọc không thông viết chưa thạo, kết quả khảo sát lớp 5 vẫn còn học sinh yếu. Tình trạng học sinh thi vào lớp 10 có điểm 0 ngày càng nhiều, điểm dưới 5 chiếm tỷ lệ rất lớn, năm học 2012-2013 trường có 25 HS dự thi vào 10 trong đó trên điểm 5 môn văn có 5 em, môn toán .3em, môn sử có 2 em. Thực trạng đó đang làm ray rứt những người thầy, cô có tâm huyết với nghề, nhiều bậc phụ huynh phải xót xa về kết quả học tập của con em mình, dư luận xã hội có nhiều bức xúc và cũng có thể nói rằng đang làm đau đầu c cấp lãnh đạo chính quyền và c nhà quản lí. Vậy nguyên nhân là do đâu? Theo chúng tôi  có  các nguyên nhân sau:

1. Đội ngũ thầy cô giáo:

Chúng ta biết rằng vai trò quyết định của chất lượng giáo dục không ở đâu khác trước hết là ở đội ngũ thầy cô giáo, nói đến chất lượng đội ngũ là nói đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, tinh thần yêu nghề, ... Khuyết một trong những yếu tố đó đều là không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Nhìn chung trong đội ngũ hiện nay, bên cạnh số đông đáp ứng tốt các yêu cầu chuẩn mực vẫn còn một số ít các đ/c giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành, cơ quan phát động. chưa thoát ra được lối mòn về “thực hiện thiếu tính kỉ luật cao” đó hình thành qua quá trình lịch sử phát triển nhà trường không biết tự bao giờ. 

Chính lực cản này là một nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém của HS.

2. Về phương pháp dạy học:

Chúng ta đang thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có việc ĐMPP dạy học đó là chúng ta áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, là phát huy tính tích cực của học sinh, là thầy thiết kế trò thi cùng, là dạy học tích cực bằng phương pháp thảo luận nhóm, … tất cả những yêu cầu đó đòi hỏi điều kiện đáp ứng phải thật sự tốt như các phương tiện dạy học phải đảm bảo; phòng học bàn ghế phải đạt chuẩn; số lượng học sinh phải ở mức vừa phải… Giáo viên phải thực sự có năng lực vững vàng cả về kiến thức và phương pháp, phải biết kết hợp vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy và kĩ năng sư phạm trong mỗi tiết lên lớp, nhanh nhạy, ứng xử kịp thời trong giải quyết tình huống. Thế nhưng, điều kiện đáp ứng của chúng ta thì chưa đảm bảo, từ nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị cũng hạn hẹp, Trường học tới thời điểm này chưa có máy chiều nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế.

3. Công tác kiểm tra đánh giá học sinh:

Thực hiện “Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục” trong đó có đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Nếu làm đúng, làm thật thì chất lượng sẽ được đảm bảo. nhưng theo tôi với cách kiểm tra đánh giá hiện nay của chúng ta là chưa thực sự khách quan, mà tạo nên sự ngộ nhận về kết quả đánh giá. Bởi khi làm bài kiểm tra học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận được sự hỗ trợ của bạn về kết quả bài làm mà không cần phải học. Giáo viên thì chưa kiểm soát chặt chẽ được tính độc lập làm bài của học sinh. Điều đó gây nên sự lười học trong một bộ phận học sinh.

4. Công tác quản lí:

Trong chừng mực nào đó cũng có thể nói rằng trong quản lí đội ngũ thì tổ CM, các ban ngành đoàn thể của chúng ta chưa phát huy hết được năng lực làm việc của đội ngũ.

Xét ở góc độ tạo động lực, kích thích tinh thần làm việc của đội ngũ mà nói thì biện pháp mà tổ CM, cũng như nhà trường đang sử dụng hiện nay chủ yếu là động viên tinh thần,  chưa có được một giải pháp khuyến khích về vật chất thực sự hữu hiệu để biện pháp đó trở thành động lực căn bản lâu dài cho những nổ lực, hy sinh cống hiến của đội ngũ. Ngược lại, tình trạng ì ạch, chây lười, thoái thác trách nhiệm, … đó gây nên sự trì trệ trong công tác trong giảng dạy, trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua. Chúng ta vẫn chưa có tiền lệ giải quyết nghiêm khắc, triệt để.

5. Tác dụng không mong muốn của công tác đánh giá thi đua:

Chúng ta vẫn biết rằng căn cứ để đánh giá thi đua trong giáo dục đương nhiên phải dựa vào tiêu chí về chất lượng dạy học nhưng chúng ta chưa có một phương pháp đánh giá khách quan, Ví dụ như các cấp quản lí GD khi  đánh giá thi đua giáo viên thì lấy kết quả đánh giá học sinh của giáo viên đó để đánh giá thi đua giáo viên; đánh giá thi đua nhà trường thì lấy kết quả đánh giá học sinh của trường đó để đánh giá thi đua nhà trường thì tất yếu sẽ dẫn đến một hệ lụy là giáo viên,  chạy theo thành tích, bởi không ai muốn rằng mình đã nổ lực mà không được ghi nhận. Chính điều đó đó tạo nên thành tích ảo, là nguyên nhân của sự yếu kém. Thêm vào đó, tiêu chí để công nhận các chuẩn cũng như hoàn thành các chương trình mục tiêu đặt ra cao, ví dụ như Tiêu chí phổ cập giáo dục … buộc các trường phải có giải pháp hoàn thành chỉ tiêu mà biện pháp tích cực không thực hiện được thì phải sử dụng đến thủ thuật. Đó lại là thành tích ảo, là nguyên nhân của sự yếu kém của học sinh.

6. Hệ quả từ cấp tiểu học:

Tôi nhận thức rằng bậc học tiểu học là “móng”. Thế nhưng hằng năm cấp THCS chúng ta đã thu nhận được từ tiểu học một số học sinh yếu kém, thậm chí không biết đọc, biết viết, vậy thì làm sao có thể xây “tường” cho vững được. Đến lượt mình bậc THCS lại cũng lo nếu để học sinh ở lại lớp các em sẽ nghỉ học và như thế nhà trường sẽ không hoàn thành nhiệm vụ phổ cập bậc THCS rồi thành tích của GVCN, giáo viên bộ môn. Nên lại tiếp tục tạo cơ hội cho các em lên lớp, Cứ như thế thì làm sao không dẫn đến tình trạng kết quả điểm 0 ở kì tuyển sinh 10. Đành rằng, nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém nhưng đâu dễ gỡ dạy học sinh từ chỗ chưa biết đọc biết viết đạt trình độ THCS ở ngay cấp học này

7. Gia đình.

Mọi sự thiếu quan tâm của gia đình là nguyên nhân cuả HS yếu kém.

Từ các ưu tồn tại và nguyên nhân trên tôi xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao công tác kiếm soát chất lượng GV& HS như sau:

* Về phía nhà trường:

 Trước hết là đổi mới công tác quản lý: Công tác quản lý ở đây không phải chỉ hiểu đơn thuần là công tác quản lý của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mà là công tác quản lý ở tất cả mọi lĩnh vực của toàn thể cán bộ, giáo viên. Vì vậy, với giáo viên phải đổi mới từ việc quản lý chương trình dạy học, quản lý học sinh lớp mình phụ trách, bộ môn mình giảng dạy. Đổi mới quản lý từ nhóm bộ môn, tổ chuyên môn về chuyên môn của nhóm mình, tổ mình phụ trách đến quản lý đội ngũ giáo viên của tổ. Rồi đến đổi mới công tác quản lý của ban giám hiệu về chuyên môn, về đội ngũ, về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất,…đều nhằm cái đích cuối cùng là hiệu quả công việc và chất lượng giáo dục.

 Thứ hai là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục: Năm học 2012 – 2013 được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, trường đã được đầu tư xây dựng thêm 1 phòng học. Sắp tới trường được đầu tư phòng máy tính vì vậy việc UDCNTT sẽ nhanh chóng được úng dụng vào giảng dạy sẽ tạo được nhiều niềm phấn khởi cho giáo viên và hS Bên cạnh đó Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, nhân viên phụ trách thiết bị thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng.

 Phát hiện, thành lập đội tuyển học sinh giỏi các môn lớp 8, 9 và tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, vào chiều thứ 2, 5 hàng tuần. Phân công giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn tốt bồi dưỡng đội tuyển. Giáo viên dạy đội tuyển đăng kí số giải, thứ tự giải môn mình phụ trách đạt được nhằm đạt chỉ tiêu thứ hạng đồng đội học sinh giỏi xếp từ thứ 5 đến thứ  6 trên 20 trường trong huyện. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh về định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau khi xét công nhận tốt nghiệp THCS. Các em học trung bình yếu không tham gia dự thi vào THPT mà  có thể đi học nghề, học ở TTGDTX .

 Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn nhiều giờ(Văn, Toán, Anh) lập danh sách học sinh yếu kém theo từng khối lớp, mỗi khối một lớp. Trường phân công giáo viên dạy Văn – Toán, Anh phụ đạo mỗi tuần một buổi. Giáo viên dạy phụ đạo có giáo án, có kiểm tra đánh giá để theo dõi sự tiến bộ của học sinh nhằm nâng cao chất lượng đại trà và tạo cơ hội cho các em hoàn thành chương trình THCS, hạn chế học sinh bỏ học vì lí do học yếu.

  Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc triển khai học chuyên đề các môn học còn tạo điều kiện cho học sinh được phát triển toàn diện các tố chất Đức, Trí, Thể, Mĩ. Các em được giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường.

 Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá quá trình dạy học theo tinh thần phản ánh đúng chất lượng giáo dục: tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn duyệt các đề kiểm tra định kì từ 45 phút trở lên bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng theo Quyết định 16 ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Giáo viên dạy cùng khối đều phải ra đề kiểm tra độc lập theo trình tự : thiết lập ma trận hai chiều, ra đề kiểm tra, đáp án- biểu điểm. Mỗi giáo viên phải thực sự có trách nhiệm trong việc ra đề, coi kiểm tra nghiêm túc, chấm bài kiểm tra viết, kiểm tra thực hành đúng biểu điểm, đảm bảo khách quan, công bằng tạo không khí thi đua trong học tập, tránh sự ganh đua trong học sinh. Giáo dục học sinh tính trung thực trong học tập, thi cử. Đặc biệt là hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà, cách làm bài, trình bày bài.

 Cuối cùng là công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn 2tuần/1lần. Nhóm bộ môn, tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất nội dung, phương pháp dạy học, định hướng ra đề kiểm tra, triển khai chuyên đề, hướng dẫn nhau từng bước ứng dụng công nghệ thông tin. Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

 Tổ chức hai đợt hội giảng trong năm học để giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp về nội dung, phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục những tồn tại trong dạy học. Từng bước tiếp cận và làm chủ thiết bị dạy học hiện đại. Tổ chức tập huấn chuyên đề sử dụng sơ đồ tư duy và ứng dụng vào tiết dạy cho toàn thể giáo viên. Điều phấn khởi là trong năm học này đại đa số cán bộ, giáo viên của trường đều sử dụng giáo án in, nhiều đồng chí giáo viên đã sử dụng thành thạo giáo án điện tử. Điều đó chứng tỏ sự tiến bộ và bắt nhịp nhanh với sự bùng nổ công nghệ thông tin của tập thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị trường.

 *Đối với giáo viên:

 -  Vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy học tích cực là cần thiết nhưng phải đảm bảo tính thực tế trong điều kiện cho phép. Không nên cứng nhắc áp đặt, phải thực hiện trong khi chưa hội đủ điều kiện.

-  Tăng cường công tác kiểm tra có biện pháp động viên, nhắc nhở học sinh việc học bài cũ ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.  Hướng dẫn cho các em  phương pháp học tập ở nhà. Tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực.

- Gia đình là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường về sự phát triển toàn diện của học sinh. Nên GVCN, giáo viên bộ môn phải tuyên truyền vận động cho các gia đình hiểu. Gia đình phải hết sức chăm lo, kiểm soát hành vi, tinh thần thái độ học tập ở nhà, tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập tốt. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của con em. Mọi sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ biến mọi nổ lực của nhà trường bằng không.

- Mỗi thầy cô giáo tự điều tra khảo sát và nhận trách nhiệm giúp đỡ, tuyên truyền về nhận thức cho một hộ gia đình có học sinh yếu, đặc biệt là phải có trách nhiệm giúp đỡ HS yếu đó và phải ký cam kết trách nhiệm để thực hiện bằng được.

 * Đối với học sinh:

 Phải nhân thức đúng về tầm quan trọng của học tập, trau dồi tri thức. Yêu môn học, say mê trong học tập, ham học hỏi. Có đủ sách vở, đồ dùng học tập, mua thêm sách bồi dưỡng, nâng cao để nghiên cứu.

 * Đối với phụ huynh học sinh:

 - Quan tâm, tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt( Nhất là về thời gian). Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học. Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.

Tất cả những gì mà tôi đại diện cho HĐSP trường THCS Cam Cọn đã trình bày có thể có những điều chưa hợp lí. Rất mong hội nghị thông cảm!

Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến chỉ đạo từ hội nghị hôm nay để thực hiện tốt việc kiểm soát đảm bảo nhằm nâng cao chất lượng GV và học sinh.         Một lần nữa cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

 

                               Xin chân trọng cảm ơn!

 

 

nguon VI OLET