I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

CHỦ ĐỀ: Sự phân hóa lãnh thổ VN - Lớp  9

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Vùng Đông Nam Bộ

- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế của vùng.

- Nhận biết được vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Nêu các tác động của đặc điểm dân cư, xã hội tới sự phát triển kinh tế của vùng.

- Nêu được vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Đông Nam Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.

- Phân tích bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng.

 - Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.

- Liên hệ thực tế

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế của vùng.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Nêu các tác động của đặc điểm dân cư, xã hội tới sự phát triển kinh tế của vùng.

- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê  để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

 -   Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.

- Liên hệ thực tế.

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tư duy; giải quyết vấn đề; tự học; hợp tác; sử dụng CNTT; sử dụng ngôn ngữ; tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng bảng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh; Tổng hợp tư duy theo lãnh thổ.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

* VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ dưới đây, em hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.

 

 

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ dưới đây, em hãy cho biết cảnh hưởng của vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 2: Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ dưới đây, em hãy cho biết đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1: Dựa vào lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ dưới đây, em hãy cho biết địa bàn phân bố chủ yếu của cây cao su.

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1: Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ.             

* VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

1. Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 1999 dưới đây và kiến thức đã học, em hãy trình bày những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

407

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

10,2

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

342,1

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

88,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

71,1

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

17,1

23,6

2. Câu hỏi thông hiểu:

3. Câu hỏi vận dụng thấp:

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Qua đó rút ra nhận xét.

                  Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)

 

1995

2000

2002

Đồng bằng sông Cửu Long

819,2

1169,1

1354,5

Cả nước

1584,4

2250,5

2647,4

4. Câu hỏi vận dụng cao:

GỢI Ý TRẢ LỜI:

* VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:

1. Nhận biết:

Câu 1: Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, biển Đông, Đồng bằng sông Cửu Long và Cam-pu-chia.

2. Thông hiểu:

Câu 1: Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.

Câu 2:

-  Thuận lợi: Đông Nam Bộ có

+ Địa hình thoải, đất badan, đất xám (0,5điểm).

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt (0,5 điểm).

+ Biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa (0,5 điểm).

-  Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ gây ô nhiễm  môi trường...

3. Vận dụng thấp

Câu 1:  Địa bàn phân bố chủ yếu của cây cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

4. Vận dụng cao:

Câu 1:   Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ vì vùng này có:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm phù hợp với trồng cao su.

+ Các điều kiện kinh tế  - xã hội: Người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su, nhiều cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn.

* VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

1. Nhận biết:

Câu 1:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao (407 người/km2 ), tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,4%  (năm 1999).

- Ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, Chăm, Hoa...

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhưng mặt bằng dân trí chưa cao.

- Tỉ lệ hộ nghèo thấp và thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước.

2. Thông hiểu:

Câu 1:

Câu 2:

3. Vận dụng thấp

Câu 1: 

* Vẽ biểu đồ:

*  Nhận xét:

+ Từ năm 1995 – 2002 sản lượng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng.

+ Sản lượng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

4. Vận dụng cao:

Câu 1:  

III. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC:

nguon VI OLET