PHÒNG GDĐT CHỢ MỚI        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH C TẤN MỸ           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

           __________                       _______________________

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 2015 – 2016

 

I. Sơ lược lý lịch:

Họ và tên: Lê Thị Thúy Linh

Ngày sinh: 29/09/1991

Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiểu học

Năm vào ngành: 2012

Chức vụ: Giáo viên

Tổ chuyên môn: Tổ khối 2 + 3

Nhiệm vụ được phân công năm học 2015 – 2016: giáo viên dạy lớp 3B

II. Nội dung báo cáo:

 

Nội dung bồi dưỡng 1

 

Chuyên đề 1:  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015 – 2016 CẤP TIỂU HỌC CỦA SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG

Phần 1: Nghiên cứu nội dung của văn bản

A. Nhiệm vụ chung:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua " Dạy tốt, học tốt".

- Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng.; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp  đạc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện tốt Thông tư 30/ 2014/ TT- BGDĐT, triển khai việc dạy học phân hóa học sinh ở tất cả các lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống ; tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; triển khai phương pháp " bàn tay nặn bột " ở tất cả các trường tiểu học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và học sinh chưa hoàn thành; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; triển khai dạy học ngoại ngữ; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi / ngày.

B. Nhiệm vụ cụ thể:

I. Thực hiện cuộc vận động và phong trào thi đua " Dạy tốt, học tốt ".

- Thực hiện nội dung giáo dục " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh " trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.

- Thực hiện tốt các quy định về nhà giáo.

- Không tổ chức dạy học trước. Không thi tuyển sinh vào lớp 1.

- Triển khai các biện pháp giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành, học sinh bỏ học, không để học sinh ngồi sai lớp.

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

- Đẩy mạnh giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp.

- Đưa các nội dung giáo dục truyền thống vào nhà trường.

- Tổ chức lễ khai giảng năm mới gọn, nhẹ, vui.

- Lồng ghép lễ ra trường và lễ tổng kết.

II. Thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian năm học:

-         Giáo viên thực hiện các loại hồ sơ sổ sách:

+ Giáo án

+ Sổ chuyên môn

+ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục

+ Sổ chủ nhiệm và kế hoạch dạy học

-       Kế hoạch thời gian năm học 2015 – 2016:

+ Tập trung học sinh : 19/08/2015

+ Tựu trường và thực học: 24/08/2015

+ Khai giảng năm học: 5/9/2015

+ Nghỉ giữa học kì I: 26/10/2015 – 01/11/2015

+ Kết thúc học kì I: 8/01/2016

+ Bắt dầu học kì II: 11/01/2016

+ Kết thúc học kì II: 20/05/2016

+ Tổng kết năm học: tuần lễ cuối tháng 5/2016

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

-  Là 01 giáo viên tôi thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, thực hiện việc họp tổ chuyên môn 2 tuần/ 1 lần.

- Trong quá trình giảng dạy thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục như kĩ năng sống

- Thực hiện giảng dạy được 02 tiết công nghệ thông tin môn TNXH

- Thực hiện nhận xét học sinh theo thông tư 30: không cho điểm số nhận xét bằng lời, nhận xét cả 03 mặt kiến thức, năng lực, phẩm chất.

- Thực hiện việc soạn giảng theo đúng tiến trình năm học, trong giáo án, quá trình giảng dạy có thực hiện phân hóa học sinh chưa hoàn thành và học sinh hoàn thành.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

        *********************************

 

Chuyên đề 2: THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014 CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC.

Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình tài liệu BDTX.

Thông tư 30 gồm 4 chương 20 điều

Chương I: Quy định chung

Chương II: Nội dung và cách thức đánh giá

Chương III: Sử dụng kết quả đánh giá

Chương IV: Tổ chức thực hiện

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

-       Đây là năm thứ 2 áp dụng thông tư 30 vào giảng dạy. So với năm học trước bản thân đã thực hiện tốt hơn, đặc biệt là đối với việc thực hiện đánh giá thường xuyên. Trong năm học 2015 – 2016, bản thân tôi thực hiện như sau:

+ Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra. Nhận xét bằng lời nói trực tiếp, hoặc viết vào vở ví dụ: đối với môn chính tả và toán thì nhận xét trực tiếp vào vở, TNXH thì nhận xét trong khi HS phát biểu xong.

+ Quan tâm  tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể như động viên, khích lệ, tuyên dương các em.

+ Hàng ngày ở lại 15 phút để ôn tập cho các em CHT, sắp các em HSHT ngồi chung với các em HSCHT

+ Hàng tháng ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng.

+ Khi nhận xét giáo viên đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời. Chú ý đến tâm lí của học sinh để dễ dàng tiếp cận và tạo cho các em cảm giác thoải mái khi đến lớp.

+ Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

  *********************************

 

 

Nội dung bồi dưỡng 2

 

Chuyên đề 1:  VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC.

Phần 1.  Nghiên cứu tiến trình dạy học của phương pháp Bàn tay nặn bột

Các bước của tiến trình dạy học:

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực hành.

Bước 4: Tiến trình thực hành tìm tòi – nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Hoạt động 1: Kĩ thuật tổ chức lớp học

Hoạt động 2: Kĩ thuật tổ chức nhóm, tổ chức hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động 3: Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên và chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh.

Hoạt động 4: Kĩ thuật giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu

Hoạt động 5: Kĩ thuật phát triển năng lực biểu đạt cho học sinh

Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thực hành

Hoạt động 7: Kĩ thuật đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột

 

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

  1.   Nguyên tắc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phương pháp bàn tay nặn bột

Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương và của từng loại bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; bồi dưỡng hứng thú học tập; phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện phương pháp tự học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp khoa học và phương pháp dạy học bộ môn.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi của các hoạt động quan sát, thực hành trong nhiều hoàn cảnh dạy học khác nhau.

  1.   Quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thực hành theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học

a)     Quy trình dạy học kiểu 1

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

Bước 2: Hướng dẫn quan sát mẫu

Bước 3: Tự quan sát dựa theo mẫu

Bước 4: Đánh g, chính xác hóa, mở rộng kiến thức.

Bước 5: Hướng dẫn, giao bài tập quan sát ở nhà.

b)    Quy trình dạy học kiểu 2:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

Bước 2: Nêu giả thuyết, thiết kế thực hành

Bước 3: Làm thực hành kiểm tra

Bước 4: Rút ra kết luận

Bước 5: Đánh giá, hướng dẫn, giao bài tập quan sát ở nhà

c)     Quy trình dạy học kiểu 3:

Thứ nhất: chuyên gia nhiệm vụ, bất ổn hóa kiến thức, phát biểu vấn đề.

Thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi, giải quyết vấn đề.

Thứ ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới.

 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Giáo án bài Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, TNXH lớp 3

 

 

GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

 

Môn :Tự nhiên & Xã hội

Tiết 8        Bài : VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN

   A/ Mục tiêu:

            Sau bài học, hs biết:

- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ

thể được nghỉ ngơi thư giãn.

- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.

- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

  B/ Chuẩn bị

       - GV :Các hình trong SGK trang 18, 19. Câu hỏi hs thảo luận.

      -  HS : SGK

C/ Các hoạt động dạy – học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I/Ổn định

II/ Bài cũ:

-Nêu chức năng của từng loại mạch máu ?

-Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ?

-Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ?

GV nhận xét đánh giá .

III/ Bài mới:

* Giới thiệu bài: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.

Hoạt động 1: Tìm hiểu mức độ làm việc của tim.

Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát .

-GV cho HS chơi trò chơi  : “ Con thỏ “ đòi hỏi vận động ít .Sau đó cho HS hát múa bài : “ Thỏ đi tắm nắng “

GV hỏi : Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc ta ngồi yên không ?

Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS thông qua nhịp đập của tim.

 

 

 

Bước 3 : Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.

-GV cho HS làm việc theo nhóm 4.

-GV chốt lại các câu hõi của các nhóm: nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.

+ Khi ta vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi thì nhịp tim ta đập như thế nào?

+ Khi ta vận động mạnh thì nhịp tim của ta đập như thế nào ?

+So sánh nhịp đập của tim khi ta vận động nhẹ và vận động mạnh ?

Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.

-GV hướng dẫn gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.

Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.

-Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi thảo luận.

* Kết luận:  Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có ích lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.

-Hướng dãn HS so sánh và đối chiếu

* Hoạt động 2: Làm việc vói SGK tìm hiểu vế các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tim mạch .

-Cho HS làm việc theo nhóm 4 : Quan sát tranh : 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời các em khác bổ sung.

-Cho HS thảo luận các câu hỏi :

+ Các bạn đang làm gì ?

+Các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch ? Vì sao ?

+Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?

+Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?

+Kể tên một số thức ăn đồ uống …, giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn đồ uống, .. làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch?

-GV cho HS tự liên hệ bản thân :

+ Em đã làm gì để bảo vệ tim mạch.

  • Kết luận: ( Phần bóng đèn – SGK)

IV/ Củng cố - dặn dò:

-Gọi vài HS nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn về nhà học bài .

- Chuẩn bị: Phòng bệnh tim mạch.

Hát

 

 

-Học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

-1 Hs điều khiển cả lớp thực hiện theo.

 

- HS nghe , suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi khám phá.

  -HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình về mức độ làm việc của nhịp tim khi chơi đùa quá sức với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn ( ghi vào vở TH )

-HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câ hỏi theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Các nhóm thảo luận và trình bày.

 

 

-Đại diện nhóm trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

-HS so sánh lại với hiện tượng ban dầu.

 

 

- HS làm việc theo nhóm 4 : Quan sát tranh 19 và thảo luận các câu hỏi.

 

- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.  Các nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-2 HS đọc.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

 *************************************

 

 

Chuyên đề 2: DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

Phần 1.  Nghiên cứu tài liệu

I. Tìm hiểu về dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

Tích hợp là một tư tưởng, nguyên tắc tích cực, hiện đại trong giáo dục. Theo đó, dạy học tích hợp vừa được nhìn nhận như một định hướng then chốt chi phối mạnh mẽ việc biên  soạn chương trình, sách giáo khoa vừa được xem xét dưới góc độ một phương pháp tạo ra năng lực người học.

  1. Đặc điểm của dạy học tích hợp:

Thứ nhất: Dạy học tích hợp đảm bảo cho sự huy động tổng hợp và kết nối các kiến thức, kĩ năng theo một chủ đề, chủ điểm.

Thứ hai: Tùy thuộc vào mục tiêu của từng môn học, bài học, bài tập cụ thể, dạy học tích hợp thể hiện các mức độ, cấp độ kết nối khác nhau.

  1. Sự cần thiết, ý nghĩa của dạy học tích hợp:
  1.         Dạy học tích hợp với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.
  2.         Dạy học tích hợp và sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ  nhiều lĩnh vực khác nhau.
  3.         Dạy học tích hợp và bài toán giữa " lượng kiến thức ngày càng tăng và qũy thời gian không đổi".

II. Phân tích nội dung và nguyên tắc dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

  1. Những dạng thức tích hợp cơ bản trong dạy học Tiếng Việt:

-         Tích hợp trong nội bộ môn học.

-         Tích hợp đa môn.

-         Tích hợp liên môn.

-         Tích hợp xuyên môn.

  1. Nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học:

-         Phát triển đồng bộ các kĩ năng Tiếng Việt, chú trọng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

-         Xác định nội dung tích hợp, phạm vi tích hợp để hoạch định chiến lược tác động tích cực đến người học.

-         Tăng cường tích hợp liên môn, khai thác hiệu quả kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực khoa học khác vào dạy học Tiếng Việt.

-         Phát triển ngôn ngữ gắn liền với phát triển tư duy và nhân cách cho học sinh tiểu học.

III. Tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

  1.   Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định nội dung, phương diện tích hợp trong dạy học.

-         Mỗi bài học, bài tập Tiếng Việt là một sự kết nối các phương diện kiến thức, kĩ năng.

-         Xác định nội dung, địa chỉ tích hợp đảm bảo cho quá trình dạy học đi đúng hướng.

  1.   Kĩ năng xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và lựa chọn điểm nhấn tích hợp trong dạy học, cần chú ý một số vấn để sau:

-         Kết nối bài học, bài tập với chủ đề, chủ điểm Tiếng Việt.

-         Liên hệ với các bài học, bài tập đồng dạng.

-         Sơ đồ hóa các ý tưởng, bình diện tích hợp có khả năng thực hiện qua bài học, bài tập.

  1.   Điều kiện để vận dụng các phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt:

-         Cần chú trọng mối liên hệ giữa nội dung chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt với hệ thống phương pháp dạy học.

-         Mỗi phương pháp có những ưu điểm, đặc trưng và quy trình vận dụng riêng.

-         Sự phối hợp các phương pháp.

-         Người giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn.

-         Cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về phương tiện hỗ trợ dạy học.

  1. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học:

-         Đảm bảo tích hợp có chiều sâu.

-         Chuẩn bị tốt về nền tảng lý luận.

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

- Trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện tích hợp  như sau:

+ Ngữ liệu của các tập đọc thường là tri thức về khoa học tự nhiên và xã hội, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể tích hợp kiến thức môn tự nhiên xã hội vào dạy trong bài tập đọc:

Ví dụ khi dạy bài Quà của đồng nội giáo viên có thể nói thêm về cây lúa, bông lúa cho HS hiểu thêm.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

  *********************************

 

 

 

Chuyên đề 3:  GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

 

Phần 1: Nội dung nghiên cứu:

I. Các kĩ năng cần giáo dục cho học sinh tiểu học

-         Kĩ năng nhận thức.

-         Kĩ năng tự lập.

-         Kĩ năng hợp tác.

-         Kĩ năng giao tiếp.

-         Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

-         Kĩ năng vượt qua căng thẳng.

-         Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.

-         Kĩ năng quản lý thời gian.

-         Kĩ năng thương lượng.

-         Kĩ năng đạt mục tiêu.

-         Kĩ năng thuyết trình.

-         Kĩ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin.

-         Kĩ năng sử dụng tiền bạc.

-         Kĩ năng cảm thông và chia sẻ.

Một số nhóm kĩ năng sống cơ bản trong dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2,3 và Khoa học 4,5:

-         Nhóm kĩ năng nhận thức.

-         Nhóm kĩ năng xã hội.

-         Nhóm kĩ năng quản lý bản thân.

-         Nhóm kĩ năng xã hội.

-         Nhóm kĩ năng giao tiếp.

-         Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực.

II. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 và Khoa học 4,5

-         Sử dụng phương pháp thực hành.

-         Sử dụng phương pháp đóng vai.

-         Sử dụng phương pháp trò chơi.

-         Sử dụng phương pháp điểu tra.

-         Sử dụng phương pháp kể chuyện.

III. Giáo dục học sinh tiểu học phòng tránh tai nạn.

IV. Giáo dục học sinh phòng tránh bệnh tật.

V. Giáo dục học sinh tiểu học phòng tránh tai nạn xã hội.

VI. Giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ môi trường.

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Khi dạy các môn học đặc biệt là môn tự nhiên và xã hội, tôi đã kết hợp giáo dục các kĩ năng cho các em học sinh

Töï nhieân xaõ hoäi

Tiết 46: Khả năng kì diệu của lá cây

 

I/ Mục tiêu:  Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống con người.

*BVMT&BĐKH : lá cây quang hợp nhả khí ơ xi và hấp thụ khí CO2, làm trong sạch mơi trường,giảm thiểu hiệu ứng nhà kính,*KNS: kỉ năng  tìm kiếm ,xử lí thơng tin, phê phán.( hđ 1)*SDKTHT

II/ Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 88, 89 SGK.

III/ Các hoạt động:

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ: Lá cây. (Gv nhận xét )

3.Baì mới: Giới thiệu bài – ghi tựa

*Hoạtđộng1: Quan sát theo  cặp.*BVMT&BĐKH

- Mục tiêu: Biết nêu chức năng của lá cây *KNS&KTHT -Bước 1: làm việc theo cặp.

- Hs dựa vào hình 1 trang 88 và trả lời theo gợi ý:

+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?

+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp.1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. GV chốt lại.Kết luận: Lá cây có ba chức năng: Quang hợp.Hô hấp, Thoát hơi nước.Lá cây giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

*  Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm4

- Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây.

Bước 1 : Làm việc nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về

-ích lợi của lá cây, Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.

Bước 2:-đại diện trình bày kết quả .Kết luận: Lá cây dùng để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.

4.Củng cố -dặn dò: Về xem lại bài.

-Chuẩn bị bài 47 : Hoa  tr.90 .Nhận xét bài học .

 

 

 

-Hs quan sát hình.

 

-Các cặp lần lượt lên hỏi và trả lời các câu hỏi.

-Hs  cả lớp bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hs quan sát và trả lời các câu hỏi.

-Đại diện trả lời các câu hỏi.

-Hs cả lớp nhận xét.

 

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

   ************************************

 

 

Chuyên đề 4: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở                       TIỂU HỌC

Phần 1: Các nội dung nghiên cứu

1.          Kĩ năng sử dụng phần mềm trình chiếu.

2.          Kĩ năng sử dụng phần mềm tính bảng

3.          Kĩ năng sử dụng Internet

4.          Kĩ năng sử dụng phần mềm Photostory 3 for Windows.

5.          Kĩ năng sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy.

6.          Kĩ năng sử dụng phần mềm luyện tập.

 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

 

   Tự cho điểm: 4/5 điểm

 

************************************

 

 

Nội dung bồi dưỡng 3:

 

MOĐUN TH 8:  THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

 

I. GIỚI THIỆU VỀ THƯ  VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

1.Thư viện trường học thân thiện là gì?

 +TVTHTT là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng Quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn vinh văn hóa địa phương.

 +TVTHTT còn được hiểu là một không gian mở:

- Đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.

- Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện.

- Hỗ trợ việc dạy và học tích cực.

- Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở,tích cực giữa thủ thư và học sinh, giáo viên và học sinh, giáo viên và giáo viên, thủ thư và giáo viên

- Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

1.Thư viện đa năng:

2. Thư viện góc lớp:

3.Thư viện lưu động

4. Thư viện ngoài trời:

 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Thường xuyên vận động, khuyến khích học sinh trong lớp tham gia đọc sách tại thư viện. Hết học kì I, vận động các em quyên góp SGK. Tham gia phong trào kể chuyện theo sách với chủ đề về Bác Hồ.

Bản thân cũng thường xuyên đọc sách báo tại thư viện, đọc các sách tham khảo để hỗ trợ cho công tác chuyên môn.

 

Tự cho điểm: 4/5 điểm

 

************************************

 

 

MOĐUN TH14: THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

Phần 1: Nghiên cứu nội dung của văn bản

- Thc hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực.

- Thc hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài thc hành theo hướng dạy học tích cực

- Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực.

 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

 

       TUẦN: 26                           Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 51:Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử

      I/ Mục tiêu: A. Tập đọc.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rành mạch trôi chảy. 

-  Hiểu nội dung câu chuyện :Chử Đồng Tử là người có hiếu, chă chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu  và gji nhớ công ơn kính yêu của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-*KNS: Thể hiện sự thông cảm. Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị.

                    B. Kể Chuyện.

        -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện . 

     II/ Chuẩn bị: -Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

     III/ Các hoạt động dạy và học :

 

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ: Hội đua voi ở Tây Nguyên

3.Bài mới :Giới thiệu bài – ghi tựa:

- Gv đọc mẫu bài văn. Hs xem tranh

HD Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.

- Gv mời Hs đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn.

- Gv  cho Hs đọc trong nhóm.

- Một Hs đọc cả bài.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ?hscht

Ý đoạn 1:Cảnh nhà Chữ Đồng Tử rất nghèo.

 

 

- Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời:

+Câu 2:Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?

(Hscht)

 

 

 

 

 

+Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?(hsht)

Ý đoạn 2:Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử.

-Hs đọc thành tiếng đoạn 3. Thảo luận

+Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?( hsht )

- Gv chốt lại: Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tầm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời, Chử Đồng Tử còn có nhiều lần giúp dân đánh giặc..

Ý đoạn 3:Chữ Đồng Tử và Tiên Dung truyền nghề cho nhân dân.

+Câu 5: Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử?(hsht)

Ý đoạn 4:Nhân dân tỏ lòng biết ơn Chữ Đồng Tử.

 

 

* Luyện đọc lại

- Gv đọc diễn cảm đoạn 1, 2.

- 4 Hs thi đọc trước lớp .

- Một Hs đọc cả bài.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

                               * Kể chuyện.

- Hs quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.

- Gv nhận xét, chốt lại:

+ Tranh 1:Cảnh nhà nghèo khó ; Tình cha con ; Ở hiền gặp lành.

+ Tranh 2:Truyền nghề cho dân ; Dạy dân trồng cấy ; Giúp dân.

+ Tranh 3:Tưởng nhớ ; Uống nước nhớ nguồn ; Lễ hội hằng năm.

-4 Hs tiếp nối kể 4 đoạn Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.

4.Củng cố - dặn dò : về nhà tập kể .xem bài

Ôn tập chuẩn bị KT giữa kì II

 

-Học sinh đọc thầm,xem tranh minh họa.

 

-Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu, từng đoạn trước lớp. Hs đọc trong nhóm

-Nhóm trình bày trứơc lớp.

-Một Hs đọc cả bài.

 

-Hs đọc thầm đoạn 1.

-Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha còn mình đành ở không.

-Hs đọc thầm đoạn 2

-Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ, hoảng hốt, bới cát vùi lên mình trên bãi lao để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử .

 

-Công chúa cảm động khi biết tình cảm của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.

-Hs thảo luận trình bày.

-Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tầm, dệt vải

 

 

 

 

-Hs đọc đoạn 4.

-Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.

 

-Hs thi đọc diễn cảm truyện.

-4 Hs thi đọc 4 đoạn của bài

-Một Hs đọc cả bài.

-Hs nhận xét.

 

 

-Hs quan sát các gợi ý.

 

 

-Từng cặp hs phát biểu ý kiến.

 

 

 

 

 

-4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện.

-Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

************************************

 

MOĐUN TH 15:  MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

1. Phương pháp dạy học tích cực là:

Phương pháp dạy học tích cực  là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học

a). Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

b) Phương pháp hoạt động nhóm:

c. Phương pháp vấn đáp

        d. Phương pháp đóng vai

       e. Phương pháp động não

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Bản thân đã vận dụng vào soạn các bài dạy. Ví dụ:

Luyện từ và câu

Tiết 26:Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy

I/ Mục tiêu: Hiểu nghĩa các từ lễ,hội, hội lễ (BT1) hscht

- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2) hscht

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a,b,c)hsht

II/ Chuẩn bị: Bảng lớp viết BT1.BT3.

III/ Các hoạt động dạy và học :

 

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ: Nhân hóa.Ôn cách đặtø TLCH “ Vì sao ?”.

3.Bài mới :Giới thiệu bài + ghi tựa.

Bài tập 1:( Hscht) đọc yêu cầu Thảo luận nhóm 2

-Gv dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu khổ to, mời 2  nhóm lên bảng thi đua.Gv nhận xét, chốt lại:

+ Lễ:Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.

+ Hội:Cuộc vui tổ chức cho đông ngườidự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

+Lễ hội:Hoạt động tập thể cĩ phần lễ và phần hội.

Bài tập 2: (Hsht) đọc yêu cầu của bài. Gv chốt lại.

+Tên một số lễ hội: lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà,chùa Bà, chùa Keo, Cổ Loa…

+Tên một số hội:đua voi,bơi trải,đua tthuyền,chọi gà, trâu, thả diều, hội Lim, hội khỏe Phù Đổng,đua bị …

+Tên một số hđ trong lễ hội và hội: thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua môtô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu……

Bài tập 3: (Hsht) đọc yêu cầu ( Gv chốt lại:

a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tầm, dệt vải.

b. Vì nhớ lời mẹ dặn không làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c.Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúo đời, Lê Quí Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

4.Củng cố – dặn dò: Chuẩn bị : Ôn tập.

 

 

 

-2Hs đọc (chọn nghĩa thích hợp cột B nối cột A)

-Hs thảo luận nhóm

-2 nhóm thi đua nối bài.

-Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm.

-Hs cả lớp nhận xét.

 

 

 

-2Hs đọc( tìm ghi tên 1 số lễ hội, 1 số hội, 1 số hoạt động trong lễ hội và hội )

- thảo luận  nhóm 4.

-Đại diện các nhóm trình bày

-Hs nhận xét.

 

 

-2Hs đọc ( đặt dấu phẩy vào mỗi câu a,b,c,d )

-3 Hs lên bảng  làm bài.

-Hs nhận xét.

 

 

 

 

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

************************************

 

MOĐUN TH 20: KIẾN THỨC KỸ NĂNG TIN HỌC CƠ BẢN

 

1. Kiến thức- Kỹ năng:

- Một số thao tác soạn thảo cơ bản: nhập văn bản, sử dụng bộ gõ tiếng Việt, sử sụng thao tác nhanh trong văn bản với các phím tắt thông dụng ( vd : Ctrl + D mở hộp thoại định dạng văn bản, Ctrl + home về đầu trang….)

- Thao tác trên khối văn bản : Chọn khối, xóa khối

- Định dạng văn bản, định dạng cột, tab, number

- Chèn các đối tượng: clipart, hình ảnh, lưu đồ

- Thao tác với bảng biểu

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về tin học.

- Trình bày được cấu tạo của MIDDT các thiết bị ngoại vi.

- Thực hiện đúng, thành thạo các thao tác cơ bản trong hệ điều hành Windows.

- Thực hiện đúng, thành thạo các thao tác cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản Word.

2. Vận dụng Kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp:

- Soạn thảo kế hoạch bài học, đề thi, kiểm tra

- Đánh văn bản, làm báo cáo

 

Tự cho điểm: 4/5 điểm

 

Tấn Mỹ, ngày        tháng  4 năm 2016

Người báo cáo

                                                  

 

nguon VI OLET