PHÒNG GD - ĐT CHỢ MỚI             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH C TẤN M              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

           __________                _______________________

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 2015 – 2016

 

I. Sơ lược lý lịch:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thái Thuận

Ngày sinh: 22 / 03 / 1988

Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiểu học

Năm vào ngành: 01/9/2011

Chức vụ: Giáo viên

Tổ chuyên môn: Tổ khối 2 + 3

Nhiệm vụ được phân công năm học 2015 – 2016: giáo viên chủ nhiệm lớp 2A, Tổ trưởng khối 2 + 3

II. Nội dung báo cáo:

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1

Chuyên đề 1:  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015 – 2016 CẤP TIỂU HỌC CỦA SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG

Phần 1: Nghiên cứu nội dung của văn bản

A. Nhiệm vụ chung:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

- Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp  đạc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện tốt Thông tư 30/ 2014/ TT- BGDĐT, triển khai việc dạy học phân hóa học sinh ở tất cả các lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống ; tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; triển khai phương pháp “bàn tay nặn bột” ở tất cả các trường tiểu học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và học sinh chưa hoàn thành; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; triển khai dạy học ngoại ngữ; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi / ngày.

B. Nhiệm vụ cụ thể:

    I. Thực hiện cuộc vận động và phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

- Thực hiện nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.

- Thực hiện tốt các quy định về nhà giáo.

- Không tổ chức dạy học trước. Không thi tuyển sinh vào lớp 1.

- Triển khai các biện pháp giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành, học sinh bỏ học, không để học sinh ngồi sai lớp.

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

- Đẩy mạnh giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp.

- Đưa các nội dung giáo dục truyền thống vào nhà trường.

- Tổ chức lễ khai giảng năm mới gọn, nhẹ, vui.

- Lồng ghép lễ ra trường và lễ tổng kết.

    II. Thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian năm học:

- Giáo viên thực hiện các loại hồ sơ sổ sách:

+ Giáo án

+ Sổ chuyên môn

+ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục

+ Sổ chủ nhiệm và kế hoạch dạy học

- Kế hoạch thời gian năm học 2015 – 2016:

+ Tập trung học sinh : 19/08/2015

+ Tựu trường và thực học: 24/08/2015

+ Khai giảng năm học: 5/9/2015

+ Nghỉ giữa học kì I: 26/10/2015 – 01/11/2015

+ Kết thúc học kì I: 8/01/2016

+ Bắt dầu học kì II: 11/01/2016

+ Kết thúc học kì II: 20/05/2016

+ Tổng kết năm học: tuần lễ cuối tháng 5/2016

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

-  Là 01 tổ trưởng tôi thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, thực hiện việc họp tổ chuyên môn 2 tuần/ 1 lần.

- Thực hiện giảng dạy được 02 tiết công nghệ thông tin và 04 tiết bàn tay nặn bột môn TNXH.

- Thực hiện việc soạn giảng theo đúng tiến trình năm học, trong giáo án, quá trình giảng dạy có thực hiện phân hóa học sinh chưa hoàn thành và học sinh hoàn thành.

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

- Thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian năm học

- Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;

- Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/BGDĐT: không cho điểm số nhận xét bằng lời, nhận xét cả 03 mặt kiến thức, năng lực, phẩm chất. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Kiểm tra, đánh giá học sinh phải nhẹ nhàng, không gây áp lực, lo lắng, băn khoăn cho học sinh và cha mẹ học sinh.

 

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

        *********************************

 

Chuyên đề 2: THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT NGÀY 28/8/2014 CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC.

Phần 1: Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình tài liệu BDTX.

Thông tư 30 gồm 4 chương 20 điều

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:

                  + Tự phục vụ, tự quản

                  + Giao tiếp, hợp tác

                  + Tự học , tự giải quyết vấn đề

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

                   +   Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục

                   + Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm

                   + Trung thực, kỉ luật, đoàn kết

                   + Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, quê hương , đất nước.

         a. Đánh giá thường xuyên

     + Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

     + Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

       * Giáo viên đánh giá:

       Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

       * Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên

- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập

môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

       * Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:

- Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư

-  Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh

- Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:

     + Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;

     + Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;

     + Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.

Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.

Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

  Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh.

  Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:

     - Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;

     - Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;

     - Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;

     - Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

  Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.

  Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh.

b. Đánh giá định kì kết quả học tập

    - Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

    - Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;

   Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

     - Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đây là năm thứ 2 áp dụng Thông tư 30 vào giảng dạy. So với năm học trước bản thân đã thực hiện tốt hơn, đặc biệt là đối với việc thực hiện đánh giá thường xuyên. Trong năm học 2015 – 2016, bản thân tôi thực hiện như sau:

+ Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra. Nhận xét bằng lời nói trực tiếp, hoặc viết vào vở của học sinh trong từng tiết học. Ví dụ: đối với môn tập đọc thì tôi nhận xét các em: đọc nhanh, trôi chảy hoặc đọc còn chậm, sai vần.

+ Quan tâm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể như động viên, khích lệ, tuyên dương và đồng thời răng đe các em.

+ Hàng tuần, lưu ý học sinh chưa hoàn thành, giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành cho các em học sinh chưa hoàn thành làm việc nhiều trong các tiết luyện tập vào buổi chiều, sắp các em HSHT ngồi chung với các em HSCHT

+ Đánh giá hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác  trong tháng

+ Khi nhận xét giáo viên đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời.

+ Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.

Tự cho điểm: 5/5 điểm

 

 Tự đánh giá Nội dung 1: 10/10 điểm

 

  *********************************

 

 

2. Nội dung bồi dưỡng 2:

Chuyên đề 1: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC.

   1. Nghiên cứu tiến trình dạy học của phương pháp Bàn tay nặn bột

Các bước của tiến trình dạy học:

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực hành.

Bước 4: Tiến trình thực hành tìm tòi – nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

   2. Một số kĩ thuật dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột

- Hoạt động 1: Kĩ thuật tổ chức lớp học

- Hoạt động 2: Kĩ thuật tổ chức nhóm, tổ chức hoạt động thảo luận nhóm.

- Hoạt động 3: Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên và chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh.

- Hoạt động 4: Kĩ thuật giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu

- Hoạt động 5: Kĩ thuật phát triển năng lực biểu đạt cho học sinh

- Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thực hành

- Hoạt động 7: Kĩ thuật đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột

   3. Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học.

    3.1. Nguyên tắc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phương pháp bàn tay nặn bột

     Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương và của từng loại bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

     Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; bồi dưỡng hứng thú học tập; phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện phương pháp tự học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học.

     Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp khoa học và phương pháp dạy học bộ môn.

     Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi của các hoạt động quan sát, thực hành trong nhiều hoàn cảnh dạy học khác nhau.

    3.2. Quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thực hành theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tiểu học

a. Quy trình dạy học kiểu 1

   Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

   Bước 2: Hướng dẫn quan sát mẫu

   Bước 3: Tự quan sát dựa theo mẫu

   Bước 4: Đánh g, chính xác hóa, mở rộng kiến thức.

   Bước 5: Hướng dẫn, giao bài tập quan sát ở nhà.

  b. Quy trình dạy học kiểu 2:

   Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

   Bước 2: Nêu giả thuyết, thiết kế thực hành

   Bước 3: Làm thực hành kiểm tra

   Bước 4: Rút ra kết luận

   Bước 5: Đánh giá, hướng dẫn, giao bài tập quan sát ở nhà

  c. Quy trình dạy học kiểu 3:

   Thứ nhất: chuyên gia nhiệm vụ, bất ổn hóa kiến thức, phát biểu vấn đề.

   Thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi, giải quyết vấn đề.

   Thứ ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới.

    4. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

 

 

Môn: Toán

BÀI: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC

I. Mục tiêu:

   - Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

   - Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.

         - Làm được các bài: 1, 2.

II. Chuẩn bị:

         - Giáo viên: Các hình như SGK và các bài tập.

         - Học sinh : SGK, vở tập toán. 

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Cho HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

- Đưa hình tam giác bằng bìa (có độ dài các cạnh AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm) đã chuẩn bị trước. Yêu cầu HS xác định hình tam giác.

- Giới thiệu: Tổng độ dài của các cạnh của hình tam giác cũng là chu vi của hình tam giác đó.

- Yêu cầu HS xác định phần chu vi của hình tam giác (tấm bìa). GV chọn một HS cầm hình tam giác lên bảng chỉ rõ chu vi hình tam giác cho cả lớp cùng xem.

- Nêu vấn đề: Các em đã biết cách tính độ dài đường gấp khúc. Bây giờ làm thế nào để tính được chu vi hình tam giác?

Bước 2: Giúp HS bộc lộ ý tưởng ban đầu

- Gợi ý HS: Hình tam giác có ba cạnh, giống như đường gấp khúc. Vậy chu vi của hình tam giác có liên quan đến độ dài các cạnh của hình đó không?

 

 

 

 

Bước 3: Đề xuất phương án tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 3cm, 4cm, 5cm.

- Gợi ý HS cách tiến hành:

   + Cho lăng hình tam giác trên thước có vạch chia xăng – ti – mét; xác định chu vi; so sánh số đo chu vi với độ dài các cạnh của hình.

   + Ta thấy hình tam giác giống như đường gấp khúc. Ta lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.

 

Bước 4: Thực hành tìm tòi – khám phá.

- Quan sát hoạt động của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 5: Hợp thức hóa kiến thức:

- Đại diện nhóm trình bày cách tiến hành tính chu vi của hình tam giác và mối quan hệ giữa chu vi và độ dài các cạnh của hình.

- Nhận xét, chỉnh sửa ngôn từ, kiến thức nếu cần.

- Chốt quy tắc, ghi công thức tính chu vi của hình tam giác. 

 

 

   - GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).

   - GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1:

   - Cho HS nêu yêu cầu. (HS CHT)

   - Cho HS đọc bài mẫu.

   - Hướng dẫn HS làm bài

      + Biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi hình tam giác ta làm gì? (HS HT)

   - Cho HS làm bài.

   - Gọi HS sửa bài. (HS HT)

 

 

 

 

 

 

   - Nhận xét – Sửa bài.

Bài 2:

   - Cho HS nêu yêu cầu. (HS CHT)

   - Cho HS làm bài.

   - Gọi HS sửa bài. (HS HT)

 

 

 

 

 

   - Nhận xét – Tuyên dương.

4. Củng cố - Dặn dò:

      + Muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta làm thế nào?  (HS HT)

   - Về nhà xem lại bài, làm thêm bài tập ở nhà và các bài tập trong VBT.

   - Nhận xét tiết học.

 

 

- Nhắc lại: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

 

 

 

 

* Hoạt động cá nhân:

- Lấy hình tam giác và sờ vào đường viền hình tam giác.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Nhận biết chu vi của hình tam giác.

 

 

 

- Suy nghĩ, trả lời.

 

 

* Hoạt động cá nhân

- Lắng nghe. HS đưa ra các ý tưởng ban đầu (hoạt động này diễn ra một cách tự nhiên trong suy nghĩ của HS, không nhất thiết phải diễn đạt bằng ngôn ngữ). Chẳng hạn:

    + Chu vi hình tam giác bằng độ dài các cạnh cộng lại với nhau ?

    + Chu vi hình tam giác bằng độ dài một cạnh nhân với 3 ?

 

* Làm việc theo nhóm 4

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận để đưa ra phương án lựa chọn cách tiến hành.

 

Phương án 1:

- Đánh dấu điểm A trên hình vuông 

- Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên thước, cho hình vuông lăn 1 vòng trên thước cho đến khi điểm A trùng lại một vạch trên thước.

- Đọc số đo độ dài hình tam giác.

- Các cạnh có độ dài là: 3 cm, 4 cm, 5 cm

- 3 + 4 + 5 = 12 cm.

Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình.

Phương án 2:

- Ta thấy hình tam giác có ba cạnh giống như đường gấp khúc nên ta lấy cộng độ dài các cạnh của hình tam giác.

    3 + 4 + 5 = 12 cm

Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.

* Hoạt động cả lớp

- Nêu các câu hỏi thắc mắc về Chu vi hình tam giác.

 

- Lắng nghe.

 

- Ghi quy tắc và công thức

Muốn tính chu vi hình tam giác ta bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.

- HS nhắc lại quy tắc

 

 

 

 

- HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc bài mẫu.

- Chú ý.

   + Tính tổng độ dài các cạnh của hình.

 

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ

Chu vi hình tam giác là:

20 + 30 + 40 = 90(dm)

   Đáp số: 90dm

 

Chu vi hình tam giác là:

8 + 12 + 7 = 27 (cm)

   Đáp số: 27cm

- Sửa bài (nếu sai).

 

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

a)           Chu vi hình tứ giác là:

   3 + 4 + 5 + 6 = 18 (dm)

   Đáp số: 18 dm

b)          Chu vi hình tứ giác là:

 10 + 20 + 10 + 20 = 60 (cm)

   Đáp số: 60 cm.

- Nhận xét và sửa bài. (nếu sai)

 

 

   + Tính tổng các cạnh của hình.

 

- Chú ý. 

 

 

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

 *************************************

 

Chuyên đề:  DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

1. Tìm hiểu về dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

Tích hợp là một tư tưởng, nguyên tắc tích cực, hiện đại trong giáo dục. Theo đó, dạy học tích hợp vừa được nhìn nhận như một định hướng then chốt chi phối mạnh mẽ việc biên  soạn chương trình, sách giáo khoa vừa được xem xét dưới góc độ một phương pháp tạo ra năng lực người học.

- Mục tiêu:

      + Có nền tảng lí luận về tích hợp và dạy học tích hợp;

      + Có năng lực tiếng Việt và khả năng tích hợp liên môn, xuyên môn...;

      + Có năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt

      + Có ý thức khám phá và chuyển giao kinh nghiệm dạy học tích hợp.

    1.1. Đặc điểm của dạy học tích hợp:

- Thứ nhất: Dạy học tích hợp đảm bảo cho sự huy động tổng hợp và kết nối các kiến thức, kĩ năng theo một chủ đề, chủ điểm.

- Thứ hai: Tùy thuộc vào mục tiêu của từng môn học, bài học, bài tập cụ thể, dạy học tích hợp thể hiện các mức độ, cấp độ kết nối khác nhau

- Thứ ba: Đặt người học vào vị trí trung tâm.

    1.2. Sự cần thiết, ý nghĩa của dạy học tích hợp:

- Dạy học tích hợp với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

 - Dạy học tích hợp và sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ  nhiều lĩnh vực khác nhau.

 - Dạy học tích hợp và bài toán giữa “lượng kiến thức ngày càng tăng và quỹ thời gian không đổi”.

2. Phân tích nội dung và nguyên tắc dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

    2.1. Những dạng thức tích hợp cơ bản trong dạy học Tiếng Việt:

 - Tích hợp trong nội bộ môn học.

 - Tích hợp đa môn.

 - Tích hợp liên môn.

 - Tích hợp xuyên môn.

2.2. Nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học:

 - Phát triển đồng bộ các kĩ năng Tiếng Việt, chú trọng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

 - Xác định nội dung tích hợp, phạm vi tích hợp để hoạch định chiến lược tác động tích cực đến người học.

 - Tăng cường tích hợp liên môn, khai thác hiệu quả kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực khoa học khác vào dạy học Tiếng Việt.

 - Phát triển ngôn ngữ gắn liền với phát triển tư duy và nhân cách cho học sinh tiểu học.

3. Tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

    3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định nội dung, phương diện tích hợp trong dạy học.

- Mỗi bài học, bài tập Tiếng Việt là một sự kết nối các phương diện kiến thức, kĩ năng.

 - Xác định nội dung, địa chỉ tích hợp đảm bảo cho quá trình dạy học đi đúng hướng.

- Dạy học tích hợp nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất HS.

- Dạy học tích hợp giúp phát triển năng lực tổng hợp KT, KN của người học.

- Dạy học tích hợp góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa lượng kiến thức ngày càng tăng với quỹ thời gian không đổi.

    3.2 Kĩ năng xác định nội dung, địa chỉ tích hợp và lựa chọn điểm nhấn tích hợp trong dạy học, cần chú ý một số vấn để sau:

- Kết nối bài học, bài tập với chủ đề, chủ điểm Tiếng Việt.

- Liên hệ với các bài học, bài tập đồng dạng.

- Sơ đồ hóa các ý tưởng, bình diện tích hợp có khả năng thực hiện qua bài học, bài tập.

    3.3. Điều kiện để vận dụng các phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt:

- Cần chú trọng mối liên hệ giữa nội dung chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt với hệ thống phương pháp dạy học.

- Mỗi phương pháp có những ưu điểm, đặc trưng và quy trình vận dụng riêng.

- Sự phối hợp các phương pháp.

- Người giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn.

- Cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về phương tiện hỗ trợ dạy học.

    3.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học:

- Đảm bảo tích hợp có chiều sâu.

- Chuẩn bị tốt về nền tảng lý luận.

4. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

    Trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện tích hợp  như sau:

 + Ngữ liệu của các tập đọc thường là tri thức về khoa học tự nhiên và xã hội, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể tích hợp kiến thức môn tự nhiên xã hội vào dạy trong bài tập đọc:

Ví dụ khi dạy bài Đầm sen, giáo viên sẽ giải thích sen là một loài cây hoa, sống dưới nước, thường có hoa vào mùa hè. Trong phần giải nghĩa từ khó giáo viên giải nghĩa từ đài sen, nhị,và nhụy qua đó giúp học sinh hiểu hơn về các bộ phận của cây sen.

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

  *********************************

 

 

 

Chuyên đề: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

 

1. Kiến thức - Kỹ năng:

- Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

      + Mục tiêu

Kiến thức: Thấy được thực trạng giáo dục kĩ năng sống; xác định được mục tiêu và các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh tiểu học.

Kĩ năng: Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

Thái độ: Quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

      + Nguyên tắc

Tổ chức các hoạt động để phản ánh tư tưởng, suy nghĩ và phân tích các khái niệm trong cuộc sống của họ

Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và hành vi cũ để chấp nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.

Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kĩ năng.

2. Nội dung nghiên cứu:

Các kĩ năng cần giáo dục cho học sinh tiểu học

-         Kĩ năng tự nhận thức.

-         Kĩ năng tự lập.

-         Kĩ năng hợp tác.

-         Kĩ năng giao tiếp.

-         Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

-         Kĩ năng vượt qua căng thẳng.

-         Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.

-         Kĩ năng quản lý thời gian.

-         Kĩ năng thương lượng.

-         Kĩ năng đạt mục tiêu.

-         Kĩ năng thuyết trình.

-         Kĩ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin.

-         Kĩ năng sử dụng tiền bạc.

-         Kĩ năng cảm thông và chia sẻ.

Một số nhóm kĩ năng sống cơ bản trong dạy học môn Tự nhiên - xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5:

-         Nhóm kĩ năng nhận thức.

-         Nhóm kĩ năng xã hội.

-         Nhóm kĩ năng quản lý bản thân.

-         Nhóm kĩ năng xã hội.

-         Nhóm kĩ năng giao tiếp.

-         Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực.

CHỦ ĐỀ 2: Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 và Khoa học 4,5

-         Sử dụng phương pháp thực hành.

-         Sử dụng phương pháp đóng vai.

-         Sử dụng phương pháp trò chơi.

-         Sử dụng phương pháp điểu tra.

-         Sử dụng phương pháp kể chuyện.

CHỦ ĐỀ 3: Giáo dục học sinh tiểu học phòng tránh tai nạn.

CHỦ ĐỀ 4: Giáo dục học sinh phòng tránh bệnh tật.

CHỦ ĐỀ 5: Giáo dục học sinh tiểu học phòng tránh tai nạn xã hội.

CHỦ ĐỀ 6: Giáo dục học sinh tiểu học bảo vệ môi trường.

3. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Khi dạy các môn học đặc biệt là môn tự nhiên và xã hội, tôi đã kết hợp giáo dục các kĩ năng cho các em học sinh

 

Bài : PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.

- Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,…

* KNS: Kĩ năng ra quyết định ; Kĩ năng tự bảo vệ ; Phát triển kĩ năng thông qua hoạt động học tập.

II. Chuẩn bị:

      - Giáo viên: Vỏ hộp hóa chất, thuốc tây.

      - Học sinh : SGK

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ.

   - Gọi HS trả lời câu hỏi:

      + Em thường làm gì ở nhà để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?

      + Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi ích gì ?

   - Nhận xét – Tuyên dương

3. Bài mới.

    a) Giới thiệu bài: Giới thiệu – Ghi tựa

    b) Hoạt động:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.

  -  HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV:

     + Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống.

     + Trong những thứ kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà?

  - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS để quan sát hình 1, 2, 3 tìm ra những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?

      + Điều gì xảy ra nếu bạn nhỏ ăn bắp (ngô) này?  (HS HT)

      + Điều gì xảy ra nếu bé gái ăn phải những viên thuốc?  (HS HT)

      + Nếu lẫn lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu, phân đạm với nước mắm, dầu ăn thì điều gì có thể xảy ra?  (HS HT) 

 

  - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả theo từng hình

  - Nhận xét – Tuyên dương.

Kết luận:

   - Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tây, thức ăn bị ôi thiu, hay thức ăn có ruồi đậu vào.

   - Lí do bị ngộ độc:

      + Uống nhầm dầu hỏa, thuốc trừ sâu,..do chai không nhãn hoặc để lẫn với các thứ ăn uống thường ngà.

      + Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián chuột bâu vào.

      + Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt.

* Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận cần làm gì để phòng tránh ngộ độc

   - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS quan sát các tranh 5, 6 và trả lời câu hỏi:

      + Chỉ và nói mọi người đang làm gì ? (HS HT)

 

      + Nêu tác dụng của việc làm đó ?  (HS HT)

   - Đại diện nhóm trình bày.

   - Nhận xét – Tuyên dương.

Kết luận: Để phòng tránh ngộ độc chúng ta cần:

   + Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men để đúng quy định xa tầm tay trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.

   + Thức ăn không nên để lẫn với các hóa chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác.

   + Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi chế biến và không để ruồi, gián chuột, … đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã chín.

   + Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hỏa, xăng, … cần dược cất giữ riêng và có nhãn để tránh sử dụng nhầm lẫn.

- Giáo dục HSnăng phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

* Hoạt động 3: Đóng vai.

   - Chia lớp thành 4 nhóm để đóng vai tình huống: “Em của bạn tình cờ uống phải một thứ độc hại ở nhà. Bạn đang chơi ngoài sân thì nhìn thấy em khóc, kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía mình. Đóng vai thể hiện những gì bạn sẽ làm.”

   - Đại diện các nhóm trình bày và đóng vai.

   - Nhận xét – Tuyên dương.

Kết luận:

   - Khi bản thân bị ngộ độc phải tìm cách nói cho người nhà hay và cho biết mình đã ăn hoặc uống nhầm thứ gì.

   - Khi người thân bị ngộ độc thì nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đi cấp cứu, báo cho nhân viên y tế biết người đó bị ngộ độc thứ gì.

4. Củng cố - Dặn dò:

    + Ta cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ở nhà ? (HS HT)

  - Nhắc nhở HS thực hiện điều đã học vào cuộc sống.

  - Xem bài tiếp theo.

  - Nhận xét tiết học.

 

- Cả lớp hát

 

- HS trả lời câu hỏi

+ phát quang bụi rậm, quét dọn nhà cửa, dọn hè phố, lau chùi bàn ghế,...

+ Bảo vệ môi trường sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

 

 

- Nhắc lại tựa bài

 

 

 

- HS trả lời

   + … ăn thức ăn bị ôi thiu, uống nhầm thuốc ….

   + … thức ăn, thuốc tây, dầu hỏa,…

 

- HS thảo luận nhóm 4

 

 

   + Bạn nhỏ ăn bắp thiu có thể bị đau bụng, tiêu chảy.

   + Trên bàn đang có những thứ thuốc, kẹo.. Em bé có thể bị ngộ độc.

   + Nơi góc nhà đang để dầu hỏa, nước mắm, dầu ăn lẫn lộn, có thể gây ngộ độc nặng cho mọi người trong gia đình và có thể chết.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Chú ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm

 

   + Bỏ thức ăn ôi thiu, cất thuốc lên cao xa tầm tay trẻ em, để riêng các hóa chất với các vật dụng ăn uống hàng ngày.

   + Phòng tránh được ngộ độc.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Chú ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm để đóng vai

 

   + Hỏi em uống gì, nhờ người lớn chở em đến trạm y tế, đem theo thứ em đã dùng đến trạm y tế.

- HS đóng vai.

- Chú ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

   + ... sắp xếp gọn gàng những thứ đồ dùng trong nhà, ....

- Chú ý.

 

 

 

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

   ************************************

 

Chuyên đề:  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở                       TIỂU HỌC

Phần 1: Các nội dung nghiên cứu

1.           Kĩ năng sử dụng phần mềm trình chiếu.

2.           Kĩ năng sử dụng phần mềm tính bảng

3.           Kĩ năng sử dụng Internet

4.           Kĩ năng sử dụng phần mềm Photostory 3 for Windows.

5.           Kĩ năng sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy.

6.           Kĩ năng sử dụng phần mềm luyện tập.

a. Phần cứng có khả năng sử dụng trong dạy học Tiểu học

    Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương tiện kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống, trong đó có giáo dục. Sau đây là những thiết bị kỹ thuật có thể được ứng dụng trong dạy và học ở Tiểu học.

    Hệ thống máy tính – máy chiếu: bao gồm máy tính để bàn (hoặc máy tính xách tay) và máy chiếu để trình chiếu nội dung dạy – học. Đây là mô hình phổ biến được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

- Ưu điểm: Gọn nhẹ, linh động, và dễ di chuyển (movable). Giáo viên có thể di chuyển từ lớp này sang lớp khác một cách dễ dàng, phù hợp với đặc thù về cơ sở vật chất trong nhà trường Việt Nam; Trình chiếu nội dung dạy học trực quan, thẩm mỹ (đẹp hơn so với viết hay vẽ bằng tay), nhanh, tiết kiệm thời gian.

- Hạn chế: Trong thực tế, nhiều trường trang bị projector nhưng lại gắn cố định tại một nơi, làm giảm đi tính hiệu quả, hiệu suất sử dụng của nó. Hiệu quả của hệ thống này cũng sẽ không cao nếu giáo viên quá lạm dụng trình chiếu (từ đầu cho đến cuối bài học), lạm dụng quá nhiều kênh chữ hoặc âm thanh làm phân tán sự chú ý của học sinh vào trọng tâm của bài là kiến thức chứ không phải là các hiệu ứng, dẫn đến hiện tượng “thầy chiếu, trò chép”. Ngoài ra, số tiền để đầu tư cho hệ thống này còn khá cao, nếu khai thác không hiệu quả sẽ dẫn đến việc lãng phí.

Hệ thống máy thu phát băng, đĩa (VCR và CD/DVD) và máy thu phát vô tuyến (Tivi, Radio Cassette). Hiện nay, nguồn tư liệu giáo dục được lưu trữ, phân phối dưới dạng CD/VCD/DVD khá nhiều và dễ dàng tìm thấy ở nhiều cửa hàng băng đĩa, nhà sách… Xu hướng hiện nay, truyền hình tinh thể lỏng (LCD) và các dạng tương tự đang được ưa chuộng trong giáo dục bởi giá thành và hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn còn một nhược điểm là không thể dịch chuyển dễ dàng như Projector.

Thiết bị điện tử cầm tay: bao gồm Điện thoại di động, máy chụp hình kỹ thuật số, máy quay phim, máy tính bảng…

Các thiết bị văn phòng: máy quét (scanner), máy photocopy, fax… Các thiết bị này hỗ trợ cho việc tạo ra các tư liệu dạy – học.

Bảng điện tử tương tác.

      Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và xã hội, xu hướng ứng dụng ICT trong giáo dục và tạo môi trường học tập mang tính tương tác là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Activboard là hệ thống bảng điện tử thông minh tương tác trực tuyến, tạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo với những bài giảng thật sự sinh động, liên kết với thực tế cuộc sống.

b. Phần mềm và ứng dụng dùng trong dạy học Tiểu học

    Các công cụ trình diễn dựa trên máy tính: như Microsoft PowerPoint, Violet, Lecture Maker, Adobe Presenter, video, âm thanh, hình ảnh, ảnh chụp, các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng máy tính, các phần mềm mô phỏng.

    Các công cụ giao tiếp trực tuyến: Thư điện tử (email), trang web cá nhân (Blogs), diễn đàn trực tuyến (forum), Chat (Skype, Yahoo Messenger, ViTalk,…).

    Internet và hệ thống quản lý học tập trực tuyến: Hiện nay, các dịch vụ trực tuyến rất phong phú và nhiều dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Chẳng hạn, dịch vụ website miễn phí có violet của công ty Bạch Kim, googlesite của Google, Moodle … Nơi đây, giáo viên có thể dễ dàng thiết kế cho mình một website cá nhân để chia sẻ thông tin, tài nguyên giáo án…

    Bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Alltheweb, AltaVista, Lycos, HotBot…) Người dùng có thể tìm kiếm tư liệu, thông tin rất đa dạng và phong phú thông qua các cỗ máy tìm kiếm này.

Các trò chơi trên máy, không trực tuyến: Bút chì thông minh, Creative Paint, Creative Paintireative Paint)

    Các phần mềm chuyên dụng cho dạy học:

    Mô phỏng: Các phần mềm của Công ty Schoolnet, Math Pack, Math Pack Activity…

    Thực hành, luyện tập: Trò chơi “Ai là triệu phú”, Hotpotatoes, Bộ MS Office 2003

    Trình chiếu: MS PowerPoint, Violet, LectureMaker…

    Các phần mềm kích thích, định hướng khả năng tư duy: FreeMind, InfoRapid KnowledgeMap, Mind Management, Mindjet Mindmanager…

    Một số phần mềm khác: Webquest, Photostory, …

     Việc ứng dụng ICT ở Tiểu học có thể diễn ra dưới nhiều dạng thức, mức độ tùy thuộc vào lứa tuổi, trình độ kỹ năng ICT của học sinh… Nhìn chung, có thể đưa ICT vào mọi bước lên lớp của giáo viên và học sinh có thể tham gia ở nhiều mức độ khác nhau.

* Trong giới thiệu bài mới

* Trong dạy bài mới

* Trong luyện tập, củng cố bài mới và ôn tập bài cũ

* Trong bài tập về nhà

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

- Soạn kế hoạch bài học , đề thi, kiểm tra

- Tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài dạy

- Trao đổi thư điện tử ( email)

Kỹ thuật Triggers

      Thông thường các hiệu ứng trong Powerpoint sẽ xuất hiện, tuần tự khi ta bấm chuột hoặc thiết lập thời gian. Như vậy sẽ khó trong các tình huống trình chiếu không theo trình tự. Để giải quết bài toán trình chiếu các hiệu ứng không theo tuần tự và ngắn gọn ta sử dụng kỹ thuật Triggers có sẵn trong Powerpoint.

Dạng bài tập trắc nghiệm

    - Bước 1: Tạo mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Bước 2: Cho các hiệu ứng xuất hiện ở các text Box ( Trừ Text box kết quả)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Bước 3: Gán hiệu ứng xuất hiện lên một kết quả rồi “Triggers” lên text box cho kết quả đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo hiệu ứng xuất hiện cho kết quả đúng “ Chính xác”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo hiệu ứng xuất hiện cho kết quả “ Chưa đúng bạn ơi!”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho chuột vào mũi tên đen bên phải chọn hiệu ứng “ Timing ...”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Bước 4: Trình chiếu

Mỗi khi dạy giáo án điện tử tôi luôn áp dụng kỹ thuật Triggers vào các câu hỏi dạng trắc nghiệm hay trò chơi giải ô chữ bí mật như trong game show “ chiếc nón lỳ diệu” của VTV3.

    Có thể nói kỹ thuật Trigger là một kỹ thuật rất hay và bổ ích cho tôi giúp tôi dễ dàng khi soạn câu hỏi và gây hứng thú cho các em học sinh, giúp các em hiểu bài sâu hơn.

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

Tự đánh giá Nội dung 2: 10/10 điểm

 

3. Nội dung bồi dưỡng  3:

ĐUN TH 8:  THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

Phần 1: Lý thuyết 

I. GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

    - TVTHTT là hình thức tổ chức thư viện lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng Quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn vinh văn hóa địa phương.

     - TVTHTT còn được hiểu là một không gian mở:

+  Đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.

+ Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện.

+ Hỗ trợ việc dạy và học tích cực.

+ Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở,tích cực giữa thủ thư và học sinh, giáo viên và học sinh, giáo viên và giáo viên, thủ thư và giáo viên

+ Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

1.Thư viện đa năng:

2. Thư viện góc lớp:

3.Thư viện lưu động

4. Thư viện ngoài trời:

III.  Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

   + Kiến thức:

         - Cung cấp cho người học hiểu biết về thư viện, trường học thân thiện: khái niệm, cấu trúc, đặc điểm cũng như sự khác nhau giữa thư viện thân thiện với các hình thức thư viện khác.

        - Phân tích đầy đủ các khâu lập kế hoạch, xây dựng và phát triển hoàn chỉnh một thư viện từ bổ sung tài liệu đến các hoạt động đọc truyện tuyên truyền hướng dẫn cho học sinh.

         - Đẩy mạnh hoạt động cho học sinh trong và ngoài thư viện, góp phần định hướng đọc và xây dựng văn hóa đọc trong môi trường giáo dục.

    + Kỹ năng:

         - Nâng cao kỹ năng thực hành và áp dụng trong việc xây dựng thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện của mỗi trường.

         - Có khả năng độc lập trong việc lựa chọn những tài liệu tốt nhất, phù hợp cho một thư viện.

         - Có khả năng nắm chắc vả vận hành được chu trình kỹ thuật nghiệp vụ, từ bổ sung tài liệu, tổ chức kho, phân loại và tổ chức các hoạt động hường dẫn; định hướng đọc cho học sinh, khai thác nội dung sách, báo phục vụ bạn đọc.

    + Thái độ:

         - Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện trường học thân thiện trong quá trình dạy và học trong nhà trường.

         - Thể hiện được tình cảm, thái độ chủ động trong công việc và sự say mê với hoạt động của thư viện trường học.

         - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch phát triển, xây dựng thư viện thân thiện góp phần phục vụ, công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường.

 

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

     - Nhắc nhở các em đọc truyện, sách, báo phải tuân thủ theo quy định của thư viện.

     - Tôi luôn động viên, khuyến khích các em thuộc nhiều câu chuyện và kể trước lớp vào giờ sinh hoạt lớp thì sẽ được phần thưởng, tuy chỉ là cây bút, viết chì hay một gói kẹo ... nhưng cũng đã động viên các em rất nhiều. Kết quả, đại đa số lớp tôi kể chuyện khá tốt, có những em kể rất hay và phân vai, giả giọng rất thật. Tham gia phong trào kể chuyện theo sách với chủ đề về Bác Hồ.

    - Nhờ động viên các em đọc sách, nên kỹ năng đọc cũng như viết của các em khá tốt, có những em đầu năm viết chính tả mắc quá nhiều lỗi, đến giai đoạn hiện nay, các em đã viết khá hơn, ít mắc lỗi hơn.

    - Trong lớp tôi có phát động phong trào cho các em thi tìm bản tin hay nhất, tìm câu chuyện hay nhất trên sách, báo nhi đồng ... rồi sau đó kể lại cho các bạn nghe, mang lại rất hứng thú cho các em.

    - Vận động các em tặng sách cho thư viện, cho các bạn học sinh nghèo.

    - Bản thân là một giáo viên, tôi thường xuyên mượn sách tại thư viện, tìm những sách có liên quan đến chuyên môn của tôi nhằm trau dồi thêm kiến thức, mặt khác tôi tìm hiểu thêm các câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn, các câu chuyện cười, khắc sâu và ghi nhớ các câu chuyện ấy để lại cho các em nghe vào những buổi học căng thẳng, vào giờ sinh hoạt lớp.

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

 

MÔĐUN TH 14:  THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠH BÀI HỌC THEO HƯỚNG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC:

Phần 1: Lý thuyết

1. Nghiên cứu nội dung của văn bản

- Thc hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực.

- Thc hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài thc hành theo hướng dạy học tích cực

- Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực.

2. Kiến thức – kỹ năng:

    - Để thiết kế một kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực:

         + Trước hết, cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình và sách giáo khoa đã phần nào tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh trong lớp, điều kiện lớp học để xây dựng kế hoạch bài học.

         + Mục đích giờ học không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình và học sinh nghe, ghi nhớ, nhắc lại. Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chiếm lĩnh được tri thức, hình thành, phát triển được kĩ năng.

         + Các hoạt động trong bài hình thành kiến thức cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức do chính mình (hoặc cùng các bạn) tìm ra kiến thức đó.

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

- Thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới và tổ chức dạy học loại bài học này theo hướng dạy học tích cực.

- Thiết kế kế hoạch bài học cho bài thực hành và tổ chức dạy học loại bài học này theo huống dạy học tích cực.

- Thiết kế kế hoạch bài học cho bài ôn tập và tổ chức dạy học loại bài học này theo hướng dạy học tích cực.

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

  ***********************************

 

MÔĐUN TH 15:  MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

Phần 1: Lý thuyết

1. Phương pháp dạy học tích cực là:

Phương pháp dạy học tích cực  là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

- Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hoạt động nhóm:

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp đóng vai

- Phương pháp động não

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.

Bản thân đã vận dụng vào soạn các bài dạy. Ví dụ:

Ñaïo ñöùc

 

Baøi 7: Ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø (T1)

  I- Muïc tieâu:

      - Neâu ñöôïc theá naøo laø ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø

      - Bieát ñöôïc lôïi ích cuûa vieäc ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø

      - Bieát ñöôïc nhieäm vuï cuûa hoïc sinh laø phaûi ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø .

      - Thöïc hieän haèng ngaøy ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø .

    * Bieát nhaéc nhôû baïn beø ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø .

    * KNS: - KN giaûi quyeát vaán ñeà ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø.

                 - KN quaûn lí thôøi gian ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø.

II- Taøi lieäu vaø phöông tieän:

    - Vôû BT: ÑÑ1

    - Tranh BT (1 + 4)

    - Ñieàu 28: Coâng öôùc quoác veà quyeàn treû em

    - Baøi haùt “Tôùi lôùp – tôùi tröôøng” nhaïc vaø lôøi Hoaøng Vaân

III- HÑÑH:

 

  1) KT:

     - Quoác kì cuûa nöôùc ta hình daïng nhö theá naøo?

     - Khi chaøo côø chuùng ta phaûi laøm sao?

     - Ñoïc 2 caâu thô 

  2) BM:

      HÑ1: Quan saùt tranh BT1 vaø thaûo luaän nhoùm

      KNS: Kó naêng quaûn lí thôøi gian ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø

  GT tranh: Thoû vaø Ruøa laø 2 baïn hoïc cuøng lôùp. Thoû thì nhanh nheïn coøn Ruøa voán tính chaäm chaïp

Chuùng ta haõy ñoaùn xem chuyeän gì seõ xaûy ra vôùi 2 baïn?

    - HS trình baøy tröôùc lôùp

     ND: Ñeán giôø vaøo hoïc, baùc Gaáu ñaùnh troáng vaøo lôùp…SGV/ 33

     - Vì sao Thoû Nhanh nheïn laïi ñi hoïc muoän. Coøn Ruøa chaäm chaïp laïi ñi hoïc ñuùng giôø?

 

 

 

     - Baïn naøo ñaùng khen? Vì sao?

 

 

    KL: Thoû la caø neân ñi hoïc muoän…SGV/ 33

    HÑ2: Ñoùng vai theo tình huoáng BT2

    KNS: Kó naêng giaûi quyeát vaán ñeà ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø

             - Phaân nhoùm 2

            - Ñoùng vai theo BT 2

           - Ñoùng vai tröôùc lôùp

 

           Neáu em coù maët ôû ñoù, em seõ noùi gì vôùi baïn?

           Vì sao?

     HÑ3: HS lieân heä

           - Lôùp mình, baïn naøo luoân ñi hoïc ñuùng giôø?

           - Keå nhöõng vieäc caàn laøm ñeå ñi hoïc ñuùng giôø?

 

        KL: Ñöôïc ñi hoïc…SGV/ 34

    3) CC:

        - Em laøm gì ñeå ñi hoïc ñuùng giôø?

    4) NX – DD: Thöïc hieän toát baøi hoïc

 

2 em

3 em

2 em

 

Thaûo luaän nhoùm theo caëp

 

 

 

 

 

 

4 em

 

 

Thoû la caø doïc ñöôøng haùi hoa, baét böôùm khoâng lo vaøo hoïc. Ruøa ñi thaúng maïch vaøo lôùp

 

Ruøa ñaùng khen vì Ruøa ñi hoïc ñuùng giôø khoâng la caø doïc ñöôøng

 

Chuaån bò ñoùng vai

Quan saùt – nhaän xeùt

 

Thaûo luaän

3 em

3 em

Thö giaõn

3 em

 

 

3 em

Tiết 2

    1) KT:

       - Ñeå ñi hoïc ñuùng giôø, em caàn laøm gì?

       - Trong tuaàn qua, baïn naøo ñaõ ñi hoïc ñuùng giôø?

   2) BM:

     * KNS: KN giaûi quyeát vaán ñeà ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø.
       HÑ1: Saém vai tình huoáng tranh BT 4

               - Chia nhoùm: 1 toå/ 1 nhoùm

               - Thaûo luaän veà caùch giaûi quyeát

                + Caùc baïn Haø, Sôn ñang laøm gì?

                + Haø, Sôn gaëp chuyeän gì?

                + Baïn Haø, Sôn seõ phaûi laøm gì khi ñoù?

              - Caùc nhoùm thaûo luaän

 

             - HS ñoùng vai tröôùc lôùp

 

-         TK:

+ Tr1: Haø khuyeân baïn neân nhanh chaân ñi tôùi lôùp, khoâng la caø keûo ñeán lôùp muoän

    + Tr2: Sôn töø choái vieäc ñaù boùng ñeå ñeán lôùp hoïc, nhö theá môùi laø ñi hoïc ñeàu

  - Ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø seõ coù lôïi gì?

KL: Ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø seõ giuùp em ñöôïc nghe giaûng ñaày ñuû

   HÑ2: Thaûo luaän nhoùm BT 5

     * KNS: KN quaûn lí thôøi gian ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø.

           - Caùc baïn nhoû trong tranh ñang laøm gì?

          - Caùc baïn gaëp khoù khaên gì?

          - Caùc em hoïc taäp  ñöôïc gì ôû caùc baïn?

            Nhaéc laïi noäi dung thaûo luaän

            Töøng caëp thaûo luaän

       Trình baøy keát quaû

 

  KL: Gaëp trôøi möa gioù nhöng caùc baïn vaãn ñi hoïc bình thöôøng, khoâng quaûn ngaïi khoù khaên. Caùc em caàn noi theo caùc baïn ñoù ñeå ñi hoïc ñeàu

 

   HÑ3: Thaûo luaän lôùp

        - Theá naøo laø ñi hoïc ñuùng giôø?

 

        - Theá naøo laø ñi hoïc ñeàu ?

        - Ñi hoïc ñeàu coù lôïi ích gì?

        - Caàn phaûi laøm gì ñeå ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø?

        - Chuùng ta chæ nghæ hoïc khi naøo?

        - Neáu nghæ hoïc caàn laøm gì?

        - Lôùp mình baïn naøo ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø ?

   Tuyeân döông caùc baïn ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø

        - Baïn naøo chöa ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø ?

        - Neâu lí do.

        - Caùc em coù caùch naøo giuùp baïn ?

KL chung: Ñi hoïc ñeàu vaø ñuùng giôø giuùp caùc em hoïc taäp toát, thöïc hieän toát quyeàn ñöôïc hoïc taäp cuûa mình. Thöïc hieän toát ÑHÑ vaø ÑG ñöôïc xem laø hoïc troø ngoan nhö 2 caâu thô cuoái baøi

        - HD ñoïc 2 caâu thô cuoái baøi

3) CC

           - Theá naøo laø ñi hoïc ñuùng giôø?

           - Theá naøo laø ñi hoïc ñeàu ?

           - Ñi hoïc ñeàu coù lôïi ích gì?

           - Em laøm gì ñeå ñi hoïc ñuùng giôø ?

4) DD: Thöïc hieän toát baøi hoïc

 

3 em

Toå tröôûng baùo caùo

 

 

 

 

5 nhoùm

 

 

 

 

Thaûo luaän, phaân vai chuaån bò saém vai

Caùc nhoùm boå xung, nhoùm khaùc nhaän xeùt

 

 

 

 

 

Nghe giaûng ñaày ñuû

 

 

 

 

 

 

 

 

1 nhoùm/ 2 em

 

3 nhoùm, nhoùm khaùc nhaän xeùt, boå xung

 

 

 

Thö giaõn

 

khoâng ñi sôùm, khoâng ñi treã.

khoâng nghæ hoïc

Nghe giaûng ñaày ñuû

SGV / 34

Beänh

Xin pheùp

HS ( chöa hoaøn thaønh)

 

HS neâu

Hs neâu lí do

HS (hoaøn thaønh)

 

 

 

 

CN – Nhoùm – ÑT

 

1 em

1 em

1 em (hs hoaøn thaønh)

1 em

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

*************************************

 

Mô đun TH 20: KIẾN THỨC KỸ NĂNG TIN HỌC CƠ BẢN

1. Kiến thức - Kỹ năng:

- Một số thao tác soạn thảo cơ bản: nhập văn bản, sử dụng bộ gõ tiếng Việt, sử sụng thao tác nhanh trong văn bản với các phím tắt thông dụng ( vd : Ctrl + D mở hộp thoại định dạng văn bản, Ctrl + home về đầu trang….)

- Thao tác trên khối văn bản : Chọn khối, xóa khối

- Định dạng văn bản, định dạng cột, tab, number

- Chèn các đối tượng: clipart, hình ảnh, lưu đồ

- Thao tác với bảng biểu

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về tin học.

- Trình bày được cấu tạo của MIDDT các thiết bị ngoại vi.

- Thực hiện đúng, thành thạo các thao tác cơ bản trong hệ điều hành Windows.

- Thực hiện đúng, thành thạo các thao tác cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản Word.

2. Vận dụng Kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp:

- Soạn thảo kế hoạch bài học, đề thi, kiểm tra

- Đánh văn bản, làm báo cáo

- Trong quá trình soạn kế hoạch bài học, tôi áp dụng các thao tác cơ bản trong hệ điều hành Widows như sau:

- Bật máy tính bằng nút lệnh Start ở thùng CPU.

- Tắt máy cho nút lệnh Start/Turn off computer/ chọn nút turn off

- Muốn soạn thảo văn bản nhấn vào biểu tượng W trên màn hình Desktop

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Hoặc theo đường dẫn: start/Programs/Miccrosoft Office/ chọn W

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lưu văn bản ấn tổ hợp phím CTRL S

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoặc Click vào biểu tượng lưu trên thanh công cụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tùy chọn bảng mã trong lúc soạn văn bản, bảng mã và kiểu gõ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoặc click vào biểu tượng chữ V nằm bên gốc phải bên dưới mát tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tạo thư mục Folder

   + Kích chuột vào Folder chứa Folder cần tạo

   + Chọn File/New Folder, gõ tên Folder mới/ Enter

- Đổi tên Folder/ tập tin

   + Chọn Folder hay tập tin cần đổi tên

   + Chọn File/rename, gõ tên mới/ Enter

   + Hoặc phím F2

- Sao chép Folder/Tập tin

   + Chọn Folder/tập tin cần sao chép

   + Chọn Edit/copy

- Xóa Folder/tập tin

   + Chọn Folder/ tập tin cần xóa

   + Chon File/ Delete

- Phục hồi tập tin/ Folder đã bị xóa

   + Mở biểu tượng Recycle Bin

   + Kích chuột phải vào tập tin / Folder cần xóa

   + Chọn Rotore

- Tìm kiếm tập tin/ Folder

   + Chọn nút lệnh công cụ Search

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Copy ( sao chép) văn bản chọn tổ hợp phím Ctrl C hoặc kích vào biểu tượng copy trên thanh công cụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự cho điểm: 2,5/2,5 điểm

 

 Điểm Trung bình cộng của Nội dung 3: 10/10 điểm

 

Trên đây là báo cáo quá trình vận dụng Kiến thức – Kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục năm học 2015 – 2016, xin báo cáo với tập thể tổ chuyên môn và nhà trường./.

 

XÁC NHẬN

CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

……………………………………..

    Tấn Mỹ, ngày        tháng     năm 2016

Người viết báo cáo

 

 

 

 

………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET