ĐẢNG BỘ XÃ AN PHÚ

CHI BỘ TRƯỜNG THCS AN PHÚ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 

BÁO CÁO

Kiểm điểm tự phê bình và phê bình

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI)

 

Tập thể:       Ban giám hiệu

Đơn vị :       Trường  THCS An Phú

 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng; Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24/02/2012 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 47-KH/HU, ngày 19/4/2012 của Huyện ủy Lục Yên về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Hướng dẫn số 08-HD/HU, ngày 08/10/2012; Công văn s 269-CV/HU, ngày 23/10/2012 ca Huyn y Lc Yên V/v sa đổi, b sung mt s ni dung trong Kế hoch thc hin Ngh quyết Trung ương 4;

Căn cứ Kế hoạch số 07-KH/ĐU, ngày 23/5/2012 của Đảng ủy xã An Phú vể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 47 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI).

Thực hiện Kế hoạch số 12-KH/ĐU, ngày 20/12/2012 của Đảng ủy xã An Phú, trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân; Ban Giám hiệu trường THCS An Phú xây dựng báo cáo kiểm điểm như sau:

 

1. Về đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư­ tư­ởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng:

a. Ưu điểm:

- Ban giám hiệu luôn quan tâm công tác lãnh đạo CB, GV, NV nhà trường luôn vững vàng, kiên định, trung thành với đường lối của Đảng, với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành.

- Xây dựng chương trình hành động, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03 –CT/TW của Bộ chính trị, cũng như các cuộc vận động lớn của ngành phát động như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,  “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia các cuộc vận động, các cuộc thi tìm hiểu nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần xây dựng lập trường tư tưởng chính trị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong BGH, thường xuyên trong công tác kiểm tra, giáo dục, nhắc nhở ngăn chặn những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Quan tâm công tác nắm bắt ý kiến của PHHS và nguyện vọng, tâm tư tình cảm của Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường kịp thời phản ánh giải quyết tháo gỡ.

1

 


- Tập thể BGH đoàn kết, thống nhất trong công tác quản lý lãnh đạo, các thành viên luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công tác, sống giản dị hoà đồng với mọi người, thực hiện nghiêm nội quy đơn vị và quy chế của ngành.

- Các cá nhân trong BGH có tác phong mẫu mực, lối sống trong sáng, giản dị, tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thường xuyên quan tâm động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mọi người.

 

b.  Tồn tại:

- Công tác quản lý lãnh đạo của BGH đôi lúc còn thiếu kịp thời, thiếu kiên quyết trong việc nhắc nhở.

Công tác đấu tranh phê bình còn nể nang, chưa thẳng thắn đấu tranh đặc biệt là trong công tác chuyên môn.

 

2. Xây dựng đội ngũ lành đạo, quản lý các cấp đáp ứng với yêu câu của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa  và hội nhập Quốc tế

a. Ưu điểm:

- BGH đã lãnh đạo thực hiện khá tốt công tác tổ chức cán bộ, trong qui hoạch, đề bạt, phân công, luôn lấy ý kiến tập thể để có quyết định chính xác, không chủ quan, tùy tiện.

- Việc đánh giá, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức đảm bảo đúng qui trình, hướng dẫn. Đảm bảo lấy công việc để chọn người, không để tình cảm riêng tư chi phối đến chất lượng hiệu quả công tác.

- Các quy định của ngành về công tác xây dựng đội ngũ được kịp thời triển khai đến từng Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn, quy định của cấp trên.

   

b. Tồn tại:

- Chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, tự giác, gương mẫu của một số cán bộ chủ chốt trong nhà trường.

- 100% Đội ngũ CB-GV-CNV đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn chiếm hơn 70%, song tỷ lệ GV tham gia và đạt kết quả trong các hội thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn hạn chế, chưa có giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh.

 

3. Xác định rõ  thm quyn trách nhim ca ng­ưi đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quan hệ với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng:

a) Việc quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo cấp trên, tổ chức chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch trong nhà trường:

 Ưu điểm:

 Ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

 - Tổ chức và tạo điều kiện cho cho CB, GV tìm hiểu thêm các thông tin, tư liệu hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học và các tài liệu khác liên quan đến công tác quản lý,

dạy học trên mạng Internet để phục vụ công tác quản lý và dạy học.

 - Cùng với các thành viên là trưởng tổ chuyên môn, các đoàn thể, giáo viên nòng cốt để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung.  Từ kế hoạch tổng thể, nhà trường chỉ đạo các tổ, các đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch của từng bộ phận

1

 


, đầy đủ từ kế hoạch chung đến kế hoạch chi tiết. Hàng tuần, hàng tháng tổ chức họp để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và triển khai kế hoạch cụ thể cho tuần, tháng tiếp theo. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, BGH thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch để qua đó đánh giá rút kinh nghiệm cũng như điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

 

 Tồn tại:

 - Một số kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Một số chỉ tiêu đề ra đối với GV và HS chưa đạt hiệu quả cao.

 - Việc sắp xếp cũng như quản lý các văn bản chỉ đạo của trường còn chưa khoa học.

- Việc chỉ đạo, kiểm tra các tổ chuyên môn chưa thường xuyên.

 b)  Về đổi mới công tác quản lý:

 Ưu điểm:

- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, mọi chủ trương, kế hoạch và các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, quyền lợi của cá nhận, tập thể đều được công khai một cách rõ ràng, minh bạch.

Thực hiện tốt Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó nhà trường thực hiện 3 công khai  về chất lượng đào tạo; các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; thu, chi tài chính.

- Trong công tác tài chính, hàng năm có báo cáo cáo thu chi, quyết toán theo từng năm học, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đảm bảo các nguyên tắc thu chi tài chính.

 - Ban giám hiệu đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, phân công nhiệm vụ, sắp xếp bố trí cán bộ, giáo viên phù hợp năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, giáo viên.

 - Từng bước ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học, các chế độ báo cáo giữa cá nhân, tập thể trong nhà trường được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

 - Chỉ đạo cụ thể các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện phân phối chương trình và đổi mới phương pháp dạy - học; thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Lập kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề cụ thể cho hàng tháng, hàng tuần; công tác kiểm tra nội đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nề nếp dạy học và các hoạt động trong nhà trường.

 - Từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo trong nhà trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn, các đoàn thể xây dựng quy chế cho tổ chức mình để hoạt động có nền nếp, đạt hiệu quả. Xây dựng, củng cố các loại hồ sơ sổ sách của nhà trường đảm bảo đầy đủ, khoa học.

 - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị.

 Tồn tại:

 - Việc kiểm tra, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Ban giám hiệu đôi lúc thiếu kịp thời. Trong học kỳ I một cán bộ quản lý thường xuyên đi học lên đôi lúc còn thiếu  đôn đốc, kiểm

tra việc thực hiện nhiệm vụ.

 - Các tổ chức, đoàn thể đôi lúc còn thiếu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

1

 


 c)  Về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục:

 Ưu điểm:

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, CB, GV, NV và đa số HS tham gia đầy đủ các phong trao vận động quyên góp ủng hộ.

- Đưa các HĐGDNGLL đi vào nề nếp, lập kế hoạch cụ thể, tổ chức hoạt động khá hiệu quả; kết hợp giữa giáo dục tập thể với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chú trọng công tác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; bằng nhiều hình thức như dự giờ, hội giảng, chuyên đề, ... Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 - BGH nhà trường đã căn cứ vào chất lượng của từng lớp từ đầu năm học để thống nhất tổ chức đăng ký chỉ tiêu. Tổ chức cho CB,GV đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học.

- Chú trọng công tác mũi nhọn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường quan tâm, trong những năm học qua nhà trường đã có học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

 Tồn tại:

 - Việc chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa quyết liệt, một số kế hoạch triển khai chưa thường xuyên, liên tục nên đạt hiệu quả thấp như hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế do máy chiếu của nhà trường không sử dụng được.

 

 d)  Về thực hiện các cuộc vận động và các phong trào:

 Ưu điểm:

- Ban lãnh đạo nhà trường nhận thức được trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai các cuộc vận động một cách sâu rộng với nhiều nội dung thiết thực, triển khai tới toàn thể Cán bộ, Đảng viên, giáo viên và học sinh toàn trường. Kết quả, CB GV CNV và HS nhà trường đã có những chuyển biến, trước hết là về nhận thức tư tưởng và đi đến hành động cụ thể qua việc làm của từng cá nhân.

- Hầu hết CB, GV CNV có ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công; sửa đổi lề lối làm việc, hội họp; xây dựng và giữ gìn tốt cảnh quan, môi trường.

- BGH quan tâm đối với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực", có sức lan tỏa mạnh mẽ tới nhân dân và phụ huynh học sinh. Nhà trường đã thu được nhiều kết quả cao từ phong trào này cụ thể là: cảnh quan trường, lớp khang trang, sạch đẹp hơn; môi trường sư phạm ngày càng lành mạnh và thân thiện; thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp dạy và học đạt hiệu quả, các hoạt động vui chơi giải trí được quan tâm thường xuyên hơn, ...

 Tồn tại:

 - Việc chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua đôi khi còn lúng túng do kinh nghiệm của tập thể lãnh đạo chưa nhiều.

4. Nguyên nhân tồn tại:

- Công  tác chuyên môn chiếm nhiều thời gian nên đôi lúc còn hạn chế thời gian thiếu quan tâm trong nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục.

1

 


- Việc phối hợp giữa các thành viên trong BGH với các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục còn có mặt hạn chế.

- Chưa thúc đẩy việc vận dụng và phát huy hiệu quả trình độ đào tạo của mỗi CB GV CNV trong công tác được giao.

- Tư tưởng ngại khó, ngại khổ, đùn đẩy công việc vẫn còn tồn tại ở một số cá nhân.

5. Hướng khắc phục:

- Các thành viên trong BGH phải tích cực trong việc học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.

- Quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền giáo dục, lấy tiêu chí trong Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS làm cơ sở trọng tâm của nội dung tuyên truyền giáo dục.

- Chú trọng phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, của các cán bộ chủ chốt  trong nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục.

- Nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ GV, nhất là các cá nhân đảm trách vai trò lãnh đạo trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể.

- BGH cùng các ban ngành đoàn thể trong nhà trường quan tâm hơn nữa đối với công tác tổ chức cán bộ. Đi đôi với việc tạo mọi điều kiện thuận nhằm động viên, phát huy vai trò của mỗi tập thể, vai trò - trình độ của mỗi cá nhân. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời, song song với việc đề ra những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những tư tưởng đùn đẩy, ỷ lại.

 - Xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhà trường. Thường xuyên và sâu sát hơn trong công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các tổ chức đoàn thể và cá nhân.

Trên đây là báo cáo kiểm điểm tự phê bình của tập thể BGH trường THCS An Phú, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân tình, thẳng thắn, trung thực và khách quan của các đồng chí để tiếp thu và khắc phục sửa chữa nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

             An Phú, ngày 07 tháng 01 năm 2013

                                                                                    TM. BAN GIÁM HIỆU

                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

                                                                                    Tống Xuân Bằng

 

1

 

nguon VI OLET