PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG

 

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

       Số: 01/BC- MNMH                                          Mỹ Hưng, ngày 03 tháng 01 năm 2018

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC KỲ I

Năm học 2017 - 2018

 

 Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017 -  2018 của cấp học mầm non Huyện Thanh Oai;

  Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của trường mầm non Mỹ Hưng. Trường Mầm non Mỹ Hưng báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường học kỳ I năm học 2017 - 2018 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của UBND thành phố Hà nội, UBND Huyện Thanh Oai, các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Thanh Oai, Đảng ủy, HĐND xã, cán bộ các thôn đội đã tạo điều kiện chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường.

- Đảng uỷ xã đã đề ra Nghị quyết về việc nâng cao chất lượng giáo dục xã Mỹ Hưng giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo để chỉ đạo các trường làm tốt công tác giáo dục của xã, trong đó có giáo dục mầm non.

  - Đội ngũ giáo viên, nhân viên được bổ sung, đảm bảo về số lượng và được nâng cao dần lên về chất lượng, tổng số giáo viên được biên chế là 35 đ/c, số giáo viên còn lại được xếp lương chuyển sang ngang và được xếp vào ngạch bậc, do vậy đã phần o giúp giáo viên yên tâm công tác.

 - Nhà trường đã được UBND Thành phố Hà nội đầu tư kinh phí xây dựng trường theo mô hình trường trường Quốc gia và đã được bàn giao và đi vào sử dụng từ tháng 8/2017 với tổng kinh phí trên 38 tỷ đồng.

- Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được trang bị đầy đủ và hiện đại.

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết và được chuẩn hóa 100%.

2. Khó khăn:

Nhận thức của một số ít lãnh đạo, các thôn đội và phụ huynh về ngành học còn chưa đầy đủ và hạn chế do vậy việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.

Khu Quảng Minh còn chung sân trường với nhà văn hóa thôn, do vậy đã rất ảnh hưởng đến việc quản lý trẻ, quản lý tài sản và thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên hàng ngày.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua:

100% cán bộ giáo viên nhân viên trong trường tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Đã vận dụng  linh hoạt trong công tác hàng ngày nổi bật lên có đ/c: Hoàng Thị Thi, Nguyễn Thị Phương, Hoàng Thị Thúy, Phạm Thị Hương, Kiều Thị Hằng, Ngô Thị Nga, Lê Thị Tâm, Nguyễn Thị Thúy (1981), Phạm Thị Duyên

1

 


, Trịnh Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Giang (NVND), Nguyễn Thị Thủy (NVND), Nguyễn Thị Tố Hương

Hưởng ứng cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, nhà trường thực hiện việc đánh giá giáo viên đúng thực chất nghiêm túc, việc thu - chi đúng theo các văn bản quy định. Việc thu - chi được thống nhất từ Cấp uỷ đến  Chi bộ, Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường, Ban đại diện phụ huynh các lớp....

 Kết quả: việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, nhân viên của trường luôn thực chất công khai. Trong học kỳ I vừa qua nhà trường không có trường hợp nào vi phạm quy chế chuyên môn.

- Song song với các cuộc vận động trên, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã phối kết hợp với phụ huynh trong nhà trường hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của nhà trường.

- Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường: Nhà trường đã xây dựng quy ước văn hóa, sự thân thiện trong môi trường sư phạm, trẻ có thói quen lễ giáo tốt, biết chào hỏi người lớn, tự tin khi giao tiếp, biết xưng hô đúng mực với bạn bè, môi trường sư phạm thân thiện.

2. Quy mô phát  triển GDMN và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi:

 - Tổng số nhóm lớp là 15. Trong đó: + nhà trẻ là 03 nhóm;

                                                           + Mẫu giáo là 12 lớp

- Đã huy động số trẻ ra lớp: 475 cháu 

+ Nhà trẻ: 3 nhóm = 56/141 cháu - đạt 40% so với tổng số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh, so kế hoạch Phòng giáo dục giao đạt 100%;

     + Mẫu giáo: 12 lớp = 419/480 cháu - đạt 87,3% so với độ tuổi, so với kế hoạch phòng giáo dục giao đạt tỷ lệ 100%.

 Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp: 174/174 đạt tỷ lệ 100% (chưa tính 12 trẻ đi học trái tuyến).

 * Biện pháp thực hiện

- Đã thực hiện tốt công tác điều tra s tr trên địa bàn xã.

- Ngay từ đầu năm học trường đã có kế hoạch giao ch tiêu số lượng cho các lớp.

- Đã kết hợp cán bộ các thôn, đội để tuyên truyền vận động PH cho tr ra lớp.

- Đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục để huy động s lượng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu gửi của ph huynh.

* Công tác triển khai thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi  theo Quyết định số 239/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tham mưu đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để huy động 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường học hai buổi/ngày. Đảm bảo trẻ mẫu giáo 5 tuổi được học trong trường công lập, thực hiện có chất lượng chương trình GDMN, chỉ đạo giáo viên tuyệt đối không ép trẻ tập đọc, viết chữ học trước chương trình lớp1.

- Đảm bảo bố trí đủ giáo viên trên lớp theo điều lệ trường MN.

1

 


- Chỉ đạo giáo viên các lớp chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị ngay từ đầu tháng 8 để có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Chỉ đạo tổ chức có hiệu quả cuộc họp tọa đàm đầu năm với cha mẹ các cháu, thực hiện tốt công tác phối kết hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ để tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu đến trường được vui chơi và học tập theo chương trình GDMN.

- Thực hiện Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/7/2011 của liên Bộ, Bộ GD&ĐT - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở GDMN theo quy định tại QĐ số 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Tổng số trẻ 5 tuổi được hỗ trợ ăn trưa và hỗ trợ đồ dùng học tập3 cháu tổng kinh phí được hỗ trợ ăn trưa là: 5.940.000đ (Năm triệu chín trăm bốn  mươi nghìn đồng chẵn).

3. Chất lượng chăm sóc,  giáo dục trẻ:

 a. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe.

  - Số trẻ ăn bán trú tại trường: 475/475 cháu đạt 100% số trẻ đến trường.

Trong đó : + Nhà trẻ: 56/56 cháu đạt tỷ lệ 100% ;

         + Mẫu Giáo: 419/419 cháu đạt tỷ lệ 100%.

- Mức ăn: 15.000 đ/trẻ/ngày.

 - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là: 3,8 % so với đầu năm giảm 0,8 %.

 - Trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng: 475 cháu đạt tỷ lệ 100%, hàng tháng thực hiện nghiêm túc việc theo dõi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng.

 - 100% các nhóm lớp đảm bảo vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trẻ.

 - Đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ ở trường.

 - 100% các lớp có xốp trải nền nhà cho trẻ vào mùa đông.

 - 100% các lớp học có điều hòa đảm bảo sức khỏe cho trẻ ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

 - Trẻ được ăn đủ chất, cân đối định lượng thức ăn tương đối chính xác, thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo bữa ăn tiêu chuẩn, bữa chính đạt tối thiểu 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3-5 loại rau, củ và bao gồm các món: Cơm, món mặn, món xào, món canh và có thể thêm món tráng miệng.

 - Tổ chức thi NVND giỏi cấp trường đã có 6/8 đồng chí tham gia, chọn được 1 đồng chí tham gia thi cấp cơ sở.

 - Kết quả thực hiện Thông tư 13/2010/TT-BGD ĐT ngày 15/4/2010 về Ban hành quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT được nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong học kỳ I 100% nhóm lớp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 11 nhóm lớp xếp loại tốt, 4 nhóm lớp xếp loại khá.

 * Biện pháp:

 - Giao chỉ tiêu huy động số trẻ ăn tại lớp cho giáo viên, tích cực vận động phụ huynh nâng mức ăn cho trẻ ăn tại trường từ 14.000đ/ngày lên 15.000đ/ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hàng ngày.

 - Chỉ đạo tốt công tác quản lý nuôi dưỡng, quản lý và tổ chức tốt bữa ăn của trẻ hàng ngày tại các nhóm lớp.

1

 


- Thực hiện xây dựng thực đơn riêng cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo phù hợp với khẩu vị ăn của trẻ và các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương, chú trọng chế biến, phối hợp món ăn hợp lý. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo bữa ăn tiêu chuẩn, bữa chính đạt tối thiểu 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3-5 loại rau, củ và bao gồm các món: Cơm, món mặn, món xào, món canh và có thể thêm món tráng miệng.

 - Thực hiện công khai tài chính chi ăn hàng ngày tại các khu. Đảm bảo vệ sinh đồ dùng dụng cụ chế biến và chia ăn, chế biến món ăn theo quy trình chế biến một chiều để đảm bảo tuyệt đối vệ sinh ATTP.

 - Trẻ được ăn đủ chất, thường xuyên thay đổi thực đơn, bữa phụ chiều cho trẻ, đảm bảo vệ sinh ATTP. Tính khẩu phần ăn cho trẻ để bổ sung thực phẩm cho trẻ ăn hàng ngày nhằm tăng lượng calo cho trẻ.

- Chỉ đạo 100% các nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ.

 - Đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ ở trường.

 - Tổ chức tốt hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường và cấp cơ sở. 

- Chỉ đạo tổ chức nấu ăn tại bếp khu Trung Tâm, đảm bảo khâu quản lý, giao nhận thực và chế biến thực phẩm.

 - Tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ các loại thực phẩm sẵn có tại đia phương và tiền mặt để thực hiện mỗi tháng một tuần dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hàng ngày.

 - Nhà trường đã tuyên truyền và thực hiện tốt việc tổ chức bữa ăn tự chọn cho các cháu vào các dịp kỷ niệm 20/10; 20/11; 22/12 từ nguồn kinh phí do phụ huynh tự nguyện ủng hộ trong các dịp nhà trường phát động.

 - Thực đơn của giáo viên, nhân viên không trùng với thực đơn của trẻ.

 - Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về Ban hành Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT được nhà trường đặc biệt quan tâm.

- Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ.

+ Chế độ đãi ngộ đối với NVND còn thấp, nên các cô chưa thực sự yên tâm công tác.

+ Trong năm số nhân viên trong tổ nuôi nghỉ thai sản 02 đ/c, nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy trình về chế biến thực phẩm.

* Đề xuất:

Quan tâm về chế độ chính sách cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, đảm bảo bằng mức lương như của giáo viên.

b. Công tác giáo dục.

* Kết quả và biện pháp triển khai chương trình GDMN, triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:

Trường đã chỉ đạo 100% nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chỉ đạo 100% các lớp 5 tuổi thực hiện áp dụng bộ chuẩn phát triển  trẻ 5 tuổi đạt hiệu quả cao.

 Những điểm mạnh:

1

 


Năm học 2017 - 2018 nhà trường đã nghiêm túc triển khai thực hiện việc áp dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và đánh giá tr 5 tuổi theo b chuẩn đến 100% giáo viên 5 tuổi với tất cả 120 chỉ số chọn và đưa các chỉ số vào các chủ điểm đánh giá sao cho phù hợp. Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo sát sao tới 100% GV thực hiện tốt việc lồng ghép GD kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

  Nhà trường đã được quan tâm đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất theo hướng hiện đại cho tất cả các lớp: như bàn ghế đủ cho trẻ ngồi học, trang bị các giá đựng đồ dùng cá nhân, đồ chơi đủ cho các lớp, đầu tư mua sắm đồ dùng hiện đại cho lớp 5 tuổi trong toàn trường: Máy tính, máy in, máy chiếu, kết nối mạng intenet, tivi, đầu đĩa, đàn oóc và đầu video để áp dụng và thực hiện vào các hoạt động học tập của trẻ đạt hiệu quả.

         Việc tạo môi trường mở tại các nhóm lớp được nhà trường đặc biệt quan tâm, trang trí lớp theo các chủ điểm sự kiện, đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng có tác dụng giáo dục cao nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ. Đồng thời thể hiện rõ nội dung tuyên truyền tới phụ huynh.

 Những khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

           Nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại như Đàn oocgan, máy tính trẻ em, tuy nhiên tay nghề của giáo viên còn thấp do chưa được đi đào tạo các lớp học cơ bản, vì vậy hiệu quả sử dụng để đưa vào dạy trẻ chưa cao và còn lú túng.

      Biện pháp giải quyết:

- Bồi dưỡng chuyên môn vào học kỳ II và dịp hè 2017 cho giáo viên.

- Liên hệ với các trường có kinh nghiệm thực hiện chương trình GDMN, tổ chức cho giáo viên thăm quan dự giờ và kiến tập tại các trường điểm trong nội thành.

- Tiếp tục đầu tư CSVC trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các lớp.

- Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp nâng cao về tin học và sử dụng đàn oocgan.

- Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn vững dy các lớp 5 tuổi.

* Kết quả thực hiện Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ:

- Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên toàn trường và chủ động tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề trong năm học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, xây dựng khu vận động cho trẻ tại khu Trung Tâm. Tập trung chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng giáo dục phát triển vận động, đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ của giáo viên toàn trường. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát tại các nhóm lớp, chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ các hoạt động phát triên vận động cho trẻ và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo năm học.

- Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch chọn khu Trung Tâm để tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, triển khai thực hiện chuyên đề GDPTVĐ và xây dựng các chuyên đề cho Phòng GD và nhà trường: Công tác nuôi dưỡng, Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức

1

 


hoạt động GDPTVĐ. Lựa chọn mỗi khối một lớp tại khu Trung Tâm để xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề. Yêu cầu giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tăng cường cho trẻ vận động ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện của trường, lớp, địa phương; Nhà trường chú trọng việc xây dựng môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp; khai thác, sử dụng có hiệu quả phòng giáo dục thể chất, trang thiết bị hiện có để giáo dục phát triển vận động cho trẻ một cách khoa học, hài hòa và hợp lý.

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tốt với các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong toàn trường.

c. Kết quả triển khai nội dung giáo dục ATGT, giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:

* Nội dung GDATGT, GD BVMT:

- Các hoạt động đã triển khai:

  Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên  kiến thức về bảo vệ môi trường và nội dung giáo dục an toàn giao thông.

 Tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.

  Xây dựng sân chơi về chủ đề an toàn giao thông cho các cháu.

  Làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai cuốn sách “Cha mẹ cần biết” về ATGT.

 - Các biện pháp nâng cao chất lượng GDATGT, BVMT:

  + Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện GDATGT và BVMT.

 + Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên.

 + Xây dựng chỉ đạo điểm.

  + Đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.

      - Những khó khăn đang gặp phải của nhà trường khi thực hiện công tác giáo dục ATGT và BVMT:

+ Đồ dùng đồ chơi giáo viên đã tích cực làm, song còn ít so với yêu cầu, đồ dùng hiện đại còn thiếu như máy chiếu ti vi, đàn, đài..…

+ Nhiều giáo viên mới vào trường trình độ chuyên môn được đào tạo hệ tại chức, do đó việc tiếp thu và truyền đạt còn hạn chế.

- Giải pháp khắc phục:

+ Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trang bị đồ dùng hiện đại, phát động làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương.

+ Đề xuất, tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán đi tham quan học tập các trường điểm, trường tiên tiến của Huyện và Thành phố.

+ Đề xuất với cấp trên xin kinh phí để đầu tư CSVC, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi phục vụ cho GV và các cháu.

1

 


* Về GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, công tác PCCC hiệu quả:

- Nhà trường đã có kế hoạch cử GV cốt cán của trường đi tập huấn về công tác GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và công tác phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả, sau đó XD chuyên đề và tập huấn cho GV,NV toàn trường về dự. Đồng thời trường đã chỉ đạo 100% giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trẻ trong các hoạt động học: như tắt điện sau khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi sử dụng xong, cách phòng và bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn... để từ đó giúp các cháu hình thành ý thức tiết kiệm năng lượng và biết bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn ngay từ tuổi mầm non.

 * Kết quả và biện pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin:

  - Nhà trường đã được Thành phố đầu tư đầy đủ máy vi tính, máy chiếu cho các lớp trong toàn trường và 1 phòng máy tính trẻ em.

- Nhà trường đã chỉ đạo 100% giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, đồng thời phát động thi đua trong năm học mỗi GV xây dựng được ít nhất 5-7 giáo án điện tử được trình chiếu trên Powpoint và hướng dẫn GV được làm quen và sử dụng hợp lý các phần mềm XD bài giảng tương tác điện tử và ứng dụng bài giảng E-legning giảng dạy, cập nhật Website và trang Violet của trường, biết cách cập nhật và đăng tải giáo án, các tư liệu, tài liệu trên Website và trang Violet của trường, sử dụng hợp lý phần mềm kế toán, nuôi dưỡng...

 - Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học đào tạo kỹ năng sử dụng máy vi tính và học các lớp nâng cao soạn giáo án điện tử trên máy.

 * Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

 + Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên đã đi học lớp đào tạo máy vi tính, song do tay nghề và kỹ năng sử dụng CNTT còn hạn chế, nên hiệu quả sử dụng CNTT để đưa vào dạy trẻ chưa cao. 

   * Giải pháp khắc phục:

 + Tiếp tục cử giáo viên học vi tính trong học kỳ 2 và trong dịp hè.

 + Cử những GV có tay nghề cao trong việc sử dụng CNTT của trường bồi dưỡng và giúp đỡ cho GV từng khối, lớp vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng kỳ.

 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên:

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 56 đ/c

  - Quản lý: 2        + Trình độ ĐH: 2 đ/c ;

          + Trình độ LLCT: 02 đ/c.

- Giáo viên : 41   + Trình độ ĐH - CĐ: 34 đ/c;   

        + Trình độ TC: 7 đ/c.

- Nhân viên nuôi dưỡng: 08 đ/c, trình độ CĐ: 3 đ/c; trung cấp: 5 đ/c.

- Nhân viên KT: 01 đ/c.

- Nhân viên YTHĐ: 01 đ/c.

1

 


- Nhân viên văn thư: 0 đ/c;

- Nhân viên phục vụ: 01 đ/c;

- Nhân viên quản trường: 02 đ/c.  

* Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ:

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tổ chức bồi dưỡng hè cho giáo viên với các nội dung :

- Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Bồi dưỡng về nội dung, phương pháp lên lớp của các hoạt động học tập. Cách lên thực đơn và chế biến thức ăn cho trẻ.

- Bồi dưỡng cách làm đồ dùng đồ chơi băng nguyên phế liệu, cách xây dựng góc sáng tạo và cách xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên.

- Bồi dưỡng về cách làm hồ sơ sổ sách.

- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

- Bồi dưỡng cách viết SKKN.

- Tổ chức dự giờ thăm lớp ….

* Đề xuất :

- Phòng GD thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vào dịp hè, hàng tháng, hàng kỳ.

- Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch, soạn bài, bồi dưỡng phương pháp lên lớp các hoạt động, cách làm đồ dùng đồ chơi băng nguyên phế liệu, cách xây dựng góc sáng tạo và cách xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên ....với hình thức tổ chức theo cụm để các trường có nhiều cán bộ, giáo viên được đi kiến tập.

  5. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho GDMN:

* Vấn đề quy hoạch đất đai, quy hoạch trường, lớp của điạ phương:

Nhà trường đã được đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất theo hướng hiện đại và đã được bàn giao công trình xây dựng tại khu Trung Tâm và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2017, đã được Thành phố thẩm định và công nhận danh hiệu ”Trường chuẩn Quốc gia”. Tuy nhiên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 2 khu Trung Tâm và Quảng Minh.

* Các công trình xây dựng và tu sửa trong năm học:

- Đã mua sắm, sửa chữa, cải tạo lại khu Quảng Minh với tổng kính phí 250.000.000 đồng.

- Đã xây dựng khu vận động, trang trí tạo cảnh quan môi trường sư phạm cho các khu với tổng kinh phí là: 245.200.000 đồng.

1

 


- Đã chi sửa chữa, mua sắm bổ sung một số đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú với tổng kinh phí là: 50.600.000 đồng.

- Đã mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác GD với tổng kinh phí là: 48.600.000 đồng.

Tổng kinh phí: 594.400.000 đồng

Trong đó:

                           - Kinh phí cấp trên: 250.000.000 đồng.

                           - Phụ huynh đóng góp: 99.200.000 đồng.

                 - Nguồn từ ngân sách nhà nước: 245.200.000 đồng.

   6. Thực hiện công bằng trong giáo dục, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:

- Trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên toàn trường luôn quan tâm chăm sóc tới 100% trẻ ở các lớp và đăc biệt quan tâm chăm sóc chu đáo tới những cháu khuyết tật trong các hoạt động, ăn ngủ vui chơi và học tập, các cháu yếu, các cháu biếng ăn...

7. Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non: 

- Tích cực tuyên truyền những nội dung cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các buổi họp cha mẹ học sinh, trong các giờ đón, trả trẻ và trên các bảng tuyên truyền ở các khu.

- Tổ chức tốt các ngày lễ hội trong năm.

- Thông báo kịp thời những nội dung cần phối hợp với phụ huynh trên bảng thông báo của các khu .

- Thường xuyên viết bài tuyên truyền về công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học để tuyên truyền qua loa đài truyền thanh của xã và các thôn.

- Phong trào giáo dục mầm non đã được các ban ngành đoàn thể, phụ huynh  quan tâm ủng hộ, nhằm góp phần xây dựng trường mầm non Mỹ Hưng phát triển.

  8. Công tác quản lý:

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.

- Thực hiện công tác thu chi đúng theo các văn bản hướng dẫn của Thành Phố, thực hiên công khai tài chính theo quy định .

- Đánh giá đúng kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra và cải cách hành chính trong GDMN.

- Duy trì nề nếp kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất GV, NV toàn trường.

+ Kiểm tra toàn diện 4 GV, kết quả xếp loại tốt: 4 đ/c (Ngô Thị Nga, Lê Thị Thúy Bình, Lê Thị Tâm, Nguyễn Thị Hằng).

+ Kiểm tra đột xuất 100% giáo viên, nhân viên.

- Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý, đồng thời quản lý chặt chẽ ngày công, giờ công của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.

1

 


* Đánh giá kết quả công tác quản lý :

 -  Đã chỉ đạo thực hiện KH, nhiệm vụ năm học có hiệu quả ở các chỉ tiêu sau:

 + Cân đo theo dõi biểu đồ SK lần, lần 2 và khám sức khoẻ lần 1 cho trẻ theo đúng kế hoạch.

 + Công tác thi đua đã được đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên.

 + Công tác chăm lo đời sống CB-GV-NV được đảm bảo quyền lợi chế độ công khai dân chủ trong toàn trường.

 + Trường đã có môi trường sư phạm: xanh - sạch - đẹp.

 + 100% giáo viên đã biết tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động tại lớp để phát huy tính chủ động và sáng tạo của trẻ. Đồng thời đi sâu vào việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I:

1. Kết quả nổi bật:

 - Số lượng trẻ đi học đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và ăn ngủ ở trường đạt 100%.

- Trẻ ngoan, có nề nếp tốt.

 - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công khai tài chính theo đúng quy định.

 - Giáo viên các nhóm lớp đã tập trung trang trí lớp, xây dựng góc sáng tạo cho trẻ và tạo cảnh quan môi trường học tập tốt.

 - Xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp.

 - Tổ chức tốt Hội thi giáo viên giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bền đẹp.

 - Đã tham mưu xây dựng, tu sửa, mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo hướng hiện đại, trang trí tạo cảnh quan môi trường sư phạm thân thiện cho tất cả các khu phục vụ cho các hoạt động vui chơi, dạy và học của giáo viên và các cháu được cán bộ, nhân dân, phụ huynh hết sức phấn khởi và tin tưởng.

 - Đã thực hiện tốt việc công khai dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

2. Những khó khăn, hạn chế:

Nhà trường vẫn còn một số giáo viên sử dụng máy vi tính còn chưa thành thạo, do đó việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của trẻ còn hạn chế, nên hiệu quả các giờ học đạt chưa cao.

 - Trường vẫn còn một số giáo viên cao tuổi, nên việc cập nhật các kiến thức về CNTT còn chậm chạp.

 - Việc đầu tư kinh phí để xây dựng, mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy và học của của giáo viên và các cháu còn hạn chế.

 - Công tác tuyên truyền của một số giáo viên, nhân viên trong trường còn hạn chế, chưa có sức thuyết phục. Nhận thức của nhiều phụ huynh về GD trẻ MN chưa cao, nên vẫn còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em của mình và nhà trường, do vậy công tác XHH của nhà trường còn gặp khó khăn và hiệu quả đạt chưa cao.

1

 


 * Biện pháp khắc phục:

- Tiếp tục bồi dưỡng ký năng tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đến trường đảm bảo đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.

 - Thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng Uỷ xã về việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo xã Mỹ Hưng giai đoạn 2016 - 2020.

 3. Kiến nghị, đề xuất với Phòng giáo dục:

 - Tham mưu với UBND Huyện sớm thực hiện làm quy trình để bổ nhiệm thêm cho trường  một Phó Hiệu trưởng để đảm bảo đủ cơ cấu BGH cho nhà trường

 - Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên lòng cốt của các trường đi kiến tập các chuyên đề và tham quan các trường tiên tiến trong và ngoài Thành phố.

Trên đây là báo cáo kết quả học kỳ I của trường Mầm non Mỹ Hưng, rất mong cấp trên xem xét và có ý kiến chỉ đạo giúp đỡ nhà trường để năm học 2017 - 2018 trường Mầm non Mỹ Hưng thực hiện tốt kế hoạch và đạt được kết quả cao.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);

- UBND Mỹ Hưng (để b/c);

- Lưu VP./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

                            Nhữ Thị Thủy 

 

1

 

nguon VI OLET