PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỘC BÌNH
TRƯỜNG THCS XÃ ĐỒNG BỤC

Số: /BC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Bục, ngày 27 tháng 2 năm 2015



BÁO CÁO
Tình hình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học năm 2015

Thực hiện Công văn số 128/PGD&ĐT-THCS V/v Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học năm 2015 ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lộc Bình, trường THCS xã Đồng Bục báo cáo tình hình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học năm 2015 như sau:

I. Công tác chỉ đạo
1. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu các văn bản về TBDH liên quan đến cấp học.
Nhà trường đã triển khai các công văn của cấp trên về sử dụng thiết bị dạy học cho tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
2. Tổ chức rà soát để có kế hoạch trang bị
Ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị cho giáo viên, nội quy mượn trả thiết bị.
Ngoài những thiết bị đã có, đầu năm 2015 đã mua mới 02 đệm nhảy cao, bộ tranh GDCD lớp 6,7,8,9.
Ngoài ra hàng ngày lên lớp giáo viên còn tự làm đồ dùng dạy học như bảng phụ… Hàng năm nhà trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, có chấm điểm và trao thưởng cho các sản phẩm có chất lượng.
3. Bảo quản, phát huy TBDH trong PHBM
Hiện nay trường THCS Đồng Bục chưa có phòng thiết bị riêng nên các thiết bị dạy học được sắp xếp cùng với phòng thư viện. Riêng dụng cụ thí nghiệm và hóa chất môn hóa học được xếp riêng.
Các thiết bị dạy học được sắp xếp theo từng môn học, bảo quản trên giá cao. Lên lịch bảo quản phơi, sấy dụng cụ sau khi sử dụng theo từng tháng, cất, bảo quản đúng nơi quy định.
Kiểm kê thiết bị dụng cụ đã sử dụng xong theo từng năm học. 
4. Chỉ đạo, tổ chức việc khai thác sử dụng TBDH
Phổ biến danh mục đồ dùng đang có cho giáo viên. Nhà trường yêu cầu và tạo điều kiện sử dụng. Các giáo viên gắn hiệu quả sử dụng với đổi mới PPDH.
5. Công tác quản lý TBDH và PHBM hệ thống hồ sơ, sổ sách để theo dõi việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH
Có đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi việc nhập TBDH tình hình mượn, trả ĐD hàng ngày cho giáo viên.
6. Việc phân công lãnh đạo và nhân viên phụ trách thiết bị
Ban giám hiệu đã xác nhận tài sản thiết bị trong sổ quản lý thiết bị. Sổ tài sản thiết bị đã phản ánh được số lượng thiết bị thực có.
      Đã kiểm tra khâu quản lý tài sản, tình hình bảo quản, sắp xếp kho, tình hình mượn của giáo viên mỗi năm học một lần.
      Thời gian làm việc trong tuần của nhân viên phụ trách thiết bị vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.
      Nhân viên phụ trách thiết bị đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc sửa chữa các đồ dùng dạy học, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ đùng dạy học.
          Trang bị cho mỗi tổ chuyên môn một sổ mượn trả thiết bị để giáo viên chủ động trong việc mượn trả đồ dùng cho mỗi tiết học.
Việc ghi chép hồ sơ sổ sách hàng ngày, việc báo cáo lãnh đạo hàng tháng được thực hiện nghiêm túc. Cuối mỗi học kì đều có tổng hợp tình hình mượn trả của giáo viên với BGH để có hình thức khen chê kịp thời giúp nâng cao ý thức trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị của mỗi giáo viên.
II. Tình hình sử dụng TBDH
1. TBDH tối thiểu thực hành, thí nghiệm, minh họa... sử dụng trong tiết học theo phân phối chương trình
1.1. Ưu điểm
Giáo viên trong nhà trường đã được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Đa số giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học hiện đại cũng như thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy.
1.2. Nhược điểm
TBDH được trang bị đã lâu năm nên một số môn TBDH còn thiếu, không đủ bộ, đồ dùng đã hỏng hoặc bị rách, mọt … không sử dụng được
          Số HS trong một lớp đông nên việc quán xuyến uốn nắn, rèn kĩ năng cho các em trong giờ học còn nhiều gặp nhiều khó khăn (khối 6 và khối 8).
          Một số thiết bị độ bền chưa cao, tính chính xác chưa
nguon VI OLET