BCĐ CMC - PCGD

XDXHHTMINH HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:  01/BC-TTHTCĐ

 

Minh Hòa, ngày 07  tháng 02  năm 2012

 

BÁO CÁO

Kết quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng năm 2011,

phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2012 

 

 Kính gửi: - Ban chỉ đạo CMC – PCGD – XDXHHT huyện Dầu Tiếng

Căn cứ công văn số 02/PGDĐT ngày 30/01/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về hướng dẫn Báo cáo hoạt động Trung tâm Học tập cộng đồng năm 2011;

 Căn cứ thực tế hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Hòa năm 2011.

 Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Hòa xin được báo cáo kết kết quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng năm 2011 và xây dựng phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2012 như sau:

A. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NĂM 2011

I/ Về phát triển tổ chức – Cơ sở vật chất:

1. Về công tác Tổ chức:

NHÂN SỰ - SỐ LƯỢNG

Giám đốc

Phó

Giám đốc

Kế toán

Văn thư – Thủ quỹ

Giáo viên chuyên trách

Cộng tác viên

01

02

01 (Kế toán của UBND xã                kiêm nhiệm)

01 (Văn thư – Thủ quỹ của UBND xã                  kiêm nhiệm)

01

12

2. Về cơ sở vật chất: Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Hòa chưa có cơ sở riêng và trang thiết bị, máy móc để sử dụng, hiện tại sử dụng và dùng chung cơ sở với Trung tâm Văn hóa xã. Kinh phí hỗ trợ ban đầu để Trung tâm trang bị mua sắm cơ sở vật chất hiện chưa được Phòng Tài Chính – Hế hoạch của huyện phân bổ.

II/ Công tác tổ chức và hoạt động:

Minh Hoà là một xã vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn khó khăn của Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương, Xã cách trung tâm huyện khoảng 30 km về phía Bắc, hướng Đông giáp xã Minh Thạnh; hướng Tây giáp huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh; Hướng Nam giáp xã Minh Tân, Định An; Hướng Bắc giáp xã Tân Hiệp – Huyện Bình Long – Tỉnh Bình Phước. Xã được hình thành 5 ấp, địa bàn rộng có người dân tộc Chăm sinh sống, các ấp cách trung tâm xã từ 2 đến 10 Km đường xá đi lại khó khăn. Về dân tộc Chăm có 87 hộ với 309  nhân khẩu; Dân tộc Khơ me có 43 hộ với 214 nhân khẩu; Dân tộc tày có 02 hộ với 04 nhân khẩu; Dân tộc Tày có 02 hộ với 04 nhân khẩu; Dân tộc Mường có 01 hộ với 04 nhân khẩu; Dân tộc Tà mun có 07 hộ với 26 nhân khẩu; Dân tộc Hoa có 07 hộ với 42 nhân khẩu.

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 9.526 ha. Dân số toàn xã là 1.528 hộ, có 7.598 khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, có 798 hộ là công nhân nông trường cao su, chiếm tỉ lệ 53% còn lại là hộ sống bằng sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Những năm gần đây đời sống kinh tế tuy có nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với một số xã trong huyện.

Về văn hóa, giáo dục: Minh Hòa có hệ thống trường lớp tương đối đồng bộ, hiện có 01 trường Mẫu giáo; có 02 trường Tiểu học; có 01 trường Trung học cơ sở; 01 trường THPT; 01 Trung tâm học tập cộng đồng. Nề nếp hoạt động và quản lý các trường luôn luôn được cải tiến; các trường trên địa bàn có sự phát triển khá đồng bộ về quy mô, chất lượng giáo dục. Hiệu quả đào tạo của các trường luôn đạt khá cao, điều này đã đóng góp rất lớn vào quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trong tương lai cho địa phương.

Trung tâm học tập cộng đồng của xã mặc dù còn những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động nhưng đã có những đóng góp rất tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập. Trung tâm vừa hoạt động vừa hoàn thiện các phương thức, luôn tìm cách cải tiến để nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân, nhất là nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cụ thể như sau:

1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên của Đảng Ủy, HĐND và UBND xã cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

Sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Phòng GD - ĐT huyện Dầu Tiếng.

Nhận thức của người dân đối với việc xây dựng xã hội học tập, hoạt động khuyến học và nhất là vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng được nâng lên.

2. Khó khăn:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được trang bị, chưa đáp ứng được hoạt động của Trung tâm.

Đây là một loại hình tổ chức giáo dục không chính quy còn mới, yêu cầu cả xã hội học tập đa ngành, đa lĩnh vực trong khi chưa có quy chế hoạt động cụ thể nên gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

Một bộ phận nhỏ trong nhân dân chưa ý thức được việc học tập nâng cao trình độ là yêu cầu cần thiết, là điều kiện giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, nâng cao mức sống gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước nên sự huy động người dân tham gia học tập là rất khó khăn.

Ban quản lý Trung tâm đều kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành hoạt động.

3. Những hoạt động và kết quả đạt được:

3.1. Công tác tổ chức:

Trung tâm HTCĐ là công cụ có hiệu quả để thực hiện giáo dục cho mọi người, có mạng lưới hoạt động thường xuyên, phát triển theo hướng thúc đẩy nâng cao giá trị con người, hình thành xã hội công bằng, có nền kinh tế – xã hội phát triển bền vững, dân chủ và tôn trọng nhân phẩm, nhu cầu chính đáng của con người.

Cũng chính vì lẽ đó mà công tác tổ chức học tập, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, thời sự, khoa học kỹ thuật của các ban ngành, đoàn thể, được Ban quản lý Trung tâm HTCĐ chú trọng.

Nhằm tạo điều kiện để Trung tâm hoạt động có hiệu quả hơn, Trung tâm đã lên phương án củng cố bổ sung và đề xuất các thành viên Ban quản lý.

Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm; phân công các thành viên tham gia hoạt động của Trung tâm gắn với chức năng nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các thành viên trong Ban quản lý.

3.2. Hoạt động quản lý trung tâm:

Ban quản lý có kế hoạch cụ thể cho từng thời gian hoạt động.

Mỗi quý Ban quản lý họp 1 lần để đánh giá các hoạt động thời gian qua đồng thời lựa chọn các chuyên đề ưu tiên cần triển khai để kết hợp với các ngành chuyên môn triển khai.

Điều tra nắm bắt nhu cầu theo từng thời điểm để triển khai các nội dung hoạt động phù hợp .

Rà soát lại các nhu cầu nhất là những nhu cầu phát triển mới như công nghệ thông tin, công nghệ mới trong sản xuất để đưa vào nội dung tuyên truyền, hướng dẫn người dân.

3.3. Công tác phối kết hợp:

-   Trong năm 2011, Trung tâm hoạt động theo phương thức đẩy mạnh hiệu quả công tác phối kết hợp dựa vào yêu cầu thực tin cần tuyên truyền, học tập tìm hiểu cụ thể như: tuyên truyền về ngày thành lập Đảng, tìm hiểu lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta; Tuyên truyền về phương pháp chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh dịch tai xanh, bệnh cúm gia cầm ở lợn, gà; Tổ chức các buổi hội thảo về trồng cây cao su, cây điều, nuôi con nhím

3.4. Thực hiện kế hoạch báo cáo chuyên đề:

Trong năm 2011, Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Hòa đã phối hợp với các ban ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài địa phương đã tổ chức các lớp chuyên đề cụ thể như sau:

+ Tổ chức học tập chính trị, chỉ thị Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, tuyên truyền sâu rộng Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo hành trong gia đình, Luật HNGĐ… đến tận các chi hội được 18 cuộc với 1.380 lượt người tham dự.

+ Tổ chức học tập và tuyên truyền pháp luật như: Luật khiếu nại tố cáo; Luật đất đai; Luật Hôn nhân gia đình; Phòng chống tham nhũng; Luật dân sự sửa đổi; Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự… được 12 cuộc với 1.523 lượt người tham dự.

+ Tổ chức các chuyên đề về sức khỏe: Phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS; Chuyên đề về sức khỏe sinh sản; Chuyên đề về phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1… với 891 lượt người tham gia.

+ Mở lớp và củng cố lớp võ thuật cổ truyền có 36 võ sinh theo học.

+ Tổ chức tư vấn hướng dẫn kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, tổ chức được 08 lần hội thảo và 05 lớp về Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị bệnh cây cao su; Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây điều; Kỹ thuật trồng nấm, nuôi nhím tập huấn có 820 lượt người tham dự; Tổ chức 05 buổi Hội thảo về phân bón có 1.318 lượt Cán bộ, hội viên tham dự.

+ Phối hợp với Trung tâm dạy nghề của Huyện Dầu Tiếng mở được 01 lớp dạy nấu ăn cho 25 người tham dự; 01 lớp dạy may cho lao động nông thôn có 25 học viên tham gia học.

+ Củng cố lại phong trào TDTT, thành lập các Câu lạc bộ bóng đá, Bóng chuyền, cầu lông… Đã tổ chức được: Hội thi “Thanh niên thanh lịch”; Hội thi “Đơn ca” CBCC của địa phương; Hội thi Văn nghệ “Mừng Đảng – Mừng xuân”. Tổ chức 01 giải bóng đá; 01 giải bóng chuyền nam và 01 giải Cầu lông…

  • Hiệu quả của các báo cáo chuyên đề:

Tất cả các chuyên đề trên là do Trung tâm HTCĐ thực hiện có sự kết hợp với các ngành đoàn thể của địa phương và mời báo cáo viên cấp huyện và tỉnh về hướng dẫn, tập huấn.

Về phần kinh phí hiện tại Trung tâm HTCĐ đều vận động các ban ngành hỗ trợ thực hiện là chính.

Được nhân dân đồng tình, phấn khởi hưởng ứng khi thấy những kiến thức trung tâm đã giúp cho người dân cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế vững chắc, làm giàu cho gia đình.

Người dân có điều kiện hiểu thêm về các kiến thức cuộc sống như phòng bệnh, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Có cơ hội chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi trong hộ gia đình.

Về hiệu quả bước đầu có tác dụng tốt trong nhận thức và hiểu hơn về nhiệm vụ và chức năng của Trung tâm HTCĐ của cán bộ và nhân dân ở địa phương.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là số lượng, còn chất lượng mới phần nào đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

3.5. Đánh giá chung:

Nhìn chung, Trung tâm học tập cộng đồng xã Minh Hòa được thành lập đến nay còn khó khăn về cơ sở vật chất ban đầu và đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy. Mặc dù vậy, nhưng Ban quản lý trung tâm cũng đã cố gắng sắp xếp đi vào hoạt động có nề nếp .

  • Ưu điểm:

Ủy Ban nhân dân huyện Dầu Tiếng, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, Hội Khuyến học huyện rất quan tâm đến hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

Ủy ban nhân dân xã quán triệt được chỉ đạo của cấp trên và cơ bản hoàn thành các thủ tục củng cố Trung tâm học tập cộng đồng.

Công tác phối hợp có nhiều hiệu quả và hoạt động của Trung tâm bước đầu cung cấp được lượng kiến thức cho cuộc sống của người dân.

  • Hạn chế:

Trung tâm học tập cộng đồng chưa có nguồn kinh phí dồi dào để hoạt động, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Hiệu quả công tác phối hợp còn dừng ở mức độ cung cấp kiến thức mang tính chất chủ quan hoặc theo thời vụ. Khả năng tư vấn, điều tra tìm hiểu nhu cầu xã hội chưa được phong phú do chưa có nguồn kinh phí. Bên cạnh đó những dự án có liên quan đến hoạt động của Trung tâm được triển khai ở địa phương chưa nhiều.

Ban Giám đốc có nhiệt tình nhưng phương thức công tác còn lúng túng và chưa thu hút cao đối với cộng đồng.

3.6. Những giải pháp:

Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra các giải pháp thực hiện như sau:

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, mở các lớp xóa mù chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục tổ chức tại trung tâm học tập cộng đồng hoặc tại các tổ, văn phòng Ấp có đủ điều kiện để tổ chức lớp học.

Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương cho việc mua sắm trang thiết bị ban đầu, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ tham gia vào công tác quản lý Trung tâm học tập cộng đồng.

Thường xuyên điều tra nhu cầu học tập của người dân theo từng thời điểm phù hợp để biết được nhu cầu học tập của người dân từ đó có kế hoạch tổ chức mở lớp. Quan tâm đến việc nêu gương điển hình.

4. Bài học kinh nghiệm

Cần có sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền và đưa vào nghị quyết của địa phương.

Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng cần được chuẩn bị thật tốt. Tuyên truyền vận động được mọi thành viên trong cộng đồng tham gia các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; Cần huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng;

 Công tác tham mưu cho Hội đồng nhân dân xã trong việc cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng, kể cả chế độ phụ cấp trách nhiệm cho Ban quản lý, giáo viên Trung tâm học tập cộng đồng cần được thực hiện ngay.

Công tác phối hợp với các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông; Hội khuyến học xã, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể quần chúng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, hỗ trợ hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cần được chú ý và đẩy mạnh hơn.

Về việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm học tập cộng đồng cần phải được xây dựng thật chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm. Phải đẩy mạnh tuyên truyền vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; Cần huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là việc đầu tư các trang thiết bị như máy tính, loa đài, bàn ghế, tài liệu... vì đây là những trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động của Trung tâm.

 Việc đầu tư ngân sách địa phương để xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng chưa có dẫn đến chưa trang bị được cơ sở vật chất và thiết bị, làm hạn chế nhiều đến công tác chuẩn bị và hoạt động của Trung tâm; chế độ phụ cấp trách nhiệm cho Ban quản lý, giáo viên Trung tâm học tập cộng đồng chưa được thực hiện dẫn đến sự đầu tư thời gian và công sức cho hoạt động của Trung tâm chưa có hoặc chỉ mang tính chất vì trách nhiệm.

Ban quản lý Trung tâm HTCĐ phải điều tra nắm chắc nhu cầu học tập trong cộng đồng để đề ra kế hoạch hoạt động một cách thiết thực và hiệu quả.

 

5. Đề xuất – Kiến nghị:

Cần mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho Ban quản lý và tổ chức đi tham quan các mô hình có hiệu quả để học tập kinh nghiệm.

Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp xem xét phê duyệt kinh phí ban đầu để Trung tâm đầu tư trang thiết bị ban đầu và văn bản hướng dẫn các khoản chi về chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm học tập cộng đồng.

B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2012

 I. Về công tác tổ chức và phát triển Trung tâm:

 1. Công tác tổ chức:

Củng cố Ban quản lý trung tâm, triển khai các quyết định; xây dựng quy chế và phân công chịu trách nhiệm các nội dung công việc cho từng thành viên.

Tham mưu Đảng Ủy, UBND tổ chức Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động trung tâm học tập cộng đồng năm 2011, triển khai quyết định củng cố Ban quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2012.

2. Cơ sở vật chất – Tài chính:

Hoàn thiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng như bàn làm việc, bàn hội họp, hệ thống máy vi tính kết nối Internet, thành lập tổ khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các nguồn thông tin phục vụ các chuyên đề của Trung tâm.

Điều tra tác động mô hình Ấp văn hóa, gương điển hình đã tác động tích cực đến đời sống người dân ở một Ấp.

II. Về hoạt động chuyên môn:

1. Về phát triển các hoạt động:

- Điều tra một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một Ấp, các gương gia đình làm kinh tế giỏi, các gương điển hình, điều tra nhu cầu học tập của người dân.

- Thực hiện một số chuyên đề có liên quan đến chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức đời sống và mô hình làm kinh tế giỏi.

- Tiếp tục khảo sát nhu cầu học tập trong nhân dân nhằm định hướng vạch ra chương trình hoạt động đúng đắn phù hợp với tình hình địa phương,

2. Về xây dựng các kế hoạch hoạt động:

-         Thực hiện các chuyên đề sau:

+ Bệnh mùa mưa, cách phòng tránh.

+ Chăn nuôi trong cơ chế thị trường hiện nay.

+ Củng cố sinh hoạt 1 câu lạc bộ.

+ Tổ chức mở 01 lớp tin học căn bản.

+ Tổ chức 01 lớp học cạo mủ cao su (60 học viên); 01 lớp kỹ thuật chăm sóc cây kiểng (40 học viên); 01 lớp học cắt, uốn tóc cho chị em phụ nữ (20 học viên)

3. Công tác xã hội hóa trong các hoạt động của Trung tâm HTCĐ:

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xã tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhân dân cùng biết để tham gia ủng hộ.

- Tổ chức các chương trình giáo dục như:

Các chương trình đáp ứng nhu cầu của mọi người học về thời sự, pháp luật, sản xuất, sức khỏe, nghệ thuật…

Chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.

Chương trình xóa mù chữ, sau xóa mù, chương trình phổ cập giáo dục các bậc học.

Quan hệ hợp tác với các cơ sở, Trung tâm hướng nghiệp, Trung tâm khuyến nông, tổ chức tư vấn hướng dẫn kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân và CLB nhà nông và đào tạo tay nghề nghiệp vụ, học vi tính…

- Tổ chức tư vấn cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, phòng chống suy dinh dưỡng và các phụ nữ có thai biết cách chăm sóc thai nhi.

- Phát động phong trào xây dựng Gia đình hiếu học trong cộng đồng dân cư.

- Tổ chức sơ, tổng kết, thi đua khen thưởng các gia đình hiếu học.

Trên đây là báo cáo hoạt động năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 của Trung tâm HTCĐ xã Minh Hòa./.

                 TM. BCĐ CMC – PCGD & XDXHHT

Nơi nhận:                    TRƯỞNG BAN            

- UBND huyện.

- Phòng GD & ĐT huyện.

- Hội Khuyến học huyện.

- UBND xã.

- Hội đồng GD xã.

- Lưu                          

 

 

 

 

 

BCĐ CMC - PCGD

XDXHHT XÃ MINH HÒA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

NỘI DUNG

CHỊU TRÁCH NHIỆM – PHỐI HỢP

SỐ NGƯỜI THAM GIA

I. Giáo dục và tuyên truyền pháp luật:

- Tuyên truyền sâu rộng Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo hành trong gia đình, Luật HNGĐ… đến tận các chi hội được 18 cuộc.

- Tổ chức học tập và tuyên truyền pháp luật như: Luật khiếu nại tố cáo; Luật đất đai; Luật Hôn nhân gia đình; Phòng chống tham nhũng; Luật dân sự sửa đổi; Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự… được 12 cuộc.

 

Ban Tư pháp xã

 

1.380 lượt người tham dự.

 

 

1.523 lượt người tham dự.

II. Chính trị - Thời sự:

- Tuyên truyền về ngày thành lập Đảng, tìm hiểu lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

- Tổ chức học tập chính trị, chỉ thị Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

 

Đảng Ủy xã

 

 

 

UBND xã

UBMTTQVN xã

 

112 lượt người tham dự

 

 

560 lượt người tham dự

III. Nông nghiệp:

- Tổ chức tư vấn hướng dẫn kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, tổ chức được 08 lần hội thảo và 05 lớp về Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị bệnh cây cao su; Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây điều; Kỹ thuật trồng nấm, nuôi nhím tập huấn.

- Tổ chức 05 buổi Hội thảo về phân bón.

 

 

Hội Nông dân xã

 

820 lượt người tham dự

 

 

 

 

 

1.318 lượt Cán bộ, hội viên tham dự

IV. Vệ sinh phòng bệnh:

- Tổ chức các chuyên đề về sức khỏe: Phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS; Chuyên đề về sức khỏe sinh sản; Chuyên đề về phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1…

 

Trạm y tế xã

 

891 lượt người tham gia

V. Tin học, ngoại ngữ và phong trào TDTT:

- Mở lớp và củng cố lớp võ thuật cổ truyền.

- Củng cố lại phong trào TDTT, thành lập các Câu lạc bộ bóng đá, Bóng chuyền, cầu lông… Đã tổ chức được: Hội thi “Thanh niên thanh lịch”; Hội thi “Đơn ca” CBCC của địa phương; Hội thi Văn nghệ “Mừng Đảng – Mừng xuân”. Tổ chức 01 giải bóng đá; 01 giải bóng chuyền nam và 01 giải Cầu lông…

 

 

 

Trung tâm Văn hóa – TDTT xã

 

 

 

36 võ sinh theo học

VI. CÁC LỢP DẠY NGHỀ:

- Mở 01 lớp dạy nấu ăn.

 

- Mở 01 lớp dạy may cho lao động nông thôn.

 

Trung tâm dạy nghề Huyện Dầu Tiếng

 

25 người

tham dự

25 học viên tham gia học

 

TM. BCĐ CMC – PCGD & XDXHHT

                   TRƯỞNG BAN            

1

 

nguon VI OLET