Ngàysoạn: 02/02/2021
Ngày dạy: 22/02/2021
Tiết PPCT: 22+23BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Về kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học.- Năng lực tự giải quyết vấn đề.- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sáng tạo.- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác, giải quyết vấn đề xã hội.
(NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường. Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đới với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo và biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 7.
- Luật bảo vệ môi trường và Luật bảo vệ và phát triên rừng.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Hoạt động khởi động:
Nêu nội dung của quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN.
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội như thế nào?
- Môi trường là gì? Môi trường gồm những gì?
- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì?
- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
GV: Trong cuộc sống của mỗi con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tác động rất to lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sức khỏe của bản thân cũng như đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
(Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
1. Tìm hiểu thông tin, sự kiện
- GV: Cung cấp cho HS thông tin về tình trạng xâm hại rừng (phá rừng, đốt rừng, ...) gây ảnh hưởng xấu tới môi trường ở nước ta hiện nay.
- HS: Theo dõi, trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác dụng của rừng đối với cuộc sống con người.
- GV: Tiếp tục cung cấp một số sự kiện về tình hình lũ lụt ở nước ta trong năm vừa qua.
- HS: Theo dõi, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiên tai xảy ra tại địa phương nói riêng, nước ta nói chung.
- HS: Thảo luận nhóm, trình bày.
- GV: Nhận xét. Tổng kết ý kiến.
(Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
2. Nội dung bài học
a) Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- GV: Yêu cầu HS kể ra các yếu tố tồn tại xung quanh con người.
- GV
nguon VI OLET