PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Đạ Rsal, ngày 18 tháng 4 năm 2017


BÁO CÁO KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG III
Năm học: 2016-2017
           
Họ và tên: Nguyễn Thị Dung
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tiểu học
Phân công giảng dạy: Lớp 5D
Tổ chuyên môn : Tổ 5

Thực hiện kế hoạch BDTX Số 60/PGD&ĐT ngày 12/4/2017 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016-2017.
Thực hiện vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên đã đăng ký với nhà trường năm học 2016 – 2017.
Căn cứ vào kết quả tự học, tự bồi dưỡng của bản thân. Nay tôi báo cáo kết quả BDTX năm học 2016 – 2017 như sau:
I. TH 2: Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật.
1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
Giáo viên đặc biệt chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật. Thường xuyên đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời để giúp các em luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên đưa ra những đánh giá công tâm giúp học sinh tiến bộ, khuyến khích học sinh có ý thức vươn lên, chú trọng đến sự phát triển, mức độ tiến bộ của mỗi học sinh.
Nắm được các dạng khuyết tật, đặc điểm tâm, sinh lí, nhu cầu ở từng nhóm HS khuyết tật.
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục:
Tạo được môi trường thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hôị cho mọi đối tượng học sinh cùng tham gia.
Tham gia các lớp tập huấn về giáo dục học sinh khuyết tật do ngành tổ chức. Xây dựng được kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật. Tham mưu cho các cấp lãnh đạo địa phương, nhận thức đầy đủ về giáo dục học sinh khuyết tật, huy động học sinh khuyết tật ra lớp. Điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, giảm kiến thức đối với học sinh khuyết tật . Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp giúp giáo viên dễ quan tâm nhắc nhở kịp thời, không nên xếp gần cửa sổ tránh tình trạng học sinh mất tập trung. Giáo viên cần nắm rõ bản chất, ý nghĩa, các đối tượng HS khuyết tật, từ đó giúp GV dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy , giáo dục và đánh giá giáo dục HS khuyết tật.
II. TH 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực.
1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực nhằm bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học để có thể thực hiện được nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng bài học tốt hơn.
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục:
Thiết kế tốt bài học theo hướng dạy học tích cực để phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. Từ đó rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, giúp học sinh có niềm vui và hướng thú học tập để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp vào quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh. Nhằm phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học.
Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong kế hoạch bài dạy là rất cần thiết để nâng cao tay nghề cho giáo viên đáp ứng yêu
nguon VI OLET