BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 – 2017

NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

Khối kiến thức tự chọn:(60 tiết/giáo viên).

 

Thời gian bồi dưỡng

mô đun

Tên và nội dung mô đun

Mục tiêu

bồi dưỡng

Thời gian

tự học

(tiết)

Thời gian học

tập trung (tiết)

Lý thuyết

Thực hành

Tháng 9;10;11

/2016

THCS

3

Giáo dục học sinh THCS cá biệt

1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt

2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt

3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt

Sử dụng được các phương pháp dạy học, giáo dục học sinh THCS cá biệt

 

 

 

10

 

 

 

 

 

2

 

 

 

3

Tháng 12/2016

THCS

15

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học

1. Các yếu tố liên quan đến  đối tượng và môi trường dạy học

2. Các yếu tố liên quan đến chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học

3. Tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học

Phân tích được các yếu tố liên quan đến thực hiện kế hoạch dạy học để có biện pháp kiểm soát hiệu quả các yếu tố này

10

2

3

Tháng

1;2/2017

THCS

20

Sử dụng các thiết bị dạy học

1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học

2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học

Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS).

10

2

3

 

Tháng

3;4/2017

 

 

THCS

25

Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS

1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục

2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN

3. Thực hiện viết SKKN

 

Viết được một sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục.

10

2

3

 


Đối với module THCS 3. Nội dung giáo dục học sinh cá biệt:

Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên cần phải nắm được các yêu cầu cần thiết sau như:

Đặc điểm tâm lý của học sinh cá biệt.

Những yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến học sinh, bạn bè và môi trường sống như:

+ Ảnh hưởng của nhóm bạn.

+ Ảnh hưởng của gia đình.

+ Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác.

Những khó khăn về từng phương diện của học sinh.

Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh.

Tạo cho học sinh niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống.

Giáo viên phải nắm được khả năng nhận thức, động cơ học tập của từng học sinh.

Tính cách với những đặc điểm cơ bản, coi trọng để phát huy nét tích cực và triệt tiêu nét tiêu cực của học sinh.

Giáo viên phải hỗ trợ học sinh thay đổi thói quen chưa tốt và các hành vi lệch lạc.

Để làm được các yêu cầu trên giáo viên phải có phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt bằng các phương pháp sau:

Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân cà cuộc sống theo quan niệm của từng học sinh.

Trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học. Ngoài ra giáo viên còn có nhiều phương pháp để thu thập thông tin khác của học sinh cá biệt như:

+ Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh trong đó chúng ta cần lưu ý một số điểm để tránh sai lệch trong quan sát như: tôn trọng những gì đang diễn ra tự nhiên, không áp đặt, không định kiến…

+ Tìm hiểu học sinh thông qua nhóm bạn thân.

+ Tìm hiểu học sinh thông qua gia đình.

+ Tìm hiểu học sinh thông qua cán bộ lớp, người người xung quanh trong lớp học.

+Tìm hiểu học sinh thông qua giáo viên khác và cán bộ đoàn.

+ Tìm hiểu học sinh thông qua hàng xóm của gia đình.

Sau khi thu thập nắm bắt được các yêu cầu cần thiết giáo viên đưa ra các cách thức giáo dục học sinh cá biệt:

Giáo viên tiếp cận cá nhân xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt.

Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.

Quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.

Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt hoàn thiện nhân cách.

Giáo viên cần tránh củng cố tiêu cực để học sinh không chán nản, giận dữ, bất lực…

Giáo viên phải biết sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả Logic.

Giáo viên phải biết khơi dây hoài bão và ý thức tự giáo dục của học sinh.

Giáo viên áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt.

Giáo viên phải thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi chặt chẽ với cha mẹ học sinh.

Học sinh cá biệt thường xảy ra những bộc phát xung đột bốc đồng, thiếu ý thức. Dựa vào những hành vi, thói xấu, trở thành những động cơ, thành những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn của học sinh, chúng ta không phân tích các nguyên nhân bên trong dẫn đến biểu hiện hư, chưa ngoan, chúng ta tạm khái quát chia học sinh cá biệt thành 4 loại, để từ đó định hình các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả:

(1)- Ăn tiêu quá mức:

- Loại học sinh này trọng nhu cầu vật chất, ăn uống tiêu pha bừa bãi, có khi dẫn đến đua đòi, ham chơi, nghiện game...  thường nhu cầu của các em vượt quá khả năng cung cấp của gia đình, nên dẫn đến trộm cắp, phạm pháp, lừa dối.

- Gia đình do nuông chìu, ít quan tâm giáo dục nên con họ dễ ảnh hưởng những mối quan hệ xấu.

* Ta phải kết hợp gia đình, giám sát chặt chẽ, hướng các em vào các hoạt động đóng góp có ý nghĩa.

(2)- Vô kỷ luật - Vô lễ:

- Loại học sinh này thường gặp nhất. Các em thường sống buông thả, tự do, nói năng ứng xữ tuỳ tiện, ít suy nghĩ trước khi nói và hành động. Phần lớn các em sống trong những gia đình không có nền nếp, ít chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em sống với người thân.

* Đối với các trường hợp này ta phải nghiêm khắc, buộc đi vào khuôn khổ, kết hợp phương pháp thuyết phục.

(3)- Hay gây gổ:

- Các em thường coi trọng bản thân (nhiều khi lố bịt kệch cỡm). Thích được đề cao sức mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước người khác. Phần lớn các em chịu ảnh hưởng phim truyện, Internet, game…, hành động hoặc có quan hệ dân xã hội đen, cũng có khi ảnh hưởng tiêu cực của gia đình.

* Đối với các học sinh này ta phải hướng tính can đảm vào các hành động có ý nghĩa đạo đức để giáo dục.

(4)- Lười biếng, ích kỷ:

- Học sinh loại này thường ngại khó, sợ khổ, không có lòng kiên trì, thiếu bản lĩnh tự ti, không quyết đoán, ngại lao động và học tập. những em này thường là những nguyên nhân của những cuộc ganh đua bè phái, thiếu lành mạnh trong lớp, hay gian lận trong kiểm tra thi cử. các em thường được nuông chìêu, ít được quan tâm, đôn đốc học tập.

* Đối với các học sinh này ta phải động viên tham gia các hoạt động phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, hoạt động ngoại khoá, để lôi cuốn đồng thời động viên những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng lòng tin vào bản thân.

Những biểu hiện phân loại nói trên chỉ là tương đối. Thực tế còn nhiều biểu hiện và có thể phân loại thêm một số dạng khác.

Để giáo dục được học sinh cá biệt người giáo viên những người làm nghề giáo dục cần phải

Góp phần nâng cao nhận thức cho cho học sinh để học sinh tự điều chỉnh bản thân, hoà nhập với tập thể phát huy năng lực, năng khiếu tiềm ẩn của mình

Việc giáo dục một học sinh cá biệt chắc chắn không phải một sớm một chiều mà đạt hiệu qủa theo như ý muốn được và cũng không chỉ có thực hiện một trong những biện pháp mà phải biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp trên, và có sự đồng thuận, đồng bộ và thống nhất giữa các đối tượng có liên quan : Giữa BGH với Giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và những người liên quan như cha mẹ, người thân, chính quyền địa phương, Ban ngành  đoàn thể, bạn bè…

Module THCS 3: GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁ BIỆT

 

I. Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt.

  1. Tìm hiểu học sinh cá biệt.

  Bước 1: Phát cho mỗi GV tờ giấy yêu cầu đặt mình vào vị trí là HS suy nghĩ để trả lởi các câu hỏi dưới đây:

 - Họ, tên.

 - Đặc điểm tính cách nổi bật.

 - Những điểm mạnh.

 - Những điểm yếu.

 - Những sở thích.

 - Những điều không thích.

 - Những mong muốn.

- Những mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

 - Những thuận lợi để thực hiện mực tiêu, mong muốn.

 - Những khó khăn, rào cản trong việc thực hiện mực tiêu, mong muốn.

 - Những ảnh hưởng tích cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập.

 - Những nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập.

 - Bản thân cần sự giúp đỡ nào từ GV, bạn bè?

 - Bản thân sẽ định làm gì để đạt được những mong muốn, mực tiêu của mình?

Bước 2: Tổ chức cho GV xung phong chia sẻ với mọi người trong lớp (đối với HS có thể tổ chức hoạt động này trong giờ sinh hoạt lớp).

Bước 3: Kết luận:

 - Thông qua tổ chức cho HS thực hành kĩ năng tự nhận thức bản thân, GV có thể nắm được những thông tin co bản về cá tính của từng HS để giúp GV tiếp cận cá nhân phù hợp.

 - Quá trình suy ngẫm để trả lởi 14 câu hỏi nêu trên đã giúp HS nhận ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục...

 Kết quả tự nhận thức của HS nên lưu vào hồ sơ cá nhân để GV theo dõi, tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các em tiến bộ.

2. Sắm vai trò chuyện với học sinh cá biệt ngoài giờ học.

c 1: Chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 8 người. Mọi nhóm đọc những thông tin cơ bản dưới đây và phân công hai người sắm vai: Một là HS cá biệt và một là GV.

Đây là con đường trục tiếp và thu được nhiều thông tin, hiệu quả nếu GV biết tạo ra môi trường an toàn và HS cá biệt tin tưởng, cảm giác thoải mái, thể hiện cho HS đó thấy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn cũng như cử chỉ thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại, tránh những việc làm gây mất tập trung, đồng cảm với HS. GV cũng cần cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh người nói và xem xét đến các quan điểm khác, đồng thời GV cũng cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn không cắt ngang.

 Bước 2: Thực hành trò chuyện với HS cá biệt.

  Các nhóm cử 2 người đại diện trình bày phần sắm vai, vận dụng những yêu cầu nêu trên để trò chuyện, tìm hiểu HS cá biệt theo những nội dung gợi ý ở hoạt động 1.

 Các thành viên trong lớp nhận xét, chia sẻ ý kiến cá nhân về phần thực hành của từng nhóm.

3. Các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh cá biệt.

 * Quan sát.

 Trong quá trình quan sát, cần phát hiện và ghi nhận khách quan những thái độ, hành vi của HS cá biệt đối với công việc, đối với những người xung quanh.

Sau khi quan sát cần phân tích những hiện tượng thu thập được trong quá trình quan sát trên cơ sở liên kết các thông tin và các sự kiện để rút ra những giả thuyết về đặc điểm của HS đó.

 * Tìm hiểu về HS thông qua nhóm bạn thân.

Tiếp cận nhóm bạn thân để tìm hiểu các hoạt động, tính chất quan hệ của các em, cũng như xác định được những giá trị và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các em đối với nhau.

 * Tim hiểu về HS từ phía gia đình.

 Khi thăm gia đình HS, GV có vai trò là khách cho nên cần lưu ý:

Tôn trọng, chấp nhận và thích ứng với nếp sống của gia đình HS.

Tỏ thái độ lạc quan về sự tiến bộ của HS.

Tôn trọng cách nghĩ của gia đình.

 * Tìm hiểu về HS thông qua cán bộ lớp, tổ.

 * Tìm hiểu về HS thông qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học.

 * Tìm hiểu về học sinh thông qua các giáo viên khác và cán bộ đoàn.

 * Tìm hiểu về học sinh thông qua hàng xóm của các em.

Khi trò chuyện, phỏng vấn gia đình, bạn thân, cán bộ lớp, tổ, ngồi xung quanh trong lớp học...

GV cần: Đặt câu hỏi đơn giản, cụ thể, có thể dùng các câu hỏi trực tiếp, hoặc gián tiếp sao cho phù hợp, nhưng phải liên quan đến mục đích tìm hiểu. Hạn chế dùng những câu hỏi đóng mà người được hỏi chỉ cần trả lởi có hay không.

 Sử dụng nguyên tắc lắng nghe tích cực không chỉ để thu thập đầy đủ thông tin chính xác, thể hiện thái độ tôn trọng người nói, mà còn để kịp thời phát hiện ra ý cần phẳi tiếp tực hỏi sâu hơn nhằm khai thác thông tin toàn diện hơn.

 4. Hướng phối hợp xử lí, lưu trữ, khai thác thông tin về từng học sinh cá biệt.

Hiệu quả GD HS cá biệt phụ thuộc khá lớn vào việc xử lí, lưu trữ và khai thác thông tin về đối tượng HS này.

GV nên có những hướng xử lí mang tính chất tích cực, có như vậy học sinh mới sửa lỗi của mình và tiến bộ, các em không mặc cảm vào bản thân mình.

GV nên phối hợp chặt chẽ với gia đình có phương án giáo dục tốt nhất và phù hợp với các em.

II. Phương pháp giáo dục HS cá biệt.

1. Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt.

 - Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.

 - Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.

 - Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.

 - Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.

 2. Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh vã điểm yếu của bản thân.

 - Nhận thức được những điều gì đó đối với bản thân.

nguon VI OLET