MÔ ĐUN 14

PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN VỀ GIÁO DỤC MẦN NON CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

I, MỤC TIÊU CHUNG:

 Mô đun này nhằm bước đầu trang bị cho giáo viên mầm non một số kiến thức và kĩ năng tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.

II, MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1, Kiến thức: Nắm được những vấn đề cơ bảm về mục tiêu, nội dung và phương pháp tư vấn giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.

2, Về kĩ năng: Lựa chọn nội dung, vận dụng được phương pháp tư vấn cho các tổ chức xã hội phù hợp với đối tượng tư vấn và điều kiện thực tế.

3, Về thái độ: Nhiệt tình và kiên trì trong công tác tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội. Có ý thức cập nhật thông tin để năng cao hiệu quả hoạt động tư vấn.

PHẦN I.

VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON.

I, VAI TRÒ TƯ VẤN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON.

1, Nhiệm vụ của trường mầm non và của giáo viên mầm non được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước (Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non…)

 Điều 39 luật giáo dục 2005 quy định về trách nhiệm của nhà trường: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lí giáo dục.

 Điều 46 điều lệ trường mầm non quy định về trách nhiệm của nhà trường cần phối hợp với cơ quan, các tổ chúc chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng:              Thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kì cho trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăn lo sự nghiệp giáo dục mầm non: Góp phần xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn: Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 Điều 35 điều lệ trường mầm non quy định giáo viên có nhiệm vụ thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, quy định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng. Như vậy việc thực hiện công tác tư vấn cho các tổ chức xã hội về giáo dục mầm non là một trong những nhiệm vụ của giáo viên mầm non do hiệu trưởng thay mặt nhà trường giao phó.

2, Việc tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục mầm non.

Để khắc phục khó khăn thách thức đặt ra cho giáo dục mầm non hiện nay như kinh phí đầu tư còn quá hạn hẹp so với yêu cầu phát triển, cơ sở vật chất trang thiết bị trường lớp còn lạc hậu và thiếu thốn đặc biệt ở những vùng khó khăn, giáo viên thiếu, chất lượng giáo dục toàn diện còn quá nhiều chênh lệch giã các vùng lãnh thổ, nhận thức về nuôi dạy con cái một cách khoa học của đại bộ phận các cha mẹ trẻ ở các vùng khó khăn còn hạn chế… thì các cơ sở giáo dục mầm non cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, tạo được mối liên kết phối hợp


giữa các ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội để tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, tác động mạnh mẽ vào ý thức của xã hội làm thay đổi về nhận thức, về cách làm giáo dục của mọi thành phần trong toàn xã hội, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng một cách nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững.

3, Các tổ chức xã hội có nhu cầu tìm hiểu về giáo dục mầm non nhằm thực hiện vai trò, trách nhiện đối với sự phát triển giáo dục mần non.

Các tổ chức xã hội tại địa phương bao gồm các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, bạn đại diện phụ huynh, hội nông dân.

Các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế, đạo đức pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trinhg tổ chức hoạt động, các tổ chức xã hội có nhu cầu tìm hiểu về giáo dục mầm non để có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lí nhằm tác động trực tiếp tới từng gia đình, giúp đỡ và cùng gia đình, nhà trường thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ.

II, TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON.

1, Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với sự phát triển giáo dục mầm non.

Mỗi tổ chức xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tùy theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, sở trường, năng lực riêng, điều quan trọng là mỗi thành viên trong tổ chức đó phải tự giác tham gia một cách có hiệu quả  nhất vào công tác tuyên truyền giáo dục mầm non.

* Hội phụ nữ Việt Nam:

Hội phụ nữ tại địa phương có vai trò trách nhiệm.

- Năng cao phẩm chất và năng lục của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích cực vào việc tổ chức, quản lí thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp, đến các cơ sở giáo dục mầm non.

Giáo dục mầm non không mang tính bắt buộc người học, do đó tỉ lệ huy động trẻ đến lớp phụ thuộc vào nhận thức của cộng đồng và gia đình. Các nguồn lực đảm bảo cho trẻ được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non hầu hết do các cha mẹ đóng góp. Vì vậy cần tyên truyền, vận động các gia đình và các thành viên trong cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ từ sớm, động viên khuyến khích các gia đình tự nguyện đưa con em đến gửi và tham gia đầy đủ nghĩa vụ đóng góp về vật liệu và tinh thần theo yêu cầu của các cơ sở giáo dục mầm non và tiếp cận với các dịch vụ giáo dục mầm non công lấp và ngoài công lập. Điều đó sẽ đem lại lợi ích cho con cái đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho người phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình.


- Vận động hội viên cùng đội ngũ giáo viên mầm non thực hiện công tác phổ biến kiến thức và kĩ năng nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Vận động các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế…đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho giáo dục mầm non.

- Tổ chức phát thanh các vấn đrề về: Các kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ, tình hình trẻ mầm non đến trường, hoạt động của trường mầm non.

- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên đề chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng.

- Tham gia tổ chức một số hội thi: “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, hội thi ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo.

- Tham gia tổ chức câu lạc bộ: Câu lạc bộ nữ thanh niên, câu lạc bộ không sinh con thứ ba…..

- Hỗ trợ các nhóm trẻ gia đình, nhóm lớp mầm non tư thục.

- Đưa tiêu chí của hoạt động tuyên truyền giáo dục mầm non vào thành một trong các chỉ tiêu thi đua của các chi hội và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị làm tốt.

* Hội khuyến học là tổ chức tự nguyện của những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục góp phần phấn đấu cho phong chào “Toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Tại địa phương khuyến học là một trong những tổ chức nòng cốt thúc đẩy hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non.

- Với vị trí vai trò của mình: Hội khuyến học phối hợp với các tổ chức khác tuyên truyền động viên toàn xã hội tích cực đóng góp về vật chất và tinh thần nhằm phát triển giáo dục mầm non.

- Hội viên tham gia với tư cách là báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc phổ biến kiến thức và kĩ năng nuôi dạy trẻ trẻ dưới 6 tuổi cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

- Vận động các bậc cha mẹ và cộng đồng tích cực thâm gia các buổi học tập hoặc hưởng ứng các hoạt động khác của công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi.

- Vận động hội viên tham gia trong việc huy động trẻ đến trường lớp mẫu giáo , hỗ trợ công  tác tổ chức hoạt động của các nhóm trẻ gia đình, nhóm lớp mầm non tư thục.

- Tham gia tổ chức hội thi: Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo.

- Tổ chức phát động một số phong trào: Gia đình hiếu hoc, dòng họ khuyến học.

* Mặt trận tổ quốc việt nam.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về vai trò trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong sự nghiệp giáo dục mầm non, tại khoản 1 điều 34 quy định trách nhiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như sau.

a, Tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em.

b, Vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

c, Chăn lo quyền lợi của trẻ em, giám sát và chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó. Ngăn ngừa những hành vi sâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.


* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào quản lí nhà nước và xã hôi.

  Tại địa phương, Đoàn Thanh niên C ộng sản Hồ Chí Minh tham gia:

- Tổ chức phát động phong trào đóng góp công sức xây dựng cơ sở vật chât cho các cơ sở GDMN, làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ mầm non.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức CS-GD trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng; hỗ trợ tổ chức các buổi tuyên truyền; động viên các thành viên của mình tham dự buổi phổ biến kiến thức;..

- Tổ chức “ Câu lạc bộ tiền hôn nhân “ : Cùng trao đổi, phổ biến các kiến thức liên quan đến hôn nhân, gia đình, chăm sóc phụ nữ mng thai,..

- Tổ chức “ Câu lạc bộ gia đình trẻ” : Cùng chia sẻ kinh nghiệm chuyện xây dựng gia đình hạnh phúc, phổ biến về các kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm lo giáo dục con cái.

* Hội Nông dân và các tổ chức khác ( Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi,..) tạo thành một lực lượng hùng hậu, rộng khắp ủng hộ tích cực cho sự nghiệp phát triển GDMN của đị phương. Vận động hội viên tham gia huy động trẻ đến trường mẫu giáo, hỗ trợ công tác tổ chức hoạt động của các nhóm trẻ gia đình, nhóm lớp mầm non tư thục. Tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất có mặt bằng phù hợp với nhu cầu của trường mầm non, có đất làm VAC để bổ sung chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.

PHẦN II. NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ( 9 tiết )

II.1. KHÁI NIỆM VỀ MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

 I. Tìm hiểu mục tiêu tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.

    Thực hiện tốt công tác tư vấn về GDMN cho các tổ chức xã hội sẽ tạo nên sự phối hợp đồng thuận giữa nhà trường và xã hội, góp phần phát triển bậc học GDMN nhằm thực hiện mục tiêu chung, hình thành và phát triển những nét nhân cách đầu tiên hướng đến sự phát triển toàn diện trẻ.

     Hoạt động tư vấn về GDMN cho các tổ chức xã hôi nhằm mục tiêu:

1, Đáp ứng nhu càu cần tư vấn của các tổ chức xã hội tại địa phương về GDMN;

2, Nâng cao nhận thức của các tổ chức xã hội về GDMN, về quyền trẻ em, trách nhiệm bảo vệ trẻ em trong giai đoạn hiện nay;

3, Tăng cường sự hỗ trợ phát triển GDMN phù hợp với vai trò trách nhiệm của các tổ chức xã hội.

II. Xác định nội dung tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.

1. Những căn cứ để xá định nội dung tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội.

  - Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với GDMN.

  - Căn cứ vào nhu cầu cần được tư vấn về GDMN của các tổ chức xã hội.


  - Căn cứ vào trách nhiệm của nhà trường mầm non phối hợp với cơ quan, các tổ chưc chính trị - xã hội được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ Trường mầm non.

2. Nội dng tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội

    Về GDMN có rất nhiều nội dung, tuy nhiên để tư vấn cho các đối tượng làm việc trong cac tổ chức xã hội bạn có thể lựa trọn một số nội dung phù hợp. Để lựa chọn nội dung tư vấn trước hết bạn cần tìm hiểu đối tượng thuộc tổ chức xã hội nào? Đối tượng có nhu cầu tư vấn về vấn đề gì? (Điều này có thể xác định rõ thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn – xem phần: Phương pháp, hình thức tư vấn về GDMN cho các tổ chức xã hội).

2.1. Một số nội dung cụ thể chuyên sâu của giáo dục mầm non cần tư vấn cho các tổ chức xã hội

   Đối với những nội dung cụ thể chuyên sâu liên quan đến hoạt động CS-GD trẻ mầm non như:

  - Đặc điểm phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non: sự phát triển của bộ não ở trẻ nhỏ, các nhu cầu cơ bản của trẻ ở lứa tuổi này.

  - Kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng (chế biến thực phẩm, khẩu phần ăn), cách chăm sóc khi trẻ ốm, bảo vệ an toàn cho trẻ, cách phòng bệnh,…

  - Phương pháp giáo dục, kích thích sự phát tiển của trẻn nhỏ: phát triển ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, nhận thức, rèn luyện nề nếp, thói quen, các quy tắc hành vi, kỹ năng sống, cách chơi với trẻ,…

2.2. Một số nội dung liên quan đến những vấn đề chung của giáo dục mầm non cần tư vấn cho các tổ chức xã hội

   Trong module này chúng tôi chủ yếu đề cập đến một số nội dung liên quan đến những vấn đề chung như một số quy định của Luật Giáo dục liên quan đến GDMN; chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN;… Chúng tôi hi vọng rằng những nội dung này có thể góp phần tạo cơ sở pháp lí để các tổ chức xã hội thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình đối với việc phát triẻn GDMN của địa phương.

   Cụ thể là những nội dung sau đây:

   Nội dung tư vấn 1. Một số vấn đề về GDMN được quy định trong Luật Giaos dục: Một số nội dung liên quan đến GDMN được quy định trong Luật Giaos dục; Vị trí, vai trò của GDMN…

   Nội dung tư vấn 2. Quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em: Quyền và bổn phận của trẻ em; Quy định pháp luật bảo vệ trẻ em: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em; Luật Giáo dục; Luật bảo vệ; Chăm sóc và Giáo dục trẻ em;…

   Nội dung tư vấn 3. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN: Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2010-2015; Đề án phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi; Thông tư hướng dẫn hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi; Một số văn bản khác quy định về chính sách nhằm phát triển GDMN.

   Trên đây là một số nội dung chính mà các bạn là những GVMN cần nghiên cứu và nắm vững, đồng thời kết hợp với nội dung của các module như MN10,MN11,MN12 để có thể thực hiện công tác tư vấn cho các tổ chức xã hội tại địa phương mình.

   Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu, thảo luận từng nội dung tư vấn trên.


II.2. CÁC NỘI DUNG TƯ VẤN CỤ THỂ

II.2.1. Nội dung tư vấn 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC MẦM NON ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LẬT GIÁO DỤC

I. Tìm hiểu những nội dung liên quan đến giáo dục mầm non được quy định trong Luật Giáo dục.

1. Một số nội dung liên quan đến giáo dục mầm non được quy định trong Luật G Giáo dục

  1.1. Luật Giáodục ngày 2/12/1998 chính thức thừa nhận GDMN là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, để “nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi”. Mục đích của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ, tạo ra các yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

   Luật Giáo dục nêu rõ, có ba loại dịch vụ trong giáo dục mầm non:

  - Nhà trẻ và nhóm trẻ nhận trẻ từ 3 thàng đến 3 tuổi.

  - Các trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ từ 3-6 tuổi.

  - Trường mầm non là sự kết hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo; nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

  1.2. Luật Giáo dục sửa đổi (2005): Để phù hợp với tình hình KT-XH trong thời kì đổi mới, ngày 14/7/2005 Luật Giáo dục sửa đổi được bạn hành (thay thế Luật Giáo dục năm 1998) vf có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 để tạo cơ sở pháp lí để tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với GDMN, một trong những vấn đề mới của Luật Giáo dục 2005 tập chung chủ yếu tại chương III, Điều 48. Nhà trường trong hệ thống quốc dân:

   Về loại hình trường: Luật Giáo dục 2005 quy định về loại hình giáo dục, chỉ gồm: trường công lập, trường dân lập, trường tư thục. Như vậy, theo quy định này cơ sở GDMN bán công sẽ được chuyển sang trường công lập, trường dân lập hoặc trường tư thục, tùy điều kiện thực tế tại địa phương.

   Về loại hình cơ sở giáo dục dân lập: Điều 48 Luật Giáo dục 2005 quy định rằng cơ sở dân lập do cộng đồng dân cư cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng và đảm bảo kinh phí hoạt động. nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005 đã mở ra khả năng giải quyết bất cập trong chuyển đổi các loại hình GDMN bằng khái niệm mới về cơ sở dân lập, bao gồm những điểm quan trọng như sau:

  - Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn ( Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm “cộng đồng dân cư cấp cơ sở” còn chưa rõ ràng, cần phải xác định chủ thể quản lí cho phù hợp để tiếp tục duy trì các cơ sở GDMN)

  - Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

  - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập cơ ở giáo dục dân lập, UBND cấp xã trực tiếp quản lí cơ sở giáo dục dân lập.


    Nghị định nêu rõ “ Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ”. Như vậy, các cơ sở mầm non khi chuyển sang loại hình dân lập vẫn tiếp tục được chính quyền hỗ trợ cả về mặt kinh phí, đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các cơ sở dân lập trong thời gian đầu chuyển đổi và là một hướng mở để các địa phương tùy điều kiện của mình chủ động hỗ trợ cho các cơ sở mầm non chuyển từ bán công sang dân lập có thể tránh khỏi sự khủng hoảng tan rã và có thể tồn tại, tếp tục phát triển. Nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định rõ chính quyền địa phương là từ cấp nào? (cấp tỉnh/ thành phố, quận/ huyện hay chỉ xã/ phường); Nếu chỉ được hỗ trợ từ ngân sách xã, phường thì rất khó khăn vì nhiều năm nay, ngân sách xã phường hỗ trợ cho giáo dục mầm non là rất hạn chế.

   Về chính sách ưu đãi của nhà nước đối với trường dân lập, tư thục: Luật Giáo dục 2005 dành riêng Mục 4, từ Điều 65-68, nói về chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, tư thục. Điều 48 quy định: trường dân lập, tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học. Điều này thể hiện tính nhất quán trong chủ chương của Nhà nước ta: tạo điều kiện để mọi trẻ em được hưởng nền giáo dục công bằng, tiên tiến.

   Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong đầu tư của Nhà nước cho trẻ mầm non với các cơ sở công lập và ngoài công lập, Nhà nươc chỉ đầu tư cho trẻ trong các trường công lập mà chưa đầu tư cho trẻ thuộc khu vực ngoài công lập. Đây là một vấn đề cần có hướng giải quyết nhằm phát triển GDMN ngoài công lập theo chủ trương của Nhà nước.

  1.3. Luật Giáo dục sửa đổi 2009: Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của giáo dục (GD) được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Nội dung sửa đổi, bổ sung đã tập chung giải quyết một số vấn đề búc xúc hiện nay, trong đó có những nội dung như: Quy định việc phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất lượng GDMN nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng, đặc biệt ở vùng miền núi và các vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn; Bổ sung các quy định về yêu cầu công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và xác định rõ nội dung quản lí Nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện phụ cấp thâ niên cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục,

II. Tìm hiểu vị trí, vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

  Vị trí của giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non là ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thu nhận trẻ từ 3-72 tháng tuổi để chăm sóc giáo dục; đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành, phất triển nhân cách trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào học phổ thông. Đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng – chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên, yêu quý anh chị em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học.


  GDMN thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho các bậc cha mẹ những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ. Kết hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Vai trò của giáo dục mầm non.

2.1. Vai trò của giáo dục mầm non trong chiến lược nguồn lực con người.

  Trong chiến lược xây dựng nguồn lực con người, giáo dục mầm non có vai trò khá đặc biệt. Các nhà giáo dục coi thời kì phát triển của con người ở giai đoạn mầm non là thời kì “vàng” của cuộc đời mỗi con người.

  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

  Liên hiệp quốc đã khẳng định: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”.

  Tất cả đều là những thông điệp nhắc nhở chúng ta một cách trực tiếp rằng đầu tư cho sự phát triển của trẻ em hôm nay tức là chúng ta đã đầu tư cho mai sau.

  Về cơ sở khoa học, nhiều nhà nghien cứu đã khẳng định tầm quan trọng của giai đoạn từ 0-6 tuổi trong quá trình phát triển của đời người: Tốc độ tăng trọng của não nhanh nhất là ở trẻ từ 0-3 tuổi. Ở độ tuổi này diễn ra quá trình mieelin hóa các sợi dây thần kinh, phân hóa về cấu tạo và chức phận giữa các tế bào vỏ não. Năng lluwcj tư duy trừu tượng gắn liền với sự phát triển vốn từ. Vốn từ phát triển thuận lợi nhất ở trẻ 2-3 tuổi. Từ những tri thức về sinh học phát triển của trẻ em đặt ra vấn đề là cần nhận thức đúng vị trí của GDMN trong chiến lược con người, nếu không trong giáo dục sẽ có những điều quá muộn hoặc bỏ lỡ cơ hội, sau đó muốn bù đắp cũng không được.

  Để nhấn mạnh hơn về tầm quan trngj của GDMN đối với phát triển của xã hội cũng như vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục mầm non, TS. Robert. G. Myer đã nói: “Tại sao phải đầu tư vào chương trình chăm sóc phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần chiến lược cơ bản? Bởi vì cũng như trước khi xây dựng một tòa nhà, ta cần xây cho nó một nền tảng bằng đá vững chắc để có toàn bộ công trình kiến trúc đó, trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần có một nền tảng tương tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lòng cho đến lúc 6 tuổi, trẻ em cần được đầu tư và hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết xã hội. Việc giáo dục trẻ trong những năm học ở nhà trường có thành công hay không một phần lớn tùy thuộc vào nền tảng đá làm nề, tạo được những năm phát triển trẻ thơ sau này”.

  Tại Hội nghị thế giới về “Giáo dục cho mọi người” tại Thái Lan tháng 3/1990 đã thể hiện sâu sắc nhận thức: Sự phát triển của trẻ mầm non tạo nền tảng cho việc học tập tiểu học và đóng gọp cho xã hội trong cuộc sống sau này. Hội nghị còn nhấn mạnh rằng việc học tập được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh.

2.2. Giáo dục mầm non và vấn đề giải phóng phụ nữ, góp phần giữ vững ổn định xã hội

  Ở Việt Nam, phát triển GDMN không chỉ góp phần giải phóng phụ nữ, rút ngắn sự cách biệt giữa trẻ em vùng khó khăn và trẻ em thành thị, mà còn giúp phần nào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giữ vững sự ổn định xã hội.

  Trong xã hội phụ nữ luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày nay phụ nữ được hưởng nhiều chế độ chính sách ưu tiên thỏa đáng của Nhà nước. Tuy nhiên, ở những vùng kinh tế kém phát triển, phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Thêm vào đó những tập tục lạc hậu càng làm cho người phụ nữ thêm thiệt thòi trong việc hưởng thụ các phúc lợi


gia đình và xã hội: sinh nhiều con, nuôi con lớn là trách nhiệm của người phụ nữ. Người phụ nữ không được tiếp xúc nhiều với bên ngoài xã hộ, ít được nắm bắt các thông tin. Những tập tục, thói quen nuôi con lạc hậu làm cho đứa trẻ yếu đuối càng làm chất lên người phụ nữ nhưng gánh nặng khôn lường.

  Phát triển GDMN sẽ tạo điều kiện cho người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ yên tâm hơn trong công tác, sản xuất, hiểu biết hơn về những kiến thức nuôi dạy con cái, được hưởng nhiều hơn những phúc lợi từ gia đình cũng như cơ hội đóng góp cho xã hội. Điều đó góp phần cải thiện vị thế của người phụ nữa, tạo sự bình đẳng giữa người phụ nữ và nam giới góp phần giữ vững ổn định xã hội.

  Để khăc phục những khó khăn và thách thức đặt ra cho GDMN hiện nay như kinh phí đầu tư còn quá hạn hẹp so với yêu cầu phát triển, cơ sở vật chất trang thiết bị trường lớp còn lạc hậu và thiếu thốn, đặc biệt ở những vùng khó khăn, giáo viên thiếu, chất lượng giáo dục toàn diện còn có quá nhiều chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, nhận thức về việc nuôi dạy con cái khoa học của đại bộ phận các cha mẹ trẻ ở vùng khó khăn còn hạn chế,… thì cần phải tạo được mối liên kết phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội để tuyên truyền phổ iến kiến thức CS-GD trẻ cho các bậc cha mẹ. Đó là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết để thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, tác động mạnh mẽ vào ý thức của xã hội làm thay đổi về nhận thức về cách làm giáo dục của mọi thành phần trong toàn xã hội, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói trung, GDMN nói riêng một cách nhanh, hiệu quả và bền vững.

  Như vậy có thể khẳng định rằng GDMN, với sự cố gắng nỗ lực của mình đã góp phần mở rộng sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đặt nên tảng cơ sở cho sự phát triển nguồn lực lao động của xã hội trong tương lai.

II.2.2. Nội dung tư vấn 2.

QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

I. Tìm hiểu các quyền và bổn phận của trẻ em.

1. Các quyền cơ bản của trẻ em

  Quyền của trẻ em được Liên hợp quốc quy định trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Công ước được thông qua va mở cho các nước kí, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết 44/25 ngày 20/11/1989 của Đaị Hội đồng Liên hợp quốc và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990 theo Điều 49 của Công ước. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước thứ nhất ở châu Á đã kí Công uowcs Quốc tế về Quyền trẻ em vào tháng 2/1991.

  Trong phạm vicuar Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.

  Mục đích của Công ước là tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về tất cả các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hôi.

  Trẻ em là nhóm đối tượng chưa có khả năng tự chăm sóc, tự đáp ứng các nhu cầu của mình và tự bảo vệ bản thân nên cần sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Quy định về các quyền và trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ để các em phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt đã được đưa vào các văn bản pháp luật mà mọi người đều có trách nghiệm thực hiện.

1.1. Bốn nguyên tắc chính về thực hiện quyền trẻ em


  - Bình đẳng, không phân biệt đối xử: Mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo,… đều phải được đối xử như nhau, không phân biệt.

  - Vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Trong khi xem xét, giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ cần phải quan tâm đến lợi ích của trẻ, không được đặt lợi ích của trẻ em sau lợi ích của người lớn.

  - Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được để xẩy a các vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em.

  - Tôn trọng trẻ em: Trẻ em được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động đến trẻ, những quan điểm của trẻ phải được tôn trọng (ở nhà, ở trường, ở tòa án,..) một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ.

1.2. Bốn nhóm quyền trẻ em được quy định trong Công ước

  - Nhóm quyền sống còn: Do trẻ em là những cá thể còn non nớt về cả thể chất lẫn tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân mình nên trong Công ước khái niệm “ bảo đảm sự sống còn” của trẻ được mở rộng không chỉ việc bảo đảm không bị tước đoạt về tính mạng, mà còn bao gồm việc bảo đảm cho trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất. Tất cả các quyền trẻ em nào liên quan đến vấn đề này thuộc phạm vi nhóm quyền được sống còn của trẻ. Nhóm quyền sống còn bao gồm: trẻ em có quyền được sống, tồn tại; quyền có giấy khai sinh, quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc.

  - Nhóm quyền được phát triển: Công ước đưa ra một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của trẻ em, không chỉ về thể chất mà còn về trí tuệ, tình cảm, đạo đức xã hội. Tất cả những quyền của trẻ em tác động đến quá trình này được coi là thuộc nhóm quyền được phát triển. Nhóm quyền này được thể hiện chủ yếu qua ba mặt chính: cung cấp chất dinh dưỡng (phát triển thể chât); giáo dục (phát triển về trí tuệ); và cung cấp các điều kiện vui chơi, giải trí, snh hoạt văn hóa, nghệ thuật. Nhóm quyền này bao gồm: trẻ em có quyền được phát triển, chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe để phát triển về thể lực; chăm sóc, giáo dục, được đi học để phát triển nhận thức, có hiểu biết, trí tuệ.

  - Nhóm quyền được bảo vệ: Khái niệm “bảo vệ trẻ em” không dừng lai ở việ ngăn ngừa sự xâm hại về thể chất và tinh thần với trẻ em mà còn bao gồm cả việc ngăn ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi với cuộc sống trẻ em. Theo Công ước, nhóm quyền này bao gồm các quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột, xâm hại, sao nhãng, bỏ mặc, phân biệt đôi xử và được bảo vệ trong các trường hợp đặc biệt khó khăn như bị tách khỏi môi trường gia đình, trong chiến tranh hay thiên tai,..

  - Nhóm quyền được tham gia: Nhóm quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ em có thể biểu đạt dưới mọi hình thức ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ. Có ba yêu cầu trong việc thực hiện nhóm quyền này, đó là: giúp trẻ có điều kiện tiếp nhận thông tin; giups trẻ được biểu đạt ý kiến, quan điểm; tôn trọng, lắng nghe và xem xét ý kiến của trẻ.

  Cần hiểu rằng, sự phân chia thành các quyền cụ thể vào bốn nhóm quyền của trẻ như vậy chỉ mang tính tương đối. Vì bốn nhóm quyền này có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời. Ccá mặt của đời sống trẻ em được đề cập đến trong từng nhóm quyền có liên quan chặt trẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ, quyền được cung cấp chất dih dưỡng liên quan trực tiếp đến quyền được sống còn và quyền được phát triển, nhưng cũng liên quan đến quyền được bảo vệ.


  Chúng ta thấy rằng, một trong những quyền cơ bản của trẻ em đó là quyền được chăm sóc, quyền được học tập, quyền được vui chơi. Do đó việc tìm ra phương thức để phát triển GDMN, đặc biệt là nâng cao chất lượng GDMN nông thôn, vùng sâu, vùng khó khăn là một trong những nhiệm vụ cấp bách  của ngành học Mầm non, nhằm thực hiện quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ GDMN giữa trẻ em các vùng với các điều kiện, môi trường sống khác nau. Tuy vậy trong thực tế hiện nay, mức độ trẻ em được hưởng thụ GDMN rất chênh lệch giữa vùng thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp xã hội, giữa người giàu và người nghèo, giữa các vùng KT-XH khác nhau, giữa trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển, trẻ có gia đình và trẻ vô gia cư,…

2. Bổn phận của trẻ em

2.1. Một số bổn phận của trẻ em

  Quyền luôn đi đôi với trách nhiệm, bổn phận. Bổn phận của trẻ là những việc trẻ phải làm theo đạo lí, quy định phù hợp với lứa tuổi của minh. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ trẻ em ban hành năm 1991 và sửa đổi năm 2004 dựa trên 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, phù hợp với những giá trị văn hóa, đạo đức của người Việt Nam đã quy định bổn phận của trẻ em như sau:

  Yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

  Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trậ tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác.

  Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc phù hợp với sức của mình.

  Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

  Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế.

2.2. Những điểu trẻ không được làm

  Điều 22 Luật bảo vệ, chăn sóc và giáo dục trẻ em quy định những điều trẻ em không được làm. Những quy định này không nhằm răn đe, trừng trị trẻ em mà chỉ nhằm giáo dục cho trẻ hiểu và tránh xa các hành vi xấu, trái pháp luật và có ý thức với hành động của mình.

  Cụ thể những điều trẻ em không được làm là:

  - Không được tự ý bỏ học, tự ý bỏ nhà lang thang.

  - Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng.

  - Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.

  - Không được trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

  Quan hệ giữa người lớn và trẻ em là mối quan hệ hai chiều, ảnh hưởng lẫn nhau: Người lớn (vha, mẹ, thầy cô,..) có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em, nhưng ngược lại, trẻ cũng phải có trách nhiệm làm tròn bổn phận của mình với người lớn, với gia đình, nhà trường, xã hội. Việc trẻ làm tốt các bổn phận cũng góp phần làm cho mối quan hệ cha mẹ - con cái, thầy – trò trở nên gần gũi, dễ hợp tác hơn.

nguon VI OLET