MÔ ĐUN MẦM NON 1

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT – NHỮNG MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ MẦM NON VỀ THỂ CHẤT

A. MỤC TIÊU.

1, Kiến thức.

- Giáo viên nắm được đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất của chúng, làm nền tảng để chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp.

- Giáo viên xác định được mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất. Từ đó vận dụng những phương pháp hợp lí để góp phần nâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho trẻ.

2, Về kĩ năng.

- Giáo viên có khả năng vận dụng những thông tin về đặc điểm phát triển thể chất, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chaatstrong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày ở trường mầm non.

- Giáo viên có khả năng đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ mầm non.

3, Về thái độ.

- Giáo viên bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ.

- Giáo viên cần có ý thức học hỏi, tự rèn luyện và phối hợp với gia đình của trẻ để đạt kết quả mong đợi về thể chất của trẻ.

NI DUNG I:

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ MẦM NON

I. MỤC TIÊU.

1.1 Kiến thức

- Hiểu rõ khái niệm về thể chất và những phạm trù liên quan đến thể chất nói chung và trẻ mầm non nói riêng.
- Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non.
- Hiểu được những ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể trẻ mầm non khi cho trẻ rèn luyện thể chất.

1.2. Kĩ năng.

- Vận dụng các khái niệm phát triển thể chất vào việc chăm sóc trẻ mầm non, chú ý đến nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, nguyên tắc phối hợp giữa động và tĩnh….
- Từ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, xác định được những yếu tố mang tính chất điều kiện, những yếu tố mang tính chất quyết định đến những trẻ thuộc lớp mình phụ trách.

1.3. Thái độ.

Xác định một cách sâu sắc về trạng thái tâm lí tốt ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non như thế nào.

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG.

1. HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu khái niệm về thể chất.


Thể chất là chất lượng cơ thể con người có thể sử dụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao,…

Phạm trù thể chất thông thường bao gồm bốn mặt sau:

- Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển về hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm trình độ phát dục sinh trưởng, thể hình và tư thế thân người của con người. Sinh trưởng chủ yếu chỉ quá trình biến đổi của cơ thể thừ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao, nó phản ánh quá trình biến đổi dần khối lượng của cơ thể, kết quả của phát dục. Phát dục là chỉ quá trình biến đổi k ngừng của tế bào, các cơ quan, sự hoàn thiện dần hình thái và sự thành thục dần chức năng của cơ thể, dựa vào nhau tồn tại, thúc đẩy nhau phát triển. Thể hình bình thường, tư thế đẹp của cơ thể cũng phản ánh một phần mức độ hoàn thiện các chức năng sinh lí của cơ thể.

- Năng lực cơ thể là biểu hiện năng lực tham gia vận động thể lực. Nó bao gồm hai mặt: tố chất thể lực và nằng lực hoạt động cơ bản của cơ thể. Qúa trình phát triển năng lực cơ thể là nhân tố quan trọng thúc đẩy hình thái, cấu trúc, sự hịp nhàng giữa các chức năng sinh lí của cơ thể phát triển.

- Năng lực thích ứng của cơ thể là biểu hiện năng lực thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có cả năng lực chống bệnh tật.

- Trạng thái tâm lí là biểu hiện tình cảm, ý chí, cá tính,…của con người. Trạng thái tâm lí tốt là một đảm bảo quan trọng để cơ thể khỏe mạnh.

Trong bốn phạm trù nêu trên, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến trạng thái tâm lí. Bởi vì, để cho trẻ có trạng thái tâm lí tốt, giáo viên cần phải rèn luyện trạng thái tâm lí tốt không chỉ trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nói riêng, mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo viên cần hiểu rõ khái niệm về sức khỏe của con người, đó là một trạng thái thoải mái của con người về thể chất, tinh thần và xã hội.

1.2 Hoạt động 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất.

Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái cơ thể, đặc chưng cho quá trình trưởng thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển.

Mục tiêu giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và thẩm mĩ.

Nói đến sự phát triển thể chất ở trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ em về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi.

Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số về hình thái và chức năng sinh hoạc của cơ thể.

- Chỉ số hình thái bao gồm: chiều cao, cân nặng, vòng đầu, mọc răng,…

- Chức năng sinh học là chỉ hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể ở tạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của lượng vận động. Một số các chỉ số như: nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp,…

Sự phát triển thể chất của trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luật nhất định. Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ


em. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ.

Trong 6 năm đầu tiên, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng những đặc điểm sinh vật. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lí ở giai đoạn sau. Những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường sung quanh và sự giáo dụ.

- Tuổi nhà trẻ: Trẻ em từ 3 đến 36 tháng tuổi: Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thường. Ngoài ra cần chú ý đến chỉ số chiều cao, kích thước vòng đầu, mọc răng,…Tình trạng các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lí cơ ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ.

- Tuổi mẫu giáo: Trẻ em từ 3-6 tuổi: Đây là thời kì thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kĩ năng cần thiết. Trẻ em ở lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trưng của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động còn hạn chế.

+ Yếu tố ảnh hưởng đến thể chất là chế độ dinh dưỡng, bệnh tật và sự chăm sóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, di truyền, biến dị, bệnh tật, môi trường, rèn luyện thể lực và hoạt động thể thao,…trong đó hoạt động thể dục thể thao khoa học, thích hợp với trẻ em là một yếu tố tích cực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường thể chất cho trẻ.

+ Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ giữa dinh dưỡng với tăng trưởng và phát triển. Cung cấp các chất dinh dưỡng đủ lượng và đủ chất rất quan trọng cho sự phát triển bình thường. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng không tốt tới hệ thống thần kinh trung ương, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển các khả năng trí tuệ và thích ứng ở trẻ em, đặc biệt nếu suy dinh dưỡng sảy ra ở thời kì nào đang phát triển. Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm khuẩn và giảm mất khả năng chống đỡ bệnh tật. Khi suy dinh dưỡng sảy ra ở đột tuổi mầm non, sẽ hạn chế sự phát triển bộ xương, gây còi xương, thấp bé và trẻ hay bị ốm yếu. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong thời gian ngắn, thì sự thấp bé có thể điều chỉnh được khi có sự can thiệp dinh dưỡng. Tuy nhiên, khả năng hồi phục được không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của suy dinh dưỡng kéo dài đến tình trạng chậm phát triển bộ não và tinh thần đã được chứng minh. Suy dinh dưỡng sảy ra ở trẻ ấu nhi sẽ làm giảm hoạt động thể lực, trẻ không chịu chơi, hay mệt mỏi, co mình và ít quan tâm đến mọi người cũng như môi trường xung quanh, do đó hạn chế tiếp thu kinh nghiệm của trẻ. Suy dinh dưỡng protein-năng lượng dẫn đến chậm phát triển của não và sự lĩnh hội các chức năng tâm lí, để lại hậu quả lâu dài đến tương lai của trẻ (kém thành đạt trong xã hội, kém thích nghi xã hội,…). Tuy nhiên cần phân biệt giữa nguyên nhân do suy dinh dưỡng với nguyên nhân do môi trường chăm sóc-giáo dục trẻ nghèo nàn về các kích thích phát triển.

+ Béo phì

Ngược với lại suy dinh dưỡng là béo phì, đó là tình trạng cũng có nguyên nhân về mặt thể chất và tâm lí, mặc dù bép phì chưa đe dọa ngay cuộc sống. Béo phì là tình trạng vượt quá trong lượng cần có, do ăn nhiều hơn so với mức sử dụng cho việc đáp ứng các


nhu cầu năng lượng cơ bản. Béo phì thường gây ra cao huyết áp, đái đường, bệnh túi mật, bệnh tim mạch. Các chi phí về mặt xã hội và tâm thần cũng tăng lên.

+ Bệnh tật và sự chăm sóc sức khỏe

Đây là một trongn những yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn. Việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ rất quan trọng cho sự lớn lên một cách bình thường. Nếu trẻ ốm đau nhiều tháng sẽ bị chậm lớn rõ rệt. Cơ chế làm cho tốc độ lớn chậm đi  khác nhau giữa các bệnh. Ở một số bệnh có sự thay đổi cân bằng nội tiết, đặc biệt thay đổi bài tiết hoocmon thượng thận. Tuy vậy, nếu trẻ nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ, ngay khi khỏi bệnh nó sẽ đuổi kịp tốc độ lớn, có khi đạt gấp hai lần bình thường, do đó trẻ có thể đạt được cân nặng, chiều cao bình thường.

Nhu cầu chăm sóc y tế đầy đủ được nhận mạnh ở lứa tuổi này vì trẻ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn. Tuy vậy, các bệnh như sởi, quai bị không gây ra suy dinh dưỡng nếu trẻ được chăm sóc đầy đủ và theo dỗi sự phát triển thể chất, sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng.

+ Yếu tố tình cảm

Trong khi việc hồi phục suy dinh dưỡng phụ thuộc vào một phần các yếu tố thể chất ( do mức độ và thời gian suy dinh dưỡng), các yếu tố tình cảm cũng có ảnh hưởng đáng kể.

Rối loạn phát triển và tình trạng lùn: ảnh hưởng của các yếu tố tình cảm đến sự tăng trưởng còn gây ra tình trạng rối loạn được biết là tình trạng lùn, mặc dù trẻ có dinh dưỡng đầy đủ nhưng chúng bị lạm dụng tình cảm và bị bỏ mặc, thiếu tình yêu thương. Tình trạng thiếu hụt tình cảm đã ức chế sự bài tiết đủ hoocmon tăng trưởng. Tình trạng này thường gặp từ tuổi ấu thơ, trẻ bị rối loạn sự lớn do hậu quả của thiếu hụt tình cảm.

+ Phát hiện trẻ có khuyết tật và đề phòng các tai nạn

Tai nạn có thể sảy ra ở mọi lứa tuổi liên quan đến sự sống của trẻ và các thương tật có khi kéo dài suốt cuộc đời. Dưới 1 tuổi, trẻ thường bị sặc, hóc, ngã, bỏng và ngộ đọc. Ở độ tuổi 1-4 tuổi, trẻ đi lại, chạy nhảy leo trèo và thích tò mò thám hiểm, các tai nạn thường sảy ra tại nhà hoặc xung quanh nhà, trong bếp, hoặc ở các trung tâm giữ trẻ. Các tai nạn thường gặp là bỏng, ngã, ngộ đọc, chảy máu phần mềm. Trên 5 tuổi, các tai nạn thường sảy ra bên ngoài nhà. Tính cách mạnh mẽ của các trẻ trai làm cho nó dễ bị tai nạn hơn trẻ gái. Tuy nhiên, mọi trẻ đều có thể bị đe dọa nếu môi trường không an toàn và người lớn không chú ý tạo môi trường an toàn cho trẻ.

Phát hiện sớm các khuyết tạt về vận động, thị giác, thính giác trong ba tháng đầu và năm đầu và sử lí kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hồi phục. Nhiều khuyết tật ở trẻ có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp không tốn kém như tiên chủng, viêm nang vitamin A, cải thiện các điều kiện vệ sinh phòng bệnh, tăng cường dinh dưỡng,…

+ Môi trường

- Môi trường tự nhiên liên quan đến vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, nước sạch giảm các yếu tố tác hại.

- Môi trường xã hội liên quan làm phong phú  môi trường chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Hoạt động vận động

Các nhà nghiên cứu cho rằng: vận động có thể giúp con người loại bỏ trạng thái tâm lí căng thẳng, làm cho con người quên đi âu sầu phiền não, tâm tình sẽ vui vẻ lên. Trẻ em vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận động. Vận động cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ em, làm cho trẻ em vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vận


động cơ thể chuyển dịch tâm lí của trẻ em, giảm thiểu tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở chúng hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh của trẻ được loại bỏ, giảm bớt một cách thỏa đáng.

Trẻ em tham gia vận động cơ thể với khối lượng hợp lí còn có thể làm cho năng lượng quá nhiều trong cơ thể được tiêu hao, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng. Trong quá tình vận động, khi trẻ đạt được sự thành công, cảm thụ tình cảm tốt đẹp sẽ làm cho các em hoạt bát, cởi mở, tích cực và tràn đầy lòng tin.

Tóm lại, giáo viên cần nhận thức một cách đầy đủ đồng thời nên khai thác hết giá trị vận động của cơ thể đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em, sao cho vận động cơ thể trẻ em vừa có thể được rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất, lại vừa có thể thúc đẩy và phát triển tâm lí của các em một cách có ích, từ đó giúp các e phát triển toàn diện về mọi mặt.

2. HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích một số hệ cơ quan của cơ thể trẻ mầm non.

a, Hệ thần kinh: Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật của trẻ phát triển hơn. Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ mẫu giáo đã ở mức độ cao hơn so với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc. Tuy nhiên, ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh mẽ hơn sự ức chế. Do đó, phải đối sử thạn trọng với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thòi gian vận động sẽ làm trẻ mệt mỏi. Trẻ em tuef 4 đến 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển. Trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ sảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh.

Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể của trẻ có thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh của chúng. Xong cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ.

b, Hệ vận động bao gồm hệ xương, hệ cơ và khớp.

- Hệ xương của trẻ chưa hoàn thành cốt hóa, thành phần hóa học xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với nguời  lớn, nên có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gãy.

Vận động cơ thể hợp lí có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ em có thể chuyển biến tốt như: thành xương dày lên, đường kính to ra, tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương….

- Hệ cơ của trẻ em phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó, trẻ ở lứa tuổi này không thích với sự căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian luyện tập.

Khi trẻ thường xuyên được tham gia vận động thể lực hợp lí sẽ tăng cừng hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức mạnh và sức bền của cơ bắp phát triển.

Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường cũng như ở gia đình, người lớn cần chú ý tới tư thế thân nguwoif của trẻ, không nên cho trẻ ngồi và đứng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ cong sinh lí của cột sống, dễ bị gù hoặc bị vẹo cột sống,…


- Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.

Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức nawngg vận động, cần phải thường xuyên cho trẻ tập luyện hợp lí, vừa sức và chú ý đến tư thế thân người đúng của trẻ trong đời sống hàng ngày.

c, Hệ tuần hoàn là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn được gọi là hệ tim mạch. Vận động của tim chủ yếu dựa vào sự co bóp của cơ tim. Sự co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càng nhanh điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mât ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài. Nhưng khi thay đổi hoạt động tim của trẻ em nhanh phục hồi.

Các mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, do đó áp lực của máu yếu. Cần củng cố các cơ tim cũng như các thành mạch, làm cho nhịp điệu co bóp của tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi lượng vận động đột ngột.

Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập, nên đa dạng hóa các dạng bai tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng.

d, Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi, mồm, họng, khí quản, nhánh phế quản và phổi.

Đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ em nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém. Thở nông làm cho không khí phổi chưa ổn định tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời, nơi không khí thoáng mát.

Khi vận động, cơ thể trẻ đồi hỏi lượng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, điều này thúc đẩy các tế bào phổi tham gia vào vận động hô hấp tăng lên, nâng cao tính đàn hồi của thành phổi, cơ hô hấp mạnh dần lên, tăng lượng không khí phổi và dung tích sống.

Bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu đựng được những vận động quá sức kéo dài liên tục, sẽ làm cho các cơ quan vận động bị thiếu oxi cần thiết. Vì vậy, việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyện là rất quan trọng.

e, Hệ trao đổi chất: cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao và cung cấp chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Qúa trình hấp thụ các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô ở trẻ diễn rs càng mạnh. Khác với người lớn ở trẻ em năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ, thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Điều này gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ bắp.


Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ suất hiện nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ. Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của các nhóm cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ.

Qua phân tích trên, ta thấy các hệ cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất để tồn tại.

Cơ thể vận động dưới sự chi phối và điều tiết của hệ thần kinh, dựa vào sự hợp tác chung của cơ bắp, khớp, dây chằng để thực hiện. Xong hoạt động của cơ bắp đồi hỏi được sự cung cấp năng lượng dựa vào sự hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

Vận động cơ bắp không thể tách rời oxi dựa vào hệ hô hấp. Nhưng sự vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi và các chất phế thải lại cần có sự làm việc của hệ tuần hoàn. Vận động cơ thể đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể mới có thể thực hiện được, đồng thời vận động cơ thể có tác dụng rèn luyện và thúc đẩy toàn bộ cơ thể phát triển. Việc thực hiện chế độ vận động hợp lí cho trẻ em sẽ giúp cho quá trình phát triển cơ thể của trẻ tốt hơn, ngược lại sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

 

 

NỘI DUNG II:

BÀN LUẬN VỀ NHỮNG MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Ở TRẺ MẦM NON VỀ THỂ CHẤT

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Hiểu rõ những mục tiêu ở trẻ mầm non về thể chất.

- Nắm được các kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.

2. Kĩ năng

Vận dụng những kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất vào việc rèn luyện thể chất cho trẻ.

3. Thái độ

Xác định một cách sâu sắc về kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất trong quá trình rèn luyện vận động cho trẻ.

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG.

1. HOẠT ĐỘNG 1: Liệt kê những mục tiêu ở trẻ mầm non về thể chất.

- Mục tiêu phát triển thể chất ở cuối tuổi nhà trẻ:

+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

+ Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.

+ Thực hiện được các vận động cơ bản theo độ tuổi.

+ Có một số tố chất vận dộng ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).

+ Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.

+ Có khả năng làm được một số việc tụ phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

- Mục tiêu phát triển thể chất ở cuổi tuổi mẫu giáo.

+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

+ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.


+ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.

+ Có kĩ năng trong một số hoặt động cần sự khéo léo của đôi tay.

+ Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe.

+ Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uongs, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

2. HOẠT ĐỘNG 2: Xác định kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất.

a, Xác định kếtt quả mong đợi ở trẻ nhà trẻ về thể chất.

Kết quả mong đợi

24-36 tháng

1. Thực hiện công tác phát triển các nhóm cơ hô hấp.

- Thực hiện được các động tác trong bài thể dục: hít thở, tay, lưng, bụng và chân.

 

 

2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất thể lực ban đầu.

- Giữ được thăng bằng trong vận động đi, chạy thay đổi tấc độ nhanh- chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay

- Thực hiện phối hợp vận động tay- mắt, tung bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m,  ném vào đích xa 1- 1,2m.

- Phối hợp tay chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

- Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng, nứm xa lên phía trước bằng 1 tay, tối thiểu 1,5m

 

3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

- vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay, thực hiện. Múa khéo.

- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt trong các hoạt động: Nhào đất, nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

 

b, Xác định két quả mong đợi ở trẻ mẫu giáo về thể chất.

Kết quả mong đợi

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6            tuổi

 

1. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

1.1 Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.

1.1 Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

1.1Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.

 

 

 

 

2.1 Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

- Đi hết đoạn đường

2.1.  Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

- Đi lên xuống trên


 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thực hiện kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động.

hẹp 20cm x 3m.

- Đi kiễng gót liên tục 3m.

- Bước đi liên tục trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

- Đi bước lùi liên tiếp được 3m.

tấm ván dài 2m, rộng 30cm đặt dốc khoảng 30 độ.

- Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.

- Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.

2.2 Kiểm soát được vận động:

- Đi/chạy thay đổi tóc độ theo đúng hiệu lệnh.

- Chạy liên tục trong đường dích dắc: 3-4 điểm dích dắc không lệch ra ngoài.

2.2 Kiểm soát được vận động: Đi/chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn: 4-5 vậy chuẩn đặt dích dắc.

2.2Kiểm soát được vận động: Đi/chạy thay đổi kiểu vận động, thay đổi hướng theo đúng hiệu lệnh.

2.3 Phối hợp tay-mắt trong vận động:

- Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng khoảng cách 2,5m.

- Tự đập-bắt bóng được 3 lần liền, đường kính bóng 18cm.

2.3 Phối hợp tay-mắt trong vận động:

- Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng, khoảng cách 3m.

- Ném trúng đích đứng xa 1,5m và cao 1,2m.

- Tự đập bóng được 4-5 lần liên tiếp.

2.3 Phối hợp tay-mắt trong vận động:

- Bắt và ném bóng với người đối diện, khoảng cách 4m.

- Ném trúng đích đứng xa 2m và cao 1,5m.

- Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.

 

 

 

nguon VI OLET