PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠN

TRƯỜNG THCS TÂN MỸ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Họp Hội đồng sư phạm

V/v triển khai các Văn bản chỉ đạo KĐCLGD trường THCS

--------------------------------------

I/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỆM, THÀNH PHẦN:

Thời gian: Vào hồi 13 giờ 30’ ngày 25 tháng 12 năm 2015

Địa điểm: Trường THCS Tân Mỹ.

Thành phần tham dự:

            - Chủ trì cuộc họp: - Thầy Trần Việt Thắng       - Hiệu trưởng

      - Thầy Bùi Văn Dựng          - P. hiệu trưởng

            - Thư ký cuộc họp:  - Thầy Bùi Văn An   - GV

       - Thầy Đặng Hoàng Anh - GV

            - Cùng toàn bộ thành viên trong Hội đồng tự đánh giá

II/ NỘI DUNG:

1/ Thầy Bùi Văn Dựng triển khai Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23  tháng 11  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều 3. Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:.

Điều 4. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục

Chương II: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRƯỜNG TRUNG HỌC, TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Mục 2: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TrH

Điều 10. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường


1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học) và Điều lệ trường trung học.

3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.

4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

5. Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

6. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

7. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.

8. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

9. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

10. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.

Điều 11. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Năng lực của hiệu trưởng, P.HT trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.

2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học.

3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên.

4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.

5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học và của pháp luật.


Điều 12. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

1. Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường trung học.

2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung học.

4. Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

5. Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV, NV và học sinh.

6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

Điều 13. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, c/quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và m/trường GD.

3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

Điều 14. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.

3. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

4. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

7. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

8. Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.


9. Kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

10. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh hằng năm đáp ứng mục tiêu giáo dục.

11. Kết quả hoạt động giáo dục NPT và hoạt động GDHN cho học sinh hằng năm.

12. Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường. Tỷ lệ HS lưu ban <2%

Chương III: QUY TRÌNH VÀ CHU KỲ KĐCLGDCƠ SỞ GIÁO DỤC

Mục 1: QUY TRÌNH, CHU KỲ, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 20. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục gồm:

1. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục.  

2. Đăng ký đánh giá ngoài của cơ sở giáo dục.     

3. Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.

4. Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

Điều 21. Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục

Điều 22. Điều kiện thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục

Mục 2: TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 23. Quy trình tự đánh giá gồm các bước sau:

1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.                         

2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.  

4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.  

5. Viết báo cáo tự đánh giá.                                     

6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

Điều 24. Hội đồng tự đánh giá

Điều 25. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá

Mục 5: CÔNG NHẬN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KĐCLGD

Điều 31. Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Trường trung học được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học quy định tại Mục 2, Chương II của văn bản này với ba cấp độ:


a) Cấp độ 1: Trường trung học có từ 60% tiêu chí trở lên đạt yêu cầu;

b) Cấp độ 2: Trường trung học có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:

- Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 8, 9;   

- TC 2 gồm các tiêu chí: 1, 3, 5;

- Tiêu chuẩn 3 gồm tiêu chí: 6;                               

- Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 2;

- Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7, 9, 10, 12;

c) Cấp độ 3: Trường trung học có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.

Điều 32. Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục và công bố kết quả KĐCLGD

Điều 33. Thu hồi giấy chứng nhận chất lượng giáo dục

Chương VI:TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 34. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

Điều 35. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

Điều 36. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

2/ Thầy Bùi Văn An triển khai Công văn số 46 /KTKĐCLGD-KĐPT V/v xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.

Cuộc họp kết thúc lúc 17 giờ 15; cùng ngày.

CHỦ TRÌ

 

 

 

 

Bùi Văn Dựng

THƯ KÝ

 

 

 

Bùi Văn An

 

 

 

 

 

 

 

 


 

PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠN

TRƯỜNG THCS TÂN MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Họp Hội đồng tự đánh giá

trường THCS Tân Mỹ năm học 2015 – 2016

 

 I/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỆM, THÀNH PHẦN:

Thời gian: Vào hồi 13 giờ 30’ ngày 28 tháng 12 năm 2015

Địa điểm: Trường THCS Tân Mỹ.

Thành phần tham dự:

            - Chủ trì cuộc họp: - Thầy Trần Việt Thắng       - Hiệu trưởng

      - Thầy Bùi Văn Dựng          - P. hiệu trưởng

            - Thư ký cuộc họp:  - Thầy Bùi Văn An   - GV

       - Thầy Đặng Hoàng Anh - GV

            - Cùng toàn bộ thành viên trong Hội đồng tự đánh giá

II/ NỘI DUNG:

  1/. Thầy Bùi Văn Dựng thông qua:

  Quyết định số 09/QĐ-THCS TM,V/v thành lập Hội đồng tự đánh giá. Hội đồng TĐG (có QĐ kèm theo);

Quyết định số 01/QĐ-HĐTĐG V/v thành lập Nhóm Thư ký của Hội đồng TĐG. Nhóm Thư ký (có QĐ kèm theo);

Quyết định số 02/QĐ-HĐTĐG V/v thành lập Nhóm Công tác của Hội đồng TĐG. Nhóm Công tác (có QĐ kèm theo);

 2/. Thầy Bùi Văn Dựng triển khai Kế hoạch số 01/KH-HĐTĐG ngày 30/12/2015 về kế hoạch tự đánh giá chất lượng GD năm học 2015 – 2016. (có kế hoạch kèm theo)

 3/  Thầy Bùi Văn An triển khai lại Công văn số 46 /KTKĐCLGD-KĐPT V/v xác định yêu cầu, gợi ý tìm MC theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TrH.

           4/ Thầy Bùi Văn An triển khai Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD V/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông…

4.1/  Xử lý và phân tích các minh chứng:

- Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá;


- Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá;

- Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất.

Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), ba dấu gạch (-) và 6 chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó:

+ H: Hộp (cặp) đựng MC;

+ n: Số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết;

+ a: Số thứ tự của tiêu chuẩn;

+ bc: Số thứ tự của tiêu chí (từ Tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0);

+ de: Số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15);

  dụ: [H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 1 thuộc Tiêu chuẩn 1, được đặt ở Hộp 1;

[H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2, được đặt ở Hộp 3;

[H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 4 thuộc Tiêu chuẩn 5, được đặt ở Hộp 9;

4.2/ Báo cáo tự đánh giá được trình bày theo thứ tự sau:

1/ Trang bìa;                                                       

2/. Mục lục;

3/Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);                       

4/ Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá;

5/ Phần I: Cơ sở dữ liệu;                                   

6/ Phần II: Tự đánh giá;

7/ Phần III: Phụ lục.

4.3/ Hồ sơ lưu trữ:

1. Quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá.    

2. Kế hoạch tự đánh giá.

3. Các phiếu đánh giá tiêu chí.                              

4. Báo cáo tự đánh giá.

5. Các minh chứng.                                                 

6. Các văn bản liên quan (nếu có).

4.4 /Cách ghi Phiếu đánh giá tiêu chí (có phiếu mẫu kèm theo)


Lưu ý khi đánh giá tiêu chí

(5). Tự đánh giá:

5.1. Xác định trường (trung tâm) đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:

     Chỉ số a: Đạt (hoặc không đạt)

     Chỉ số b: Đạt (hoặc không đạt)

     Chỉ số c: Đạt (hoặc không đạt)

5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt (hoặc không đạt).

 

Xác nhận của Nhóm trưởng

 

 

 

 

......., ngày...... tháng ....... năm 20...

Người viết

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

            Cuộc họp kết thúc lúc 15 giờ 15; cùng ngày..

 

CHỦ TRÌ

 

 

 

Bùi Văn Dựng

THƯ KÝ

 

 

 

Bùi Văn An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠN

TRƯỜNG THCS TÂN MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

họp Hội đồng tự đánh giá

V/v chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá

    

I/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỆM, THÀNH PHẦN:

Thời gian: Vào hồi 13 giờ 30’ ngày 10 tháng 02 năm 2016

Địa điểm: Trường THCS Tân Mỹ.

Thành phần tham dự:

            - Chủ trì cuộc họp: - Thầy Trần Việt Thắng       - Hiệu trưởng

      - Thầy Bùi Văn Dựng          - P. hiệu trưởng

            - Thư ký cuộc họp:  - Thầy Bùi Văn An   - GV

       - Thầy Phạm Anh Tuấn - GV

            - Cùng toàn bộ thành viên trong Hội đồng tự đánh giá

II/ NỘI DUNG:

1/. Thành viên/ nhóm thông qua phiếu đánh giá tiêu chí (có phiếu ĐGTC kèm theo)

2/ Nhóm trưởng thông qua minh chứng được sử dụng trong báo cáo phiếu ĐGTC

3/ Thầy Bùi Văn Dựng thông qua những văn bản cần thiết để chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá. Yêu cầu trong báo cáo cần đề cập đến những vấn đề sau:

- Việc ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục đúng thời gian.

- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong đề cương báo cáo tự đánh giá của nhà trường vào thời điểm tháng 2/2016

- Việc xây dựng đề cương TĐG của nhà trường phải hoàn thành vào thời điểm tháng 4/2016

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá nhìn chung là gặp khó khăn và tiến độ thực hiện các công việc chưa đảm bảo thời gian do chồng chéo quá nhiều công việc.

- Kết quả thu thập các thông tin MC được rất ít là do không bố trí được thời gian.

- Có thể đề ra được các biện pháp để cải tiến chất lượng ở các mặt hoạt động.


- Kết quả tự đánh giá: Đạt 36/36 tiêu chí = 100%. Đạt cấp độ 3

- Các thành viên thảo luận, có ý kiến, nội dung các ý kiến tập trung vào một số vấn đề sau:

-  Khó khăn về thời gian điều tra, thu thập minh chứng.

- Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể khi được đề nghị cung cấp thông tin thì cần chính xác, kịp thời.

- Do công việc còn mới mẻ, lại hạn chế về thời gian nên còn phải tìm hiểu và nghiên cứu.

- Các nhóm trưởng tiếp tục nghiên cứu các tiêu chuẩn, phân công các thành viên trong nhóm để thu thập thêm các minh chứng hoàn thành công việc.

  Nội dung các công việc cần ưu tiên thực hiện:

- Tập huấn máy tính cho giáo viên.

- Tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục xây dựng nhà trường.

- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Trau dồi việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Biên bản kết thúc hồi 16 giờ 30 cùng ngày.

 

CHỦ TRÌ

 

 

 

Trần Việt Thắng

THƯ KÝ

 

 

 

Bùi Văn An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠN

TRƯỜNG THCS TÂN MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

họp Hội đồng tự đánh giá

V/v thông qua đề cương báo cáo tự đánh giá

    

I/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỆM, THÀNH PHẦN:

Thời gian: Vào hồi 13 giờ 30’ ngày 15 tháng 04 năm 2016

Địa điểm: Trường THCS Tân Mỹ.

Thành phần tham dự:

            - Chủ trì cuộc họp: - Thầy Trần Việt Thắng       - Hiệu trưởng

      - Thầy Bùi Văn Dựng          - P. hiệu trưởng

            - Thư ký cuộc họp:  - Thầy Bùi Văn An   - GV

       - Thầy Đặng Hoàng Anh - GV

            - Cùng toàn bộ thành viên trong Hội đồng tự đánh giá

II/ NỘI DUNG:

1/. Thành viên/ nhóm thông qua phiếu đánh giá tiêu chí (có phiếu ĐGTC kèm theo)

2/ Nhóm trưởng thông qua minh chứng được sử dụng trong báo cáo phiếu ĐGTC

3/ Thầy Hùng thông qua đề cương chi tiết báo cáo tự đánh giá. Trong báo cáo đã đề cập đến những vấn đề sau:

- Việc ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục đúng thời gian.

- Đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường vào thời điểm tháng 3/2016

- Việc xây dựng đề cương TĐG của nhà trường đã hoàn thành vào thời điểm tháng 4/2016

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch tự đánh giá nhìn chung là gặp khó khăn và tiến độ thực hiện các công việc chưa đảm bảo thời gian do chồng chéo quá nhiều công việc.

- Kết quả thu thập các thông tin MC được rất ít là do không bố trí được thời gian.

- Có thể đề ra được các biện pháp để cải tiến chất lượng ở các mặt hoạt động.

- Kết quả tự đánh giá: Đạt 36/36 tiêu chí = 100%. Đạt cấp độ 3

nguon VI OLET