PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

, ngày 6 tháng 4 năm 2021


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CÁO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN : THỂ DỤC

- Họ và tên: Nam, nữ:
-Trình độ đại chuyên môn: Đại học thể dục thể thao
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác:
Giáo dục thể chất tại trường học là một bộ phận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những con người “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Muốn vậy, nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí tuệ khoa học, tri thức, mà còn phải giúp học sinh trở thành một con người có sức khỏe lành mạnh. Mục tiêu chiến lược này thể hiện ở những yêu cầu mới bức bách về sức khỏe về thể lực của lớp người lao động mới trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế trí thức nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta hiện nay (Nghị quyết TWII-khóa VIII).
Trong cuộc sống của con người không thể thiếu được âm nhạc. Âm nhạc như một món ăn tinh thần hâm nóng mọi bầu không khí làm mọi người xích lại gần nhau hơn. Âm nhạc phát huy trí tuệ, nó kích thích tinh thần hăng hái, sự hưng phấn say mê học tập để rèn luyện các hoạt động của con người nói chung và với trẻ em nói riêng theo đúng quan điểm phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể lực chiếm vị trí quan trọng, cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện phương pháp nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hoà. Hiểu được ý nghĩa đó, ngay từ đầu bậc tiểu học Đảng và nhà nước đã xác địch mục đích giáo dục thể chất trong trường tiểu học là một hình thức giáo dục chuyên biệt. Ở đó học sinh được rèn luyện phẩm chất đạo đức, tri thức thẩm mỹ và sức khoẻ, bồi dưỡng những kiến thức tối thiểu về vệ sinh cơ thể, từng bước hình thành thói quen tập luyện, tạo nên điều kiện tự nhiên thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện năng lực hoạt động cơ thể (khéo léo, khả năng, phối hợp hoạt động, sức nhanh). Qua đó góp phần nâng cao dần khả năng thích nghi của cơ thể đối với những thay đổi thời tiết, khí hậu và khả năng chống đỡ với bệnh tật. Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức cần thiết, kỹ năng vui chơi đúng phương pháp, dần dần gây cho các em lòng ham thích, thói quen hoạt động lành mạnh, rèn luyện thân thể hàng ngày. Qua giờ học thể dục, bồi dưỡng các em hình thànhnhững suy nghĩ, hành động, thể hiện tình cảm tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và hướng dẫn cho các em biết vận dụng nhiều phẩm chất tốt trong học tập, lao động và đối xử đúng với cha mẹ, ông, bà, anh em, thầy, bạn. Do đó, gây được ảnh hưởng tốt trực tiếp đến hiệu quả học tập rèn luyện, lao động vui chơi và những hành vi đạo đức tốt khác.
Như vậy, giáo dục thể chất trong trường tiểu học là một bộ phận tất yếu không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm mục tiêu giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ thành những con người toàn diện về đạo đức, trí dục, thể chất thẩm mỹ và khả năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất trước khi bước vào cuộc sống.
Hiệu quả của giờ học thể dục chỉ đạt ở mức độ cao khi học sinh có ý thức, tự giác, xuất phát từ nhu cầu thật sự quyết tâm, luyện tập thường xuyên. Vì vậy, ngay từ buổi học đầu giáo viên cần xây dựng cho các em ý thức tự giác, tích cực hăng say, thực sự trong các giờ học, tự tập ở trường và ở nhà.
nguon VI OLET