ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NĂM HỌC 2011-2012 MÔN SINH HỌC 12

 

Chương I: Cơ chế di truyền

BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

* * *

Câu 1: Gen có cấu trúc chung bao gồm các vùng theo trình tự

A. vùng khởi động vùng mã hóa vùng kết thúc  

B. vùng điều hoà vùng mã hóa vùng kết thúc

C. vùng khởi động vùng vận hành vùng kết thúc      

D. vùng mã hóa vùng khởi động vùng kết thúc

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc tái bản của ADN kép?

A. Nguyên tắc giữ lại một nửa      B. Nguyên tắc bổ sung   

C. Nguyên tắc khuôn mẫu    D. Nguyên tắc bán bảo tồn

Câu 3: Vùng khởi đầu

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã 

C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

B. mang thông tin mã hóa các axit amin 

D. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein

Câu 4: Vùng kết thúc

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã 

C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

B. mang thông tin mã hóa các axit amin 

D. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein

Câu 5: Vùng mã hóa

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã 

C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

B. mang thông tin mã hóa các axit amin 

D. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein

Câu 6: Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự nuclêôtit như sau :

     3 TAX -  GAT – XAT … 5

     5 ATG – XTA – GTA … 3

Trình tự các nuclêôtit trong mARN do gen tổng hợp sẽ là

     A. 3 AUG -  XUA – GUA … 5    B. 3 UAX -  GAU– XAU … 5    

C. 5 UAX– GAU – XAU … 3’              D. 5 AUG – XUA – GUA … 3

Câu 7: Trình tự bắt đầu của các nuclêôtit trong phân tử mARN là 5 AUG – UXA – GUU … 3

Gen tổng hợp mARN trên có trình tự các cặp nuclêôtit được bắt đầu như sau :  

    A. 5 TAX– AGT – XAA… 3       C. 3 TAX– AGT – XAA… 5 

         3 ATG -  TXA– GTT … 5                   5 ATG -  TXA– GTT … 3 

    B. 3 UAX– AGU – XAA… 5             D. 5 UAX– AGU – XAA… 3 

         5 AUG -  UXA– GUU… 3                  3 AUG -  UXA– GUU … 5 

Câu 8: Dưới đây là một phần trình tự  nuclêôtit của một mạch trong gen:

  … ATT XXX GTA TAX  TTA XXG …

1) Trình tự Nuclêôtit trong mạch ADN bổ sung là

     A) … GXX GGG XAT ATG  AAT GGX …    B.) …TAA GXX  XAT ATG  AAT GGX …

     C)… TAA GGG XAT ATG  AAT GGX …     D.) … TAA GGG XAT ATG XXT GGX …

2 ) Trình tự Nuclêôtit trong mARN có thể đuợc phiên mã từ đoạn mạch khuôn này là

     A) … UAA GGG GAU AUG AAU GGX …     B) … UUU GGG GAU AUG AAU GGX …

     C) … UAA GGG GAU GUA AAU GGX …     D)… UAA GGG XAU AUG AAU GXX …

3) Số cođon có trong bảng phiên mã mARN là

     A) 3 cođon                    B) 4 cođon                   C) 5 cođon                       D) 6 cođon 

4) Các cụm đối mã tương ứng với mỗi cođon là

     A) … AUU XXX GTA UAX UUA XGG …     B) … AUU XXX GUA UAX UUA XGG …


     C) … ATT XXX GUA UAX UUA XGG …     D) … AUU XXX GUA UAX TTA XGG …

Câu 9:Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A.mã di truyền

B.bộ ba mã hoá (côđon)

C.gen

D.bộ ba đối mã (anticôđon)

Câu 10:Vùng điều hoà (vùng khởi đầu)

A.mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B.mang thông tin mã hoá các axit amin

C.mang tín hiệu kết thúc phiên mã

D.quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

Câu 11:Mã di truyền có đặc điểm là:

A.có tính phổ biến

B.có tính đặc hiệu

C.mang tính thoái hoá

D.cả A, B và C

Câu 12:Mã di truyền là:

A.mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin

B.mã bộ hai , tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin

C.mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin

D.mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin

Câu 13:Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

A.tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

B.một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

C.tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ

D.nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

Câu 14:Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

A.một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một axit amin

B.tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

C.nhiều bộ ba cùng xác định cho một axit amin

D.cả B và C đúng

Câu 15:Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

A.tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

B.nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

C.một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

D.tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

Câu 16:Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối, enzim nối ở đây là:

A.hêlicaza

B.ADN liraza

C.ADN ligaza

D.ADN pôlimeraza

BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

* * *

Câu 1: Chọn câu không đúng .Bản chất của mật mã di truyền là gì?

    A. Thông tin quy định cấu trúc của các loại protein

    B. Trình tự các nucleotit trong ADN quy định trình tự các axit amin trong protein tương ứng

    C. 3 ribonucleotit trên mARN quy định một axit amin trong protein tương ứng

    D. Trình tự các nucleotit trong ARN quy định trình tự các axit amin trong protein tương ứng

Câu 2: Chọn câu sai. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình

A. tự sao  B. đột biến  C. dịch   D. sao mã


Câu 3: Trong quá trình tổng hợp ARN, các ribonucleotit của môi trường nội bào đến liên kết với mạch mã gốc theo nguyên tắc

A. A liên kết với U, G liên kết với X  C. A liên kết với T, U liên kết với X

B. A liên kết với G, G liên kết với X  D. A liên kết với X, G liên kết với T

Câu 4: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?

A. Từ mạch bổ sung              B. Từ mạch mang mã gốc      

C. Khi thì từ 1 mạch, khi thì từ 2 mạch       D. Cả 2 mạch

Câu 5: Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 5TAG 3 thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là

A. 5XUA 3   B. 5AUX 3  C. 5UGA 3  D. 5TAX 3

Câu 6: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polipeptit?

A. Gen   B. mARN  C. tARN  D. rARN

Câu 7: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra trong bộ phận nào trong tế bào?

A. Nhân   B. Tế bào chất C. Riboxom  D. Thể Gộngi

u 8:Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A.ADN

B. ARN

C.prôtêin

D.ADN và ARN

u 9:Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A.prôtêin

B.mARN

C.ADN

D.mARN và prôtêin

u 10:Các prôtêin có vai trò xúc tác phản ứng sinh học được gọi là:

A.hoocmon

B.phitôhoocmon

C.enzim

D.côenzim

u 11:Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A.tế bào chất

B.nhân

C.màng nhân

D.nhân con

Câu 12: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A.Từ cả 2 mạch

B.Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2

C.Từ mạch có chiều từ 5’ đến 3’

D.Từ mạch mang mã gốc

 

BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN

* * *

Câu 1. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

A. nơi tiếp xúc với enzim ARN polimeraza  

C. mang thông tin quy định enzim ARN polimeraza

B. mang thông tin quy định protein ức chế  

D. nơi liên kết với protein điều hòa

Câu 2: Cụm các gen cấu trúc có lien quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ chế điều hòa được gọi là

A. vùng vận hành  B. operon     C. vùng khởi động    D. vùng điều hòa

Câu 3. Để ổn định thành phần prôtêin trong tế bào chi phối hoạt động của gen nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Gen cấu trúc.    B. Vùng vận hành.  


C. Gen điều hòa.    D. Vùng khởi động.

Câu 4. Mô hình cấu trúc của opêron Lac là

 A. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động.

 B. gen cấu trúc, vùng vận hành, vùng khởi động.

 C. vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc.

 D. gen điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động, gen cấu trúc.

Câu 5. Quá trình phiên mã xảy ra khi   

 A. môi trường không có ARN polymeraza C. gen điều hòa hoạt động.

 B. môi trường không có lactôzơ.    D. môi trường có lactôzơ

Câu 6. Tháo xoắn đoạn ADN khởi đầu của quá trình phiên mã là vai trò của

 A. vùng vận hành.    B. vùng khởi động.

 C. gen cấu trúc.    D. ARN polymeraza.

Câu 7. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?

A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN polymeraza  

C. Mang thông tin quy định enzim ARN polymeraza

 B. Mang thông tin quy định protein ức chế   

D. Nơi liên kết với protein điều hòa  

Câu 8:Hai nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà qua opêron ở vi khuẩn đường ruột (E.coli) và đã nhận giải thưởng Nôben về công trìng này là:

A.Jacôp và Paxtơ

B.Jacôp và Mônô

C.Mônô và Paxtơ

D.Paxtơ và Linnê

 

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

* * *

Câu 1: Thể đột biến là

A. cá thể mang đột biến chưa dược biểu hiện trên kiểu hình 

C. cá thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi môi trường

B. cá thể mang đột biến được biểu hiện trên kiểu hình   

D. cá thể có kiểu hình khác với cá thể khác trong quần thể

Câu 2: Trong một quần thể thực vật có alen A bị biến đổi thành alen a. Thể đột biến là

A. cá thể mang kiểu gen AA  C. cá thể mang kiểu gen Aa

B. cá thể mang kiểu gen aa   D. không có cá thể nào nói trên là thể đột biến

Câu 3: Đột biến gen là

A. những biến đổi trong cấu trúc của gen    

C những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể

B. sự biến đổi kiểu hình để thích nghi với môi trường  

D. những biến đổi trong cấu trúc của protein

Câu 4: Trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến gen là

A. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn nhiễm sắc thể 

C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên

B. mất một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng  

D. thêm, mất, thay thế một cặp nucleotit

Câu 5: Chọn câu sai. Đột biến gen phụ thuộc vào

A. loại tác nhân gây đột biến   C. môi trường

B. cường độ, liều lượng tác nhân gây đột biến D. đặc điểm cấu trúc của gen

Câu 6: Đột biến làm cho hồng cầu có hình lưỡi liềm, gây bệnh thiếu máu ở người là dạng đột biến gen

A. thêm một cặp nucleotit      B. mất một cặp nucleotit  

C. thay thế một cặp nucleotit      D. đảo vị trí một cặp nucleotit


Câu 7: Dạng đột biến gen làm biến đổi  nhiều nhất đến cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

A. thêm một cặp nucleotit vào phía cuối gen   

B. thay thế một cặp nucleotit ở giữa gen 

C. mất một cặp nucleotit ở phía đầu gen    

D. đảo vị trí của cặp nucleotit với cặp nucleotit kia

Câu 8: Đột biến gen thường có hại cho cơ thể vì

A. làm thay đổi kiểu hình    

B. gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp protein

C. làm mất cân bằng trong nội bộ kiểu gen  

D. làm thay đổi kiểu gen

Câu 9: Bệnh bạch tạng ở người là do

     A. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường 

B. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính

      C. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường 

D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính

Câu 10: Bệnh máu khó đông ở người là do

     A. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường 

B. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính

      C. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường 

D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính

Câu 11: Bệnh tiểu đường ở người là do

     A. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường 

B. đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính

    C. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường            

D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính

Câu 12: Nhận định nào sau đây là sai đối với đột biến gen phát sinh trong nguyên phân?

     A. Đột biến gen di truyền qua sinh sản hữu tính 

B. Đột biến gen di truyền qua sinh sản vô tính

     C. Tế bào mang đột biến gen nhân lên trong mô 

D. Đột biến tiền phôi được di truyền cho thế hệ sau

Câu 13:Tính chất của đột biến gen là

A. xuất hiện đồng loạt, có định hướng  C. thường làm biến đổi kiểu hình

B. xuất hiện riêng lẽ, ngẫu nhiên, vô hướng D. không có lợi

Câu 14: Đột biến gen có thể làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit là

A. đột biến mất 1 cặp nucleotit hay nhiều cặp nucleotit 

B. đột biến thêm 1 cặp nucleotit hay nhiều cặp nucleotit

C. đột biến thay thế 1 cặp nucleotit này bằng1 cặp nucleotit khác 

D. đột biến thay thế từ 4 cặp nucleotit trở lên

Câu 15: Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen?

A. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng1 cặp nucleotit khác 

B. Thêm một cặp nucleotit vào gen

C. Đảo vị trí một cặp nucleotit dọc theo gen  

D. Chuyển các cặp nucleotit từ NST này sang NST khác

Câu 16:Phát biểu nào sau đây không đúng với đột biến gen?

A. Đột biến gen có thể có lợi cho cơ thể  

B. Đột biến gen có hại cho sinh vật không có ý nghĩa với sự tiến hóa

C. Cơ thể mang Đột biến gen có thể bị chon lọc tự nhiên đào thải 

D. Đột biến gen có thể có hại cho sinh vật

Câu 17: Đột biến gen làm thay đổi nhiều axit amin trong chuỗi polipeptit là

A. đột biến mất 1 cặp nucleotit hay nhiều cặp nucleotit 

B. đột biến thêm 1 cặp nucleotit hay nhiều cặp nucleotit


C. đột biến thay thế 1 cặp nucleotit này bằng1 cặp nucleotit khác 

D. đột biến mất1cặp nucleotit ở đầu gen

 

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

* * *

Câu 1: Đột biến NST là

A. những biến đổi trong cấu trúc của NST 

C. những biến đổi làm thay đổi trình tự và số lượng các gen trong tế bào

B. những biến đổi về số lượng NST  

D. những biến đổi đột ngột về cấu trúc hoặc số lượng NST

Câu 2: Có mấy dạng đột biến nhiễm sắc thể?

A. 2   B. 3   C. 4   D. 5

Câu 3: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn  

B. mất một hoặc một số xặp nhiễm sắc thể

C. mất , thêm, thay thế, đảo vị trí của một cặp nu  

D. thêm một hoặc một số xặp nhiễm sắc thể

Câu 4: Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH.Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến

A. mất đoạn  B. chuyển đoạn  C. đảo đoạn  D. lặp đoạn

Câu 5: Hiện tượng lặp đoạn là do

A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào NST cũ      

B. một đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào NST cũ

C. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các cromatit

D. một đoạn NST bị đứt ra rồi gắn vào NST khác không tương đồng

Câu 6: Bệnh ở người do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

A. bệnh Đao     B. bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm 

C. bệnh ung thư máu   D. bệnh mù màu đỏ lục

Câu 7: Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến

A. gây chết cho sinh vật 

B. làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

C. làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn

D. không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền

Câu 8: Đột biến ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là

A. mất đoạn  B. chuyển đoạn  C. đảo đoạn  D. lặp đoạn

Câu 9: Hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến

A. gây chết đối với thể đột biến 

B. làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

C. làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn

D. không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất vật chất di truyền

Câu 10: Hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến

A. gây chết đối với thể đột biến 

B. làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng

C. làm tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể có kích thước lớn hơn       

D. giảm khả năng sinh sản, giảm sức sống

Câu 11: Đột biến chuyển đoạn là dạng đột biến

A.dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng

B. làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại

C. làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần

D. làm mất đi một đoạn nào đó của NST

Câu 12: Đột biến mất đoạn là dạng đột biến

A.dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng


B. làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại

C. làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần

D. làm mất đi một đoạn nào đó của NST

Câu 13: Đột biến lặp đoạn là dạng đột biến

A.dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng

B. làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại

C. làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần

D. làm mất đi một đoạn nào đó của NST

Câu 14: Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến

A.dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng

B. làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại

C. làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần

D. làm mất đi một đoạn nào đó của NST

 

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

* * *

Câu 1: Thể lệch bội là

A. số lượng NST trong tất cả các cặp NST của tế bào xôma tăng lên

B. số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên

C. số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào xôma tăng lên hoặc giảm đi

D. không phải các lí do trên

Câu 2: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thi thể lệch bội là

A. 2n   B. 3n   C. 2n+1  D.n+1

Câu 3:Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là

A. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì đầu của quá trình phân bào

B. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì giữa của quá trình phân bào

C. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào

D. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kì cuối của quá trình phân bào

Câu 4: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thi thể ba là

A. 2n-1  B. 2n+1  C. 3n+1  D. 3n-1

Câu 5: Hội chứng Đao ở người có những biểu hiện cơ bản là

A. cổ ngắn, gáy rộng và dẹt    B. khe mắt xếch, lưỡi dày và dài

C. cơ thể chậm phát triển, si đần và vô sinh D. tất cả biểu hiện trên

Câu 6: Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là

A. thể một  B. thể ba  C. thể bốn  D. thể không

Câu 7: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở

A. tế bào xô ma    B. tế bào sinh dục  

C. hợp tử     D. tất cả các loại tế bào

Câu 8: Chọn câu sai. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là

A. tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong nguyên phân

B. tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n

C. một cặp NST của tế bào không phân li trong nguyên phân

D. tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử

Câu 9: Cơ thể 2n ở kì sau của giảm phân I có 1 cặp NST không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử:

A. 2n và 0  B. 2n và n  C. n+1 và n-1  D. 2n+1 và 2n-1

Câu 10: Sự không phân li của tất cả các cặp NST của hợp tử 2n ở lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra

A. thể tứ bội  C. thể tam bội C. thể lưỡng bội  D. thể khảm

Câu 11: Hội chứng Claiphentơ là do


A. nam giới có bộ NST giới tính là YO  C. nữ giới có bộ NST giới tính là XO

B. nam giới có bộ NST giới tính là XXY  D. nữ giới có bộ NST giới tính là XXX

Câu 12: Hợp tử có bộ NST giới tính là XXY có thể được tạo nên do sự kết hợp giữa 2 giao tử mang NST giới tính là

A. XX và Y  B. XO và XY  C. X và XY          D. tất cả các trường hợp trên

Câu 13: Thể đa bội ít gặp ở động vật vì

A. tế bào động vật không bao giờ xảy ra hiện tượng không phân li của các cặp NST tương đồng

B. ở tế bào động vật số lượng NST thường lớn hơn  

C. không có giải thích nào đúng

D. thể đa bội ở động vật thường gây chết hoặc cơ chế xác định giới tính bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản

Câu 14: Thể đa bội ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt vì

A.số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội  

B. tế bào to hơn

C. tế bào có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ

D.số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội, tế bào to hơn

Câu 15: Những giống cây ăn quả không hạt thường là

A. thể đa bội lẻ    B. thể đa bội chẵn  

C. thể dị bội      D. thể tam nhiễm

         Câu 16: Bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật có 2n = 24

         1.Số NST ở thể đơn bội là

A. n=10   B. n=11   C. n=12  D. n=13

2. Số NST ở thể tam bội là

A. 16    B. 25    C. 36   D. 48

3. Số NST ở thể tứ bội là

A. 16    B. 25    C. 36   D. 48

4. Số NST ở thể khuyết là

A. 22    B. 25    C. 36   D. 48

5. Số NST ở thể một là

A. 22    B. 23    C. 36   D. 48

6. Số NST ở thể ba là

A. 22    B. 25    C. 36   D. 48

Câu 17: Ở bắp 2n = 20 NST. Bắp có 22 NST là

     A. thể khuyết   B. thể một   C. thể ba  D. thể đa

Câu 18: Ở bắp 2n = 20 NST. Bắp có 20NST là

     A. thể khuyết    B. thể một   C. thể ba  D. thể đa

Câu 19: Ở bắp 2n = 20 NST. Bắp có 23 NST là

     A. thể khuyết   B. thể một   C. thể ba  D. thể đa

Câu 20: Ở bắp 2n = 20 NST. Bắp có 21NST là

     A. thể khuyết   B. thể một   C. thể ba  D. thể đa

 

CHƯƠNG II; CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

Bài 8: QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MEN ĐEN

* * *

Câu 1: Phương pháp nghiên cứu của Men đen gồm các nội dung:

1. Söû duïng toaùn xaùc suaát ñeå phaân tích keát quaû lai.

2. Lai caùc doøng thuần và phaân tích keát quaû F1, F2 , F3.

3. Tiến hành thí nghieäm chöùng minh giaû thuyeát

4. Taïo doøng thuần baèng töï thuï phaán.


Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lí?

     A. 4 →2→3→1. B. 4 →2→1→3. C. 4 →3→2→1. D. 4 →1→2→3.

Câu 2: Khi Men đen cho lai hai thứ hoa thuần chủng: Hoa đỏ và hoa trắng thì ở thế hệ F1 thu được tỉ lệ

    A. 100% cây hoa đỏ.  B. 705 cây hoa đỏ: 224 câu hoa trắng (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng)

    C. 100% cây hoa trắng.  B. 705 cây hoa trắng: 224 câu hoa đỏ (3 hoa trắng: 1 hoa đỏ).

Câu 3: Khi Menđen cho lai hai thứ hoa thuần chủng: Hoa đỏ và hoa trắng thì ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ

    A. 100% cây hoa đỏ.  B. 705 cây hoa đỏ: 224 câu hoa trắng (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng)

    C. 100% cây hoa trắng.  B. 705 cây hoa trắng: 224 câu hoa đỏ (3 hoa trắng: 1 hoa đỏ).

Câu 4: Để giải thích tỉ lệ phân li ở F2 xấp xỉ 3:1, Men đen tiến hành

    A. cho các cây F2 lai với nhau và phân tích sự phân li ở đời con cũa từng cây.

    B. cho các cây F2 lai phân tích và phân tích sự phân li ở đời con cũa từng cây.

    C. cho các cây F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con cũa từng cây.

    D. cho các cây F2 lai thuận nghịch và phân tích sự phân li ở đời con cũa từng cây.

Câu 5: Menđen cho các cây F2 hoa trắng tự thụ phấn thì thu được kết quả

     A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.    B. 100% hoa đỏ.    

C. 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.  D. 100% cây hoa trắng.

Câu 6: Menđen cho 2/3 số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn thì thu được kết quả

    A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.    B. 100% hoa đỏ.    

C. 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.  D. 100% cây hoa trắng.

Câu 7: Men đen cho 1/3 số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn thì thu được kết quả

     A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.    B. 100% hoa đỏ.  

C. 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.  D. 100% cây hoa trắng.

Câu 8: Men đen nhận ra rằng sau tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng ở đời F2 là tỉ lệ

     A. 1 hoa đỏ thuần chủng : 2 hoa đỏ không thuần chủng : 1 hoa trắng thuần chủng.

    B. 3 hoa đỏ thuần chủng : 1 hoa trắng thuần chủng.

    C. 3 hoa đỏ thuần chủng: 1 hoa trắng không thuần chủng.

    D. 1 hoa đỏ không thuần chủng: 2 hoa đỏ thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng.

Câu 9: Men đen ngiên cứu tất cả bao nhiêu tính trạng ?

     A. 4.    B. 5.    C. 6.   D. 7.

Câu 10: Mỗi tính trạng Men đen được quy định bởi

     A. hai cặp alen.  B. một cặp alen.  C. bốn cặp alen. D. ba cặp alen.

Câu 11: Trong tế bào các nhân tố di truyền

    A. hòa trộn vào nhau.   B. liên kết chặt chẽ với nhau.  

    C. không hòa trộn vào nhau.  D. liên kết với nhau không hoàn toàn.

Câu 12: Cây lai hoa đỏ F1 có cặp alen Aa sẽ tạo ra giao tử

    A. A và a với tỉ lệ  bằng nhau (0,5A và 0,5a).  B. A và a với tỉ lệ  không bằng nhau.

    C. A hoặc a với tỉ lệ  bằng nhau.   D. A hoặc a với tỉ lệ không bằng nhau.

Câu 13: Khi thụ tinh, các giao tử

   A. kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo ra một tổ hợp.

   B. kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo ra hai tổ hợp.

   C. kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo ra ba tổ hợp.

   D. kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo ra bốn tổ hợp.

Câu 14: Để giải thích tỉ lệ 1:2:1 thì xác suất một hợp tử (F2) chứa cả 2 alen A sẽ là

   A. 25%.  B. 50%.  C. 75%.  D. 100%.

Câu 15: Để giải thích tỉ lệ 1:2:1 thì xác suất một hợp tử (F2) có kiểu gen đồng hợp tử (aa) sẽ là

   A. 25%.  B. 50%.  C. 75%.  D. 100%.

Câu 16: Để giải thích tỉ lệ 1:2:1 thì xác suất một hợp tử (F2) có kiểu gen dị hợp tử (Aa) sẽ là

   A. 25%.  B. 50%.  C. 75%.  D. 100%.

Câu 17: Để kiểm nghiệm giả thuyết của mình, Men đen tiến hành phép lai

   A. thuận nghịch. B. cận huyết.  C. phân tích.  D. với cơ thể mang tính trạng trội.


Câu 18: men đen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để

    A. kiểm tra giả thuyết nêu ra. 

B. xác định các cá thể tuần chủng.

    C. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng. 

D. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

Câu 19: Công thức lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?

 I. AA x aa II. Aa xAa III. AA x aa IV. AA x Aa. V. aa x aa.

   A. I, III.  B. I, III, V.  C. II.   D. I, V.

Câu 20: Ở đậu  Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh dược F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào:

     A. 5 hạt vàng: 3 hạt xanh.   B. 7 hạt vàng: 4 hạt xanh. 

C. 1 hạt vàng: 1 hạt xanh.   D. 3 hạt vàng: 1 hạt xanh.

Câu 21: Để có thể lựa chọn các cây đậu Hà Lan thuần chủng dùng làm bố mẹ trong các thí nghiệm của mình, Men đen đã tiến hành:

   A. Thực hiện việc lai thuận nghịch giữa các cá thể cố mẹ để kiểm tra kết quả lai.

   B. Lai phân tích các cây có kiểu hình trội.

   C. Kiểm tra kiểu hình qua nhiều thế hệ tự thụ phấn, cây thuần chủng sẽ biểu hiện tính trạng ổn định.

   D. Tạp giao giữa các cây đậu Hà Lan để chọn những cây đậu có tính trạng ổn định.

Câu 22: Kết quả lai một cặp tính trâng trong thí nghiệm của men đen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

   A. 1 trội: 1 lặn.  B. 2 trội: 1 lặn.  C. 3 trội: 1 lặn.        D. 4 trội: 1 lặn.

Câu 23: Theo Men đen, nội dung của quy luật phân li là

   A. mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.

   B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình 3 trội: 1 lặn.

   C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1.

   D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng trội.

24-Dòng thuần về một tính trạng là:

A.dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ

B. đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình

C.dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội

D.cả A và B

25-Cơ sở tế bào học của qui luật phân li của Menđen là:

A.sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân

B.sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.

C.sự phân li đồng đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

D.sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân.

26-Lai phân tích là phép lai:

A.giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản

B.giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

C.giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.

D.giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen

27-Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa  x  Aa lần lượt là:

A.1 : 2 : 1 và 1 : 2 : 1

B.3 : 1 và 1 : 2 : 1

C.1 : 2 : 1 và 3 : 1

D.3 : 1 và 3 : 1


28-Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen qui định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này?

A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn.

B.P thuần chủng.

C.F1 dị hợp tử.

D.Cả A, B và C.

 

BÀI 9: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MEN ĐEN

* * *

 

Câu 1: Khi Men đen cho lai hai cây đậu Hà lan thuần chủng  hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn thì F1 thu được 100% hạt vàng trơn. Khi cho F1 tự thụ phần  thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là

    A. 9 vàng trơn: 3 xanh trơn: 3 xanh nhăn: 1 vàng nhăn. 

B. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn.

    C. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh nhăn: 1 xanh trơn. 

D. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn: 1 xanh nhăn.

Câu 2:   Theo Men đen, nội dung của quy luật phân li độc lập là

    A. các cặp tính trạng di truyển riêng rẽ. 

B. các tính trạng khác loại tổ hợp lại thành biến dị tổ hợp.

   C. các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân. 

D. các cặp tính trạng di truyền độc lập.

Câu 3: Dựa vào kết quả phân tích thí nghiệm, Men đen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền phân li độc lập vì

   A. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. 

B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

   C. F2 có 4 loại kiểu hình.  

D. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

   A. sự phân li độc lập của các cặp nhiễn sắc thể tương đồng.

   B. sự phân li độc lập của các nhiễn sắc thể tương đồng trong giảm phân.

   C. sự tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.

   D. sự phân li độc lập và  tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen alen.

Câu 5: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì?

   A. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trong của sinh giới. 

   B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản qua giao phối.

  C. Chỉ ra sự lai tạo trong chịn giống là cần thiết.

  D. Tạo ra nguồn biến dị phong phú cung cấp cho chọn giống.

Câu 6: Điểu kiện nghiệm đúng đặc trưng cho quy luật phân li độc lập là

   A. số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

   B. sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

   C. các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau .

   D. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

Câu 7: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng kiểu hình được xác định bằng công thức nào?

   A. Số lượng các loại kiểu hình là 2n.  B. Số lượng các loại kiểu hình là 3n.

   C. Số lượng các loại kiểu hình là 4n.  D. Số lượng các loại kiểu hình là 5n.

Câu 8: Theo Men đen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng kiểu gen được xác định bằng công thức nào?

   A. Số lượng các loại kiểu gen là 2n.  B. Số lượng các loại kiểu gen là 3n.

   C. Số lượng các loại kiểu gen là 4n.  D. Số lượng các loại kiểu gen là 5n.

nguon VI OLET