PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC (THAM KHẢO)

Câu 1: a) Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?

b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trả lời:

a) Chuẩn nghề nghiệp GV trung học có 6 tiêu chuẩn – 25 tiêu chí. 

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.   

- Chuẩn quan trọng nhất: Chuẩn 1- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

GV có thể có nhiều cách trả lời nhưng phải đạt được các ý cơ bản sau:

+ Như Bác Hồ đã nói: “Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì trở nên vô dụng”. Đối với người GV thì đạo đức nhà giáo là điều rất quan trọng trong công tác giáo dục con người.

+ Thầy cô giáo phải là người Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

+ Vì "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý" nên đòi hỏi người thầy phải là người cao quý có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.

+ Vì mỗi thầy cô giáo là một “Tấm gương sáng về đạo đức …” cho học sinh noi theo. Bộ GD&ĐT đưa vấn đề đạo đức lên hàng đầu.

+ Vì “Tất cả vì học sinh thân yêu”

b. Các hành vi giáo viên không được làm

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.


5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Câu 2: a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?

b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ?                                          

Trả lời:

a. Như  thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?

- Giáo án điện tử:

+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.

+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn

- Bài giảng điện tử:

+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ “giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng minh họa.

+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.

+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học.

b. Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử

Yêu cầu

I. Thể hiện được mục tiêu bài giảng                                      

- Về kiến thức

- Về kỷ năng

II. Thể hiện được nội dung kiến thức                                     

- Đầy đủ, chính xác

- Thiết kế có hệ thống, Nổi bật trọng tâm

III. Thể hiện được phương pháp                                               

- Rèn luyện được kỹ năng cho học sinh


- Lựa chọn được hoạt động thích hợp thể hiện tính tích cực

- Đầy đủ 4 bước lên lớp: Bài cũ, Bài mới, Cũng cố, Hướng dẫn

IV. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin                            

1. Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể thao tác, dể di chuyển đến các slide, menu ..

2. Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm (màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn (nhưng không phân tán sự chú ý của HS)

3. Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng

4.Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích, động viên các giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin.

5. Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả

Câu 3:  a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ? 

b) Anh chị hãy cho biết số lần kiểm tra đối với bộ môn Anh (chị) trực tiếp giảng dạy (Đúng chuyên môn đào tạo bao gồm cả chủ đề tự chọn). Anh chị sẽ xử lí thế nào nếu có 1 học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định trên?

c) Học sinh Nguyền Thị Thảo có điểm trung bình các môn cả năm như sau:

Toán

Văn

Hóa

Sinh

Địa

Sử

Anh

CN

GDCD

MT

ÂN

TD

8,9

8,5

8,7

8,4

8,6

9,0

8,5

4,9

8,3

8,9

Đ

Đ

Đ

Anh chị hãy xếp loại học lực cho học sinh Nguyền Thị Thảo.

Trả lời:

a- Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN  

Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra

+ Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra

+ Căn cứ vào chuẩn KTKN

+ Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh

Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra

1. Đề kiểm tra tự luận;

2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản:


B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề

B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc:

+ Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;

+ Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung: khoa học và chính xác;

- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;

- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,

3) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

b. Số lần kiểm tra

* Tùy theo số tiết trong tuần của môn mà GV đưa ra số lần kiểm tra nhưng phải đảm bảo: Điểm KTđk: Được quy định trong PPCT của bộ môn

- Điểm KTtx:

+ Môn học có từ 1 tiết trở xuống/tuần: ít nhất 2 lần

+ Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: ít nhất 3 lần

+ Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: ít nhất 4 lần

* Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0.

c. Xếp loại học lực em Nguyễn Thị Thảo

- Tính được điểm trung bình cả năm của em Nguyễn Thị Thảo là 8,3

- Điểm trung bình các môn cả năm học là 8,3 nhưng do điểm trung bình năm học môn Anh dưới trung bình nên được điều chỉnh xếp loại Trung bình;


- Vì: Theo Điều 13 Thông tư số 58/2011/BGDĐT ngày 12/12/2011 quy định: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó xếp loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình (Tb)

Câu 4: a. Qua quá trình tham gia giảng dạy trong trường THCS Thầy, Cô giáo hãy cho biết: Cần có giải pháp gì để phát huy và tăng cường tính tích cực của học sinh?              

b. Đồng chí hãy kể tên một số phương pháp dạy học mà đồng chí đã được hoc tập, tập huấn và thực hiện giảng dạy trên lớp? Theo đồng chí thì PPDH nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất?

Trả lời:

a. Tính tích cực của học sinh thể hiện ở các hành vi: ham học, chuẩn bị bài đầy đủ, đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng sạch sẽ, lắng nghe tích cực, chủ động ghi chép, tham gia phát biểu, trao đổi bài, giúp đỡ bạn học tập ở lớp cũng như trong vui chơi sinh hoạt, bày tỏ ý kiến với giáo viên một cách chủ động và tự tin, tham gia vui chơi nhiệt tình, có sự tiến bộ về học tập về  đạo đức, lối sống.

Để tăng cường tính tích cực của học sinh, giáo viên cần thực hiện một số việc sau:

− Giáo viên chủ nhiệm biết rõ học sinh về học lực và đạo đức, tính cách để có giải pháp giáo dục theo mỗi nhóm. Phát huy tính tích cực của nhóm học khá giỏi, có hạnh kiểm tốt và phân công giúp đỡ các bạn yếu kém hơn, giúp các em phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.

− Đối với học sinh cá biệt thì cần phân loại để tìm nguyên nhân của từng trường hợp. Sau đó phân tích chân tình, rõ ràng, nêu gương người thật, việc thật để thuyết phục; giao việc vừa sức, tạo điều kiện hòa nhập trong sinh hoạt chung, kịp thời động viên, khích lệ khi tiến bộ hoặc có đóng góp.

− Tổ chức các hoạt động tập thể phù hợp lứa tuổi, sở thích của học sinh để giúp đỡ rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức, năng lực công dân cho các em. Giáo viên luôn khích lệ, động viên và có thể nhận đỡ đầu một số học sinh cá biệt (yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng về một mặt nào đó) để giúp các em tiến bộ từng bước.

− Đổi mới phương  pháp  dạy học và hướng dẫn tự học có thể theo các  phương pháp linh  hoạt  nhà: phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo dự án, thiết kế bản đồ tư duy, ...

− Giáo viên thường xuyên tạo được không khí thân thiện, dễ gần gũi, chia sẻ với học sinh, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện ở trong trường và giữa nhà trường với địa phương.

b. Một số PPDH.

- Phương pháp dạy học: bao gồm những PP chung cho nhiều môn và các PP đặc thù bộ môn. Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số PP khác như: PP hoạt động nhóm, PP nghiên cứu trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai,...

- Tùy theo bài học để sử dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả. Kết hợp các PP để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bài học.


Câu 5: Anh chị hãy nêu Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm? Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm. Anh chị cần làm gì để phát huy hiệu quả phương này với đối tượng học sinh trường THCS Tà Long.

Trả lời:

Phương pháp dạy học theo nhóm

* Quy trình tổ chức hoạt động nhóm:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể khác nhau)

+ Giới thiệu nhiệm vụ chung, những chỉ dẫn cần thiết

+ Phân chia nhóm

+ Xác định các nhiệm vụ của mỗi nhóm: Chỉ ra nhiệm vụ mà mỗi nhóm phải thực hiện, mục tiêu cần đạt

Bước 2: Làm việc theo nhóm

+ Sắp xếp chỗ ngồi

+ Thảo luận cách thức làm việc

+ Tiến hành thực hiện nhiệm vụ

+ Chuẩn bị báo cáo kết quả

Bước 3: Trình bày kết quả

+ Đại diện nhóm trình bày

+ Gọi HS nhận xét kết quả các nhóm

+ GV hướng dẫn chốt kiến thức hoạt động

* Ưu, nhược điểm phương pháp dạy học theo nhóm

- Ưu điểm

+ Phát huy tính tích cực, tự lực và tinh thần trách nhiệm của HS

+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc

+ Phát triển năng lực giao tiếp, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình

+ Tăng cường sự tự tin cho HS

- Nhược điểm

+ Tốn thời gian

+ Nếu không được luyện tập thường xuyên dễ gây ra tình trạng lộn xộn. Và nếu giáo viên tổ chức, thực hiện kém có thể sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với mong muốn cần đạt

* Một số lưu ý khi tổ chức học sinh học tập theo nhóm:

+ GV phải nắm vững quy trình của phương pháp, phải có năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức hoạt động, vận dụng linh hoạt quy trình trên.

+ Khi lập kế hoạch, giáo viên phải xác định các yêu cầu cho mỗi nhóm thật rõ ràng và phù hợp với khả năng, trình độ của HS.


+ Trước khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên cần nêu rõ các yêu cầu, nhiệm vụ và làm mẫu các thao tác.

+ Học sinh phải được rèn luyện thường xuyên để nắm vững các kĩ thuật làm việc cơ bản trong học tập theo nhóm.

+ Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp cho việc học tập theo nhóm. Trong một tiết không nên tổ chức quá nhiều lần hoạt động nhóm. Nhìn chung tất cả các môn học, đa số tiết giáo viên có thể vận dụng tổ chức dạy học theo phương pháp này.

Câu 6: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên trường trung học có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

 1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

nguon VI OLET