Tuần: 01
Ngày soạn : 23/08/2009

I.Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được tính chất hoá học của phi kim và một số tính chất hoá học của một số phi kim điển hình.
- Vận dụng được tính chất hoá học của phi kim để giải quyết được các bài tập nâng cao về phi kim như : Hoàn thành PTHH, giải toán hoá học; giải thích hiện tượng hoá học.
II. Chuẩn bị :
- GV: Nội dung bài tập
- HS: Ôn tập kiến thức cũ
III. Tiến trình dạy - học :
Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới : - GV giới thiệu bài học.
A. Kiến thức cơ bản : - Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.
I. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với kim loại:
+ Hầu hết Oxi tác dụng với các kim loại tạo thành oxit (trừ Ag, Pt, Au).
a) K + O2 K2O c) Fe + O2 Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
b) Mg + O2 MgO d) Al + O2 Al2O3
c) Cu + O2 CuO
+ Hầu hết các KL đều tác dụng với S tạo thành sunfua kim loại (trừ Ag, Pt, Au).
a) Fe + S FeS b) Na + S Na2S
c) Cu + S CuS
+ Hầu hết các KL đều tác dụng với halogen tạo thành muối của kim loại có hoá trị cao nhất (nếu kim loại đó có nhiều hoá trị, trừ Pt, Au).
a) Na + Cl2 NaCl
b) Fe + Cl2 FeCl3
c) Al + Cl2 AlCl3
d) Cu + Cl2 CuCl2
2. Tác dụng với phi kim
a. Với oxi:
a) H2 + O2 H2O
b) C + O2 CO2
c) C + O2 CO2
d) S + O2 SO2
e) SO2 + O2 SO3
g) P + O2 P2O5
h) N2 + O2 NO
b. Với hidro:
a) C + H2 CH4
b) N2 + H2 NH3
c) S + H2 H2S
d) P + H2 PH3
e) O2 + 2H2 2H2O
Phi kim nào càng dễ phản ứng với hidro thì tính phi kim càng mạnh.
3. Tác dụng với axit
- Với HX (X: Cl, Br, I):
Các halogen mạnh đẩy các halogen yếu hơn ra khỏi dung dịch axit của nó.
a) Cl2 + HBr HCl + Br2 b) Br2 + HI HBr + I2
4. Với các axit mạnh:
C, S, P tác dụng với các axit mạnh tạo oxit và đưa về số oxi hoá cao nhất có thể có.
a) C + HNO3 CO2 + NO2 + H2O
b) S + HNO3 H2SO4 + NO2 + H2O
c) P + HNO3 H3PO4 + NO2 + H2O
d) C + H2SO4 CO2 + SO2 + H2O
e) S + H2SO4 SO2 + H2O
g) P + H2SO4 H3PO4 + SO2 + H2O B. Bài tập cơ bản và nâng cao : - Giáo viên giới bài tập, hướng dẫn học sinh nghiên cứu , trả lời. Giáo viên nhận xét và tổng kết theo từng nội dung bài.
Bài 1 : Viết các PHHH của phản ứng giữa S, C, Cu, Zn với O2.
Bài 2: Hãy chọn các chất sau đây: H2SO4(đ), P2O5, CaO, KOHrắn, CuSO4 khan để làm khô một trong những khí O2, CO, CO2, Cl2. Giải thích?
Bài 3 : Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích.
a. Cho CO2 lội chậm qua nước v
nguon VI OLET