* Modoule 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

1. Thầy (cô) hãy nêu ý nghĩa của việc xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS.

Trả lời:
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng, vì thế nó không thể thiếu được trong hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Đó là quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra, trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được... Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS có thể được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên. Đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi... (đối với những kết quả tích cực) hoặc là sự nhắc nhở, phê bình, chê trách (đối với những kết quả tiêu cực). Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả về số lượng và chất lượng được thể hiện qua lời nói hay viết của giáo viên, trong đó, có thể chỉ ra những ưu điểm hay hạn chế của học sinh.
Mục tiêu đó là những tiêu chí, những chỉ tiêu, những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta cần đạt được sau khi kết thúc một hoạt động nào đó. Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh phải đuợc thiết kế sao cho thực hiện được chức năng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng, đầy đủ chứa đụng những kết quả đã dự kiến trước.
Tuy nhiên, để có đuợc sự đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS một cách chính xác, công bằng và toàn diện thì việc xác định mục tiêu đánh giá là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đánh giá sẽ ít sai sót hơn, ít mang tính ngẫu nhiên hơn khi các mục tiêu được công bố một cách rõ ràng. Nếu mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS được xác định một cách đúng đắn thì nó sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn:
Thứ nhất, nó giúp quá trình đánh giá vận hành có chất lượng và hiệu quả, không đi chệch hướng;
Thứ hai, nó là chuẩn để đánh giá sản phẩm con người mà quá trình giáo dục mang lại, xem sản phẩm này đạt được chuẩn ở mức nào.
Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đúc của học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
Mục tiêu có thể được viết một cách rất chi tiết, tỉ mỉ, cũng cỏ thể viết khái quát, chung chung. Tuy nhiên, nếu viết mục tiêu quá chi tiết, vụn vặt sẽ khó khăn và mất thời gian, nếu viết chung chung quá sẽ có ít tác dụng trong việc hướng dẫn đánh giá. Mục tiêu đánh giá nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải và nên tập trung vào những vấn đề cơ bản mà học sinh cần phải đạt được trong quá trình rèn luyện đạo đức.
Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tổng quát và từ đó xác định những mục tiêu cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay cấp độ nào thì những mục tiêu đó cần phải mô tả được những gì mà học sinh sẽ phải biết và phải làm.
Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần hướng vào kết quả cao nhất, đồng thời có tính khả thi, đòi hỏi học sinh có thể đạt được với nổ lực cao nhất.
Xác định các mục tiêu cần phù hợp với quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Thầy (cô) hãy nêu các hành vi cụ thể của học sinh để làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

Trả lời:
* Hành vi cụ thể của học sinh để làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
Khi xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS, chúng ta cần dựa trên cơ sở:
Mục tiêu giáo dục của cấp học: Mục tiêu của giáo dục THCS: “Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi sâu vào cuộc sống lao động”.
Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu giáo dục của cấp học, chúng ta cũng cần chú ý đến mục tiêu giáo dục Việt Nam là đào tạo thế hệ trẻ phát triển nhân cách toàn diện có đức, có
nguon VI OLET