GIÁO ÁN BÀN TAY NẶN BỘT

Người soạn: Nguyễn Văn Thái Thuận – Lớp 2A

 

Thứ                 ngày         tháng        năm

Môn: Toán

I:  CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC

I. Mục tiêu:

   - Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

   - Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.

        - Làm được các bài: 1, 2.

II. Chuẩn bị:

         - Giáo viên: Các hình như SGK và các bài tập.

         - Học sinh : SGK, vở tập toán. 

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Cho HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

- Đưa hình tam giác bằng bìa (có độ dài các cạnh AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm) đã chuẩn bị trước. Yêu cầu HS xác định hình tam giác.

- Giới thiệu: Tổng độ dài của các cạnh của hình tam giác cũng là chu vi của hình tam giác đó.

- Yêu cầu HS xác định phần chu vi của hình tam giác (tấm bìa). GV chọn một HS cầm hình tam giác lên bảng chỉ rõ chu vi hình tam giác cho cả lớp cùng xem.

- Nêu vấn đề: Các em đã biết cách tính độ dài đường gấp khúc. Bây giờ làm thế nào để tính được chu vi hình tam giác?

Bước 2: Giúp HS bộc lộ ý tưởng ban đầu

- Gợi ý HS: Hình tam giác có ba cạnh, giống như đường gấp khúc. Vậy chu vi của hình tam giác có liên quan đến độ dài các cạnh của hình đó không?

 

 

 

 

Bước 3: Đề xuất phương án tính chu vi hình tam giác độ dài các cạnh lần lượt là 3cm, 4cm, 5cm.

- Gợi ý HS cách tiến hành:

   + Cho lăng hình tam giác trên thước có vạch chia xăng – ti – mét; xác định chu vi; so sánh số đo chu vi với độ dài các cạnh của hình.

   + Ta thấy hình tam giác giống như đường gấp khúc. Ta lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.

 

Bước 4: Thực hành tìm tòi – khám phá.

- Quan sát hoạt động của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 5: Hợp thức hóa kiến thức:

- Đại diện nhóm trình bày cách tiến hành tính chu vi của hình tam giác và mối quan hệ giữa chu vi và độ dài các cạnh của hình.

- Nhận xét, chỉnh sửa ngôn từ, kiến thức nếu cần.

- Chốt quy tắc, ghi công thức tính chu vi của hình tam giác.

 

 

   - GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).

   - GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1:

   - Cho HS nêu yêu cầu. (HS CHT)

   - Cho HS đọc bài mẫu.

   - Hướng dẫn HS làm bài

      + Biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi hình tam giác ta làm gì? (HS HT)

   - Cho HS làm bài.

   - Gọi HS sửa bài. (HS HT)

 

 

 

 

 

 

   - Nhận xét – Sửa bài.

Bài 2:

   - Cho HS nêu yêu cầu. (HS CHT)

   - Cho HS làm bài.

   - Gọi HS sửa bài. (HS HT)

 

 

 

 

 

   - Nhận xét – Tuyên dương.

4. Củng cố - Dặn dò:

      + Muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta làm thế nào?  (HS HT)

   - Về nhà xem lại bài, làm thêm bài tập ở nhà và các bài tập trong VBT.

   - Nhận xét tiết học.

 

 

- Nhắc lại: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

 

 

 

 

* Hoạt động cá nhân:

- Lấy hình tam giác và sờ vào đường viền hình tam giác.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Nhận biết chu vi của hình tam giác.

 

 

 

- Suy nghĩ, trả lời.

 

 

* Hoạt động cá nhân

- Lắng nghe. HS đưa ra các ý tưởng ban đầu (hoạt động này diễn ra một cách tự nhiên trong suy nghĩ của HS, không nhất thiết phải diễn đạt bằng ngôn ngữ). Chẳng hạn:

    + Chu vi hình tam giác bng độ dài các cạnh cộng lại với nhau ?

    + Chu vi hình tam giác bằng độ dài một cạnh nhân với 3 ?

 

* Làm việc theo nhóm 4

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận để đưa ra phương án lựa chọn cách tiến hành.

 

Phương án 1:

- Đánh dấu điểm A trên hình vuông

- Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên thước, cho hình vuông lăn 1 vòng trên thước cho đến khi điểm A trùng lại một vạch trên thước.

- Đọc số đo độ dài hình tam giác.

- Các cạnh có độ dài là: 3 cm, 4 cm, 5 cm

- 3 + 4 + 5 = 12 cm.

Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình.

Phương án 2:

- Ta thấy hình tam giác có ba cạnh giống như đường gấp khúc nên ta lấy cộng độ dài các cạnh của hình tam giác.

    3 + 4 + 5 = 12 cm

Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.

* Hoạt động cả lớp

- Nêu các câu hỏi thắc mắc về Chu vi hình tam giác.

 

- Lắng nghe.

 

- Ghi quy tắc và công thức

Muốn tính chu vi hình tam giác ta bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.

- HS nhắc lại quy tắc

 

 

 

 

 

- HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc bài mẫu.

- Chú ý.

   + Tính tổng độ dài các cạnh của hình.

 

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ

Chu vi hình tam giác là:

20 + 30 + 40 = 90(dm)

   Đáp số: 90dm

 

Chu vi hình tam giác là:

8 + 12 + 7 = 27 (cm)

   Đáp số: 27cm

- Sửa bài (nếu sai).

 

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

a)           Chu vi hình tứ giác là:

   3 + 4 + 5 + 6 = 18 (dm)

   Đáp số: 18 dm

b)          Chu vi hình tứ giác là:

 10 + 20 + 10 + 20 = 60 (cm)

   Đáp số: 60 cm.

- Nhận xét và sửa bài. (nếu sai)

 

 

   + Tính tổng các cạnh của hình.

 

- Chú ý. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET