Tuần 1+2+3             

Tiết 1+2+3 

CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU KIẾN THỨC TRANG TRÍ CƠ BẢN (3 tiết)

 

 

Tiết 1. Vẽ trang trí

M ÀU   S Ắ C

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-  Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc với đời sống con người.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài vẽ tranh và trang trí.

- Học sinh vận dụng sự cảm nhận màu sắc vào tranh vẽ.

3. Thái độ: HS vận dụng được màu sắc trong đời sống hằng ngày.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

- Đồ dùng dạy học 6

- Bảng pha màu và các loại màu,...

2. Học sinh: Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

*Mục tiêu: HS hiểu được một số loại màu sắc, từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS kể tên một số loại màu mà em biết.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

-  Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc với đời sống con người.

- Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài vẽ tranh và trang trí.

- Học sinh vận dụng sự cảm nhận màu sắc vào tranh vẽ.

- HS vận dụng được màu sắc trong đời sống hằng ngày.

 

  Mĩ thuật 6                                          


GV tổ chức cho HS tìm hiểu màu sắc:

Em đã từng thấy cầu vồng chưa, gồm mấy màu.

GV: nhận xét bổ sung và chốt lại.

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

I. Màu sắc trong thiên nhiên.

- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú.

- Màu sắc do ánh sáng mà có và luôn thay đổi theo sự chiếu sáng => không có ánh sáng mọi vật không có màu sắc.

- Ánh sáng có 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

 

GV tổ chức HS tìm hiểu nội dung sau:

Màu cơ bản là những màu gì?

GV: Treo  bảng pha màu cho HS quan sát và biết cách pha màu.

GV: Thế nào là màu nhị hợp?

GV: nhận xét bổ sung và kể tên một số màu nhị hợp. Hai màu pha với nhau sẽ ra 1 màu khác tuỳ theo liều lượng của mỗi màu mà độ đậm nhạt ở màu thứ 3 khác nhau.

-Trong các khẩu hiệu người ta thường dùng màu gì?

- Em hãy chỉ ra những bài nào là bài sử dụng màu nóng và lạnh?

GV: Nhận xét bổ sung và chốt lại.

- HS làm việc theo nhóm, cá nhân.

 

 

 

- HS ghi nhớ kiến thức.

II. Màu vẽ và cách pha màu

1. Màu cơ bản.

- Là màu: Đỏ – Vàng – Lam còn gọi là màu chính hay màu gốc.

2. Màu nhị hợp.

- Là màu do pha trộn hai màu cơ bản lại với nhau.

VD: Tím, lục, cam.

3. Màu bổ túc.

- Gồm các cặp màu: Đỏ- Lục, Vàng – Tím, Cam - Lam

cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau rực rỡ hơn.

- Thường dùng trong trang trí quảng cáo bao bì.

4. Màu tương phản.

- Là các cặp màu thường dùng trong trang trí khẩu hiệu như:

  Đỏ – Vàng, Đỏ – Trắng, Vàng – Lục.

5. Màu nóng

- Là màu tạo cảm giác ấm nóng như: Đỏ, cam, vàng...

6. Màu Lạnh.

- Là màu tạo cảm giác mát dịu như: Tím, lục, lam.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)

  Mĩ thuật 6                                          


* Mục tiêu:  Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong bài.

- Tổ chức cho HS khái quát bài học bằng các hình thức khác nhau.

- Nhận xét, đánh giá và chốt lại.

 

- HS làm theo cặp đôi.

 

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

* Củng cố, dặn dò:

III. RÚT KINH NGHIỆM: 

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Tiết 2. Vẽ trang trí:       

MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí .

2. Kĩ năng:

- Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành ứng dụng và làm được bài trang trí bằng màu sắc hoặc xé dán giấy màu.

- Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc với đời sống con người và trong trang trí.

3. Thái độ: HS thấy được sự phong phú đa dạng của màu sắc trong trang trí.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

 - Hình trang trí ở sách báo nhà ở, y phục, gốm, mây tre,...

- Một vài đồ vật có trang trí như: lọ, khăn, mũ...

2. Học sinh: Màu vẽ, thước, bút chì, tẩy.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

*Mục tiêu: Giới thiệu HS một số hình thức trang trí, từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS xem một số hình thức trang trí.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

-  Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc với đời sống con người.

- Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài vẽ tranh và trang trí.

  Mĩ thuật 6                                          


- Học sinh vận dụng sự cảm nhận màu sắc vào tranh vẽ.

- HS vận dụng được màu sắc trong đời sống hằng ngày.

 

GV tổ chức cho HS tìm hiểu màu sắc:

Em đã từng thấy cầu vồng chưa, gồm mấy màu.

GV: nhận xét bổ sung và chốt lại.

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

I. Màu sắc trong các hình thức trang trí:

-  Màu sắc có vai trò hổ trợ và làm đẹp sản phẩm.

+ Trang trí ấn loát.

+ Trang trí kiến trúc.

+ Trang trí y phục, vải vóc.

+ Trang trí gốm, sứ, sành...

- Màu sắc trong trang trí cần hài hoà, thuận mắt rỏ trọng tâm.

- Tuỳ theo từng đồ vật và ý thích của từng người mà có cách dùng khác nhau trong trang trí.

GV tổ chức HS tìm hiểu nội dung sau:

- Cho học sinh xem một số tranh ảnh về màu sắc, để học sinh hiểu được sự phong phú của màu.

- Cách sử dụng màu sắc trong trang trí như thế nào?

- Cho HS xem tranh.

GV chốt kiến thức.

- HS làm việc theo cá nhân.

 

 

 

- HS ghi nhớ kiến thức.

II. Cách sử dụng màu trong trang trí:

- Người ta thường sử dụng màu sắc để trang trí cho mọi vật thêm đẹp và hấp dẫn.

- Màu sắc sử dụng trong trang trí phải hài hòa với nhau.

- Tùy theo từng đồ vật và ý thích mà mỗi người có cách chọn màu sắc khác nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)

* Mục tiêu:  Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong bài.

- Tổ chức cho HS khái quát bài học bằng các hình thức khác nhau.

- Nhận xét, đánh giá và chốt lại.

 

- HS làm theo cặp đôi.

 

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

* Củng cố, dặn dò:

III. RÚT KINH NGHIỆM: 

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

  Mĩ thuật 6                                          


Tiết 3. Vẽ trang trí                                                                                

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.

3. Thái độ: Qua bài học, học sinh  thích nghệ thuật trang trí dân tộc.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to các họa tiết trong sách giáo khoa (nếu có)

- Tranh: Các bước tạo họa tiết.

2. Học sinh: Màu vẽ, thước, bút chì, tẩy.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

*Mục tiêu: Giới thiệu HS một hình trang trí dân tộc, từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS xem một số bài trang trí dân tộc.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

- Giúp học sinh vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.

- Qua bài học, học sinh  thích nghệ thuật trang trí dân tộc.

GV:Treo tranh các họa tiết và nêu tầm quan trọng của nó trong trang trí.

GV: Đặt một số câu hỏi cho học sinh nhận ra vẻ đẹp và cách thức trang trí của họa tiết ( bố cục, hình vẽ, đường nét..)

Tác dụng của họa tiết, họa tiết thường là những hình gi? Và được trang trí ở đâu?...

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

- HS ghi nhớ kiến thức.

 

I. Quan sát - nhận xét.

-  Họa tiết trang trí của dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có sắc thái riêng.

  + Hình dáng chung: hình tròn hình vuông, hình tam giác...

  + Bố cục: đối xứng, xen kẽ, nhắc lại...

  + Hình vẽ: hoa lá chim muông

  Mĩ thuật 6                                          


 

 

...

+ Đường nét: mềm mại khỏe khoắn...

 

GV tổ chức HS tìm hiểu nội dung sau:

- Cho học sinh xem một số tranh ảnh về màu sắc, để học sinh hiểu được sự phong phú của màu.

- Cách sử dụng màu sắc trong trang trí như thế nào?

- Cho HS xem tranh.

GV chốt kiến thức.

- HS làm việc theo cá nhân.

 

 

 

- HS ghi nhớ kiến thức.

II. Cách vẽ.

a. Vẽ chu vi của họa tiết.

VD: hình tròn, hình chữ nhật...

b. Quan sát mẫu vẽ phác các mảng hình chính.

c. Nhìn mẫu vẽ các chi tiết cho đúng.

d. Tô màu

Tô màu theo ý thích (tô cho họa tiết và màu nền.

 

 

GV hướng dẫn tổ chức HS làm bài thực hành.

HS làm việc theo cá nhân.

III. Thực hành

   Chép một hoạ tiêt dân tộc sau đó tô màu theo ý thích.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)

* Mục tiêu:  Giúp HS nhận xét được bài làm của các bạn trong tiết học.

- Tổ chức cho HS nhận xét bài học của nhau bằng các hình thức khác nhau.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại.

 

- HS làm theo cặp đôi.

 

 

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

* Củng cố, dặn dò:

III. RÚT KINH NGHIỆM: 

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Tuần 4+5+6             

Tiết 4+5+6. 

CHỦ ĐỀ 2: MĨ THUẬT CỔ ĐẠI (3 tiết)

                              

Tiết 4. TTMT-SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM

THỜI KÌ CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh được củng cố thêm kiến thức Việt Nam thời kì cổ đại.

2. Kỹ năng: Học sinh hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.

  Mĩ thuật 6                                          


3. Thái độ: Biết trân trọng nghệ thuật đắc sắc của cha ông để lại.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Đồ dùng mĩ thuật 6, Tranh tư liệu trong ĐDDH MT6 , các tác phẩm minh hoạ tài liệu tạp chí liên quan, bản đồ thế giới  

2. Học sinh:  Sưu tầm tranh liên quan đến bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

*Mục tiêu: Giới thiệu nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về dấu của loài người ở VN từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS kể tên các dấu tích của người tối cổ ở VN.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

- Học sinh được củng cố thêm kiến thức Việt Nam thời kì cổ đại.

- Học sinh hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.

GV tổ chức cho HS tìm hiểu bối cảnh lịch sử qua hình thức thảo luận.

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử.

-  Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của loài người.

- Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của đất nước về kinh tế, quân sự và văn hóa - xã hội.

GV tổ chức thảo luận các nội dung sau:

- Em thấy thời kì đồ đá để lại những dấu ấn gì?

- Hình vẽ được khắc vào đâu?

- Em hãy nêu các công cụ sản xuất của thời kì này?

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

- HS ghi nhớ kiến thức.

II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

a. Hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình).

  Hình vẽ được phát hiện cách đây khoảng một vạn năm là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật thời kì đồ đá ( Nguyên thủy)

b. Vài nét  về thời kì đồ đồng

Hiện vật còn lưu giữ được gồm các công cụ sản xuất: rìu, dao găm, giáo, mũi lao...

  Mĩ thuật 6                                          


- Vì sao nói Trống Đồng Đông Sơn là tác phẩm mĩ thuật VN thời kì cổ đại?

 

 

c. Tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn.

  Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng khu vực , nền trống được chạm khắc nhiều hình ảnh về cuộc sống của người dân thời kì cổ đại.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)

* Mục tiêu:  Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong bài.

- Tổ chức cho HS khái quát bài học bằng các hình thức khác nhau.

- Nhận xét, đánh giá và chốt lại.

 

- HS làm theo cặp đôi.

 

 

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

* Củng cố, dặn dò:

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

Tiết 5.TTMT.

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh làm quen với nền văn minh Ai Cập, Hi Lạp thời kì cổ đại thông qua sự phát triển rực rỡ của nền mĩ thuật thời đó.

- Học sinh hiểu một cách sơ lược về sự phát triển của các loại hình MT Ai Cập, Hi Lạp thời kì cổ đại.

2. Kĩ năng: Nhận dạng được một số loại hình mĩ thuật thời kì cổ đại.

3. Thái độ: HS biết trân trọng những công trình nghệ thuật mà thời cổ đại đã để lại.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Đồ dùng mĩ thuật 6, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại.

2. Học sinh:  Xem trước bài.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

  Mĩ thuật 6                                          


*Mục tiêu: Giới thiệu HS biết được những công trình cổ đại từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS quan sát một số công trình kiến trúc cổ đại và yêu cầu HS kể tên các công trình theo hiểu biết của mình.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

- Học sinh làm quen với nền văn minh Ai Cập, Hi Lạp thời kì cổ đại thông qua sự phát triển rực rỡ của nền mĩ thuật thời đó.

- Học sinh hiểu một cách sơ lược về sự phát triển của các loại hình MT Ai Cập, Hi Lạp thời kì cổ đại.

 

 

 

GV tổ chức cho HS tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc và hội họa Hi Lạp cổ đại qua câu hỏi:

- Nêu đặc điểm của kiến trúc Ai Cập ?

- Điêu khắc cùa ai cập cổ đại có gì nổi bật ?

- Về hội họa Ai Cập ra sao?

 

 

 

 

HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

I/Sơ lược về mĩ thuật Ai Cập thời kì cổ đại :

1. Kiến trúc :

Tiêu biểu là những ngôi đền lộng lẫy , kim tự tháp đồ sộ .

2. Điêu khắc :

Nổi bật là những pho tượng đá khổng lồ tượng trưng cho quyền năng của thần linh .

3. Hội họa :

Thường là tranh tường

Tranh và chữ kết hợp hài hòa , tiếu biểu là phù điêu

 

 

- GV tổ chức thảo luận tìm hiểu về kiến trúc và điêu khắc của Hi Lạp cổ đại: Nêu sơ lược về kiến trúc, điêu khắc của Hi Lạp cổ đại.

 

 

 

 

 

 

HS làm việc theo cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/Sơ lược về mĩ thuật Hi Lạp thời kì cổ đại :

1. Kiến trúc :

Sáng tạo ra những kiểu cột độc đáo , khỏ khắn thanh nhã và duyên dáng .

Các công trình tuy không lớn như đặc sắc và đẹp mắt .

2. Điêu khắc :

Tượng và phù điêu đã đạt đến đỉnh cao của sự cân đối hài hòa

Các pho tượng có hình dáng sinh động không thần bí, không dung tục vẫn luôn là những tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ .

  Mĩ thuật 6                                          


 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hội họa, đồ gốm Hi Lạp cổ đại qua câu hỏi: Loại hình hội họa, đồ gốm phát triển như thế nào?

- GV nhận xét và chốt lại.

 

 

 

 

HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

HS ghi nhớ kiến thức.

3. Hội họa :

Hội họa được thể hiện rõ trên đồ gốm , là những bản sao các tác phẩm hội họa , là những bức tranh tuyệt tác .

4. Đồ gốm:

Sản phẩm gốm đẹp độc độc đáo về hình dạng

 

 

 

 

GV tổ chức HS thảo luận:

- Nêu sơ lược về mĩ thuật La Mã ?

- Kiến trúc La Mã có gì nổi bật ?

- Loại hình điêu khắc và hội họa có gì ?

- GV nhận xét và chốt lại.

 

 

HS làm việc theo nhóm, cá nhân

III/ Sơ lược mĩ thuật La Mã thời kì cổ đại :

1. Kiến trúc :

Phát triển và có nhiều sáng tạo, kiểu kiến trúc mái vòm tròn. Tiểu biểu đấu trường Cô-li-dê.

2. Điêu khắc :

Xây dựng tượng đài kỵ sĩ.

Có tranh tường và hình trang trí rất phong phú.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)

* Mục tiêu:  Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong bài.

- Tổ chức cho HS khái quát bài học bằng các hình thức khác nhau.

- Nhận xét, đánh giá và chốt lại.

 

- HS làm theo cặp đôi.

 

 

 

- HS nhận xét, đóng góp ý kiến.

* Củng cố, dặn dò:

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Tiết 6. TTMT.     

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

CỦA MĨ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KÌ CỔ ĐẠI                                                                                         

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị MT của Ai Cập, Hy lạp, La mã thời kì cổ đại.

  Mĩ thuật 6                                          


2. Kỹ năng : Nắm được những tác phẩm tiêu biểu, phân tích đặc điểm nghệ thuật của chúng

3. Thái độ: HS có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và học tập nền văn minh cái đẹp của thế giới.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Đồ dùng mĩ thuật 6, Tranh tư liệu trong ĐDDH MT6 , các tác phẩm minh hoạ tài liệu tạp chí liên quan, bản đồ thế giới  

2. Học sinh:  Sưu tầm tranh liên quan đến bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)

*Mục tiêu: Giới thiệu HS biết được một số công trình cổ đại từ đó dẫn dắt, tạo tâm thế vào bài mới.

- GV cho HS quan sát một số công trình kiến trúc cổ đại và yêu cầu HS kể tên các công trình theo hiểu biết của mình.

- GV chốt lại và giới thiệu bài mới.

- Làm việc cá nhân.

 

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 

 * Giới thiệu bài.

B. Họat động hình thành kiến thức: (35’)

*Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị MT của Ai Cập, Hy lạp, La mã thời kì cổ đại

- Nắm được những tác phẩm tiêu biểu, phân tích đặc điểm nghệ thuật của chúng

- HS có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và học tập nền văn minh cái đẹp của thế giới.

GV tổ chức cho HS tìm hiểu về Kim tự tháp thông qua câu hỏi:

- KTT được xây dựng từ năm nào?Bằng chất liệu gì?

- KTT có chiều cao bao nhiêu?Chiều dài cạnh đáy bao nhiêu mét? Thời gian xây dựng là bao lâu?

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

1. Kim Tự Tháp  " Kê ốp "

+ Đây là công trình kiến trúc của Ai Cập, được xây dựng vào 2900 năm trước Công nguyên bằng những phiến đá vôi,

+ Là hình chóp tứ giác 4 mặt là 4 tam giác chụm đầu vào nhau , cao 138m, chiều dài cạnh đáy 225m, Xây dựng trong 20 năm.

+ Điều đặc biệt là có 1 ống thông gió từ đỉnh đường hầm, trong 1 năm, vào một giờ nhất định, mặt trời chiếu thẳng vào lòng tháp .

 

  Mĩ thuật 6                                          

nguon VI OLET