Sau đây sẽ là mục lục những nhà Toán Học có trong topic này:
Trang 3 - Nguyễn Cảnh Toàn - John VON NEUMANN - Blaise PASCAL - EUCLIDE - Alan Mathison TURING - Pierre FERMAT - DÉMOCRITE of d`Abdère - Colin MACLAURIN - David HILBERT - Albert EINSTEIN - Tại sao không có giải NOBEL cho ngành Toán ? - Lịch sử về phương trình bậc ba - Karl Theodor Wilhem WEIERSTRASS - John NAPIER (NEPER) - Georg Friedrich Bernhard RIEMANN - Francois VIÈTE - Augustin-Louis CAUCHY - Leonhard EULER - John Charles FIELDS và Giải FIELDS
Trang 4 - Danh mục các nhà Toán học đạt Giải FIELDS (1936 - 1998) - Ngô Bảo Châu (Giải thưởng Toán học Clay 2004) - Lê Tự Quốc Thắng - Julius Wilhelm Richard DEDEKIND - George BOOLE - Gaspard MONGE - Hermann MINKOWSKI - Arthur CAYLEY - Winifred Edgeton MERRILL - Nhóm BOURBAKI - Peter Gustav LEJEUNE DIRICHLET - Jacob STEINER - Joseph Louis LAGRANGE - Christian Felix KLEIN - HYPATIE - Henri LEBESGUE - János BOLYAI - Jean LEROND D`ALEMBERT - Jean - Baptiste Joseph FOURIER - Gabriel CRAMER - Dòng họ BERNOULLI
- Marin MERSENNE - Giuseppe PEANO - William Rowan HAMILTON - Những nữ tiến sĩ Toán đầu tiên ở các Ðại học Bắc Mỹ - Pierre Simon LAPLACE - Brook TAYLOR
GS Nguyễn Cảnh Toàn - Tự học thành tài
Ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân của Mỹ (ABI) đánh giá là một trong những trí tuệ Việt Nam lớn nhất của thế kỉ XX. Vị giáo sư toán học đáng kính năm nay đã bước vào tuổi 78 (ông sinh năm 1926), nhưng rất minh mẫn và tích cực hoạt động khoa học. Trò chuyện với ông, chúng tôi không khỏi kinh ngạc về năng lực tự học của ông - điều mà ngày nay hầu như học sinh, sinh viên của ta không có.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương (Nghệ An), một vùng quê có truyền thống trọng học. Cha ông là nhà nho, thi hương mãi không đỗ, lại gặp lúc bãi bỏ khoa cử Hán học. Cụ phẫn chí vì không thoả được ước nguyện đua tranh “bia đá bảng vàng” nên dồn hết sự trông đợi vào con cái, bởi thế, nên cụ rất quan tâm tới việc học của các con. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể: cụ theo riết việc học của chúng tôi, hay so sánh với con nhà hàng xóm, cứ mỗi lần học là cụ lại ngồi gần đấy “theo dõi”. Hồi đó, chúng tôi xếp thứ theo từng tháng, hễ tháng nào tôi kém là phiền với cụ, cụ dầy dà suốt. (Chính vì thế mà sau này, cả bốn anh em nhà ông thì hai người là GS.TSKH, một người là GS.TS, một người là TS... Tuy vậy, khi học bậc tiểu học, cậu bé Nguyễn Cảnh Toàn cũng chỉ vào loại khá chứ chưa xuất sắc, chưa tỏ ra có năng khiếu gì, chỉ một lần duy nhất cậu được tuyên dương môn… văn. Tốt nghiệp tiểu học, cậu lên học ở Quốc học Vinh bậc thành chung. Thời gian này, năng khiếu về môn toán của cậu bộc lộ rất rõ, bởi tính cậu hay tò mò, muốn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề, nên khi học, cậu là người rất hay hỏi, nhiều khi không thoả mãn cậu tìm những sách tham khảo để đọc thêm. Dần dần, cậu đã xếp thứ nhất trong lớp. Hồi đó, Nguyễn Cảnh Toàn trọ học cùng một anh lớp trên, thấy anh này học toán có nhiều điều mà lớp dưới chưa học đến, cậu thích lắm, lân la mượn sách xem, ấy thế chẳng mấy chốc cậu giải được cả những bài toán lớp trên. Một lần cậu đi tàu hoả, bỗng nảy ý tò mò muốn tính vận tốc tàu ra sao. Cậu nhìn ra những cột cây số bên đường, tính toán thời gian đi tiếp sang cột cây số khác là mấy phút, thế là biết được vận tốc tàu. Nhưng có những đoạn đường không có cột cây số thì làm thế nào mà tính được? Cậu để ý thấy mỗi khi bánh sắt tàu nghiến trên thanh ray, đến khoảng nối giữa hai thanh thì phát ra một tiếng “kịch”, cậu đo độ dài một thanh ray rồi đếm tiếng động trong một phút, vậy là biết vận tốc tàu… đại khái cứ tự mày mò như vậy mà cậu học môn toán rất giỏi. GS, Nguyễn Cảnh Toàn kể, tôi học giỏi được còn là do thầy giáo Đinh Thành Chương rất quý tôi (thầy Chương dạy cả 4 môn toán, lý, hoá, sinh) hễ thầy có quyển sách mới nào cũng gọi tôi đến cho mượn (thầy thường đặt mua sách bên Pháp). Tác động của việc này, theo tôi là lớn lắm, vì thầy cho mượn sách thì buộc mình phải đọc kỹ, kẻo khi thầy hỏi còn biết đường trả lời. Thầy Chương nhiều lần tuyên dương Toàn trước
nguon VI OLET