BÀI 6
CÁC PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
I. C� S�� CAÂU TRU�C CỤA CA�C PH��NG PHA�P GIA�O DÚC THEƠ CHAÂT
1.Lượng vận động và quãng nghỉ là các yếu tố thành phần của phương pháp giáo dục thể chất.
Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp GDTC là phương thức điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi.
a. Lượng vận động.
1.1.Khái niệm chung: lượng vận động của các bài tập thể chất là mức độ tác động của chúng đến cơ thể của người tập.


1.2. Thành phần của lượng vận động:
Khối lượng là độ dài thời gian tác động, là tổng số hoạt động thể lực và các thông số tương tự khác
Cường độ là mức độ tác động đến cơ thể ngừơi tập của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, là mức độ căng thẳng chức năng của cơ thể, là độ lớn của mỗi lần gắng sức.
1.3.Quan hệ giữa khối lượng và cường độ
Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ tỷ lệ nghịch với nhau
* Lượng vận động còn được phân thành lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài.
* Lượng vận động bên ngoài : có thể xác định bằng những thông số vận động theo các hệ số đo lường như thời gian, độ dài, trọng lượng của các vật.
* Lượng vận động bên trong: là mức độ biến đổi sinh lý, sinh hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập.
Trong điều kiện nhất định thì lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong tương ứng với nhau.
LVĐ bên trong không chỉ phụ thuộc vào LVĐ bên ngoài mà còn phụ thuộc vào đặc điểm và trạng thái cơ thể của người tập.
1.2. Quãng nghỉ và sự kết hợp giữa vận động và các quãng nghỉ
Lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp GDTC, song nếu chỉ dừng ở đó thì chưa đạt. Hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách khoa học giữa LVĐ và nghỉ ngơi tích cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau vận động
Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà các quãng nghỉ được chia thành 3 loại: quãng nghỉ đầy đủ, quãng nghỉ ngắn và quãng nghỉ vượt mức ( xem nguyên tắc hệ thống).
Có thể điều khiển lượng vận động bằng cách chọn các quãng nghỉ khác nhau. Tùy theo quãng nghỉ mà lượng vận động riêng lẻ hoặc của cả buổi tập thay đổi.
Việc chọn quãng nghỉ còn tuỳ thuộc vào mục đích tập luyện .
Tính chất của các quãng nghỉ không cố định mà thay đổi theo trạng thái thể lực của cơ thể người tập.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1. Nhóm các phương pháp giảng dạy động tác
1.1Các phương pháp sử dụng lời nói
Các phương pháp lời nói thường được sử dụng trong giáo dục thể chất:
Thuyết trình; Giảng giải, Phân tích, Đánh giá, Chỉ thị, Ra lệnh, Tự nhủ, Tự ra lệnh..
* Một số điểm chú ý khi sử dụng phương pháp dùng lời nói.
- Về mặt nội dung:
+ Nhiều thông tin, hàm lượng thông tin cao.
+ Mạch lạc, khúc chiết.
+ Có tính Lôgic
+ Hợp với ngữ cảnh
- Về mặt hình thức:
+ Sinh động, giàu hình ảnh, nhưng đơn giản, dễ hiểu
+Không có sai phạm về mặt ngữ pháp, ngữ âm
+Nhịp độ và âm lượng tối ưu
+Biết sử dụng những phương tiện biểu đạt phi ngôn ngữ như điệu bộ, nét mặt, ánh mắt...

1.2. Các phương pháp trực quan.
1.2.1. Trình diễn trực tiếp :
Động tác được trình diễn bằng người thật theo nhiều cách khác nhau.
Nhiệm vụ: hình thành thành phần thị giác của biểu tượng vận động -> người tập nắm được hình dáng, cấu trúc bên ngoài của động tác
Tùy theo mục đích truyền đạt động tác có thể được trình diễn theo nhiều cách khác nhau
* Một số điểm chú ý khi áp dụng phương pháp trình diễn trực tiếp
Động tác làm mẫu phải chính xác, đẹp, thể hiện sự điêu luyện
Chọn vị trí làm mẫu phù hợp
1.2.2. Trình diễn gián tiếp: sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, video, sử dụng mô hình, sơ đồ.

1.2.3. Phương pháp cảm giác qua: tạo cho người tập cảm nhận sơ bộ cấu trúc bên trong của động tác
2. Nhóm các phương pháp tập luyện.
2.1. Nhóm các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ.
- Đặc điểm:Hoạt động của người tập được kiểm soát, tổ chức và điều chỉnh, định mức một cách chi tiết về chương trình thực hiện động tác hoặc về lượng vận động.
- Ý nghĩa của việc định mức, kiểm soát chặt chẽ là đảm bảo điều kiện tối ưu cho tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động và tác động một cách hợp lý đến sự phát triển các tố chất vận động.
Ý nghĩa của việc định mức, kiểm soát chặt chẽ là đảm bảo điều kiện tối ưu cho tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động và tác động một cách hợp lý đến sự phát triển các tố chất vận động.
2.1.1. Phương pháp phân chia- hợp nhất và phương pháp nguyên vẹn.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong dạy học động tác .
Phương pháp phân chia- hợp nhất:thường được sử dụng trong trường hợp động tác hoặc tổ hợp động tác phức tạp có thể tách nhỏ thành nhiều phần tương đối độc lập mà không làm sai lệch kết cấu chung.
Phương pháp tập luyện hoàn chỉnh
Là phương pháp dạy và tiếp thu động tác trong điều kiện động tác được thực hiện toàn vẹn theo đúng kết cấu về động học cũng như trình tự thực hiện vốn có của nó.
Áp dụng trong trường hợp động tác đơn giản hoặc là những động tác phức tạp nhưng kết cấu của chúng không cho phép phân chia thành các giai đoạn thành phần.
2.1.2. Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định
Bản chất của phương pháp này là trong quá trình tập luyện động tác (bài tập) được lặp lại mà không có sự thay đổi đáng kể nào về kết cấu cũng như những thông số bên ngoài của lượng vận động.
Sự lặp lại ổn định có thể diễn ra trong từng buổi tập và cũng có thể diễn ra trong hàng loạt buổi tập.
Điều đáng chú ý là không nên lạm dụng sự lặp lại ổn định.
Trong giáo dục cácTCTL, phương pháp tập luỵên lặp lại ổn định có thể thực hiện với quãng nghỉ hoặc không có quãng nghỉ.
Do đó phương pháp tập luỵên lặp lại ổn định có hai phương án: lập lại ổn định liên tục và lặp lại ổn định ngắt quãng.
-Phương pháp tập luỵên lặp lại ổn định liên tục (không có quãng nghỉ) -> thường được sử dụng để phát triển sức bền chung
- Phương pháp tập luỵên lặp lại ổn định ngắt quãng là lặp lại động tác với các quãng nghỉ ổn định. Quãng nghỉ được xác định tuỳ thuộc vào mục đích của bài tập (buổi tập)
2.1.3.Phương pháp tập luyện biến đổi.
Bản chất của nhóm phương pháp này là sự thay đổi có chủ đích các nhân tố gây tác động cơ bản trong tiến trình tập luyện.
- Thay đổi trực tiếp các thông số vận động (tốc độ, nhịp độ, thời gian.)
- Thay đổi cách thức thực hiện động tác ( tần số, biên độ.)
- Thay đổi quãng nghỉ và các điều kiện khác.
Căn cứ vào có quãng nghỉ hay không có quãng nghỉ mà nhóm các phương pháp biến đổi được chia thành: biến đổi liên tục hay biến đổi ngắt quãng.
Phương pháp biến đổi liên tục: phương pháp này thường được dùng trong các bài tập có chu kỳ.
Phương pháp biến đổi ngắt quãng: đặc điểm của phương pháp này là luân phiên giữa lượng vận động và qũang nghỉ, trong đó cả lượng vận động và quãng nghỉ đều có thể thay đổi.
2.1.4. Phương pháp tập luyện tổng hợp.
Phương pháp tập luyện lặp lại - tăng tiến có đặc điểm là lượng vận động được lặp lại ổn định trong một lượt tập nhưng tăng dần ở những lượt sau.

Phương pháp tập luyện ổn định biến đổi là sự kết hợp giữa ổn định và biến đổi các thành phần của lượng vận động.
Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần. Ổn định các thộng số bên ngoài của LVĐ nhưng quãng nghỉ giảm dần theo kế hoạch định trước
Phương pháp tập luyện vòng tròn: thường được áp dụng trong giáo dục tổng hợp các tố chất thể lực. Nội dung của phương pháp là lần lượt tập luyện một số bài tập khác nhau tác dụng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể
2.2.Phương pháp trò chơi và thi đấu
2.2.1. Phương pháp trò chơi.
Đặc điểm:
- Không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể đã được thừa nhận nào đó. Chúng có thể dựa trên bất kỳ một bài tập thể lực nào đồng thời được thực hiện theo những quy định mang tính chất luật lệ .

- Tạo ra sự căng thẳng tâm lý và tính cảm xúc cao
-Tình huống luôn thay đổi bất ngờ, phong phú về cách thức đạt mục đích và có tính tổng hợp cao.
* Khả năng chương trình hoá hành động vận động và định mức chính xác lượng vận động bị hạn chế nên khó dự tính chặt chẽ thành phần của hoạt động và mức độ ảnh hưởng của lượng vận động lên cơ thể người tập.
2.2.2.Phương pháp thi đấu
Có thể nói thi đấu là một dạng đặc biệt của trò chơi.

Thi đấu có hai dạng: thi đấu vơi tư cách là một phương pháp, một phương tiện của một buổi tập giáo dục thể chất và là một hoạt động tương đối độc lập
Trong trường hợp thứ nhất, phương pháp thi đấu đồng nghĩa vơi phương pháp trò chơi.
Trong trường hợp thứ hai, thi đấu là hoạt động đặc trưng của thể thao và có những đặc điểm sau:
- So sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ bậc vị trí vô địch để đạt thành tích cao so với bản thân.
- Chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi và phương thức đánh giá thành tích.
Khả năng kiểm soát các động tác cũng như định lượng lượng vận động rất hạn chế. Do đó phương pháp thi đấu chỉ mang lại hiệu quả cao khi người đã được chuẩn bị các mặt : thể lực, kỹ thuật, tâm lý. ở mức độ nhất định.
nguon VI OLET