I. Khái quát về Thơ mới
1. Quá trình hình thành và phát triển
a. Cơ sở :
+ Sự hình thành của phong trào Thơ mới có cơ sở từ các điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam 1930 - 1945 :
- Sự phát triển mau lẹ đông đảo của tầng lớp tiểu tư sản thành thị tạo nên một thế hệ nhà văn và độc giả mới với những nhu cầu sáng tác và thưởng thức mới.
- Sự ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần đã mở đường cho sự hình thành văn chương lãng mạn Việt Nam trong đó có Thơ mới
- Sự ngột ngạt về chính trị, kinh tế đã tạo ra sự hoang mang thấy vọng và tâm lý thoát ly hiện thực trong phần lớn thanh niên. Họ muốn thoát ly thực tế đen tối, xa lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà vô hiệu bằng cách tìm đến con đường văn chương lãng mạn.
+ Như vậy, phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. Nó là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại của lịch sử. (Hoài Thanh)
b. Quá trình:
- Những mầm mống đầu tiên dẫn đến sự hình thành của Thơ mới đã xuất hiện vào những năm 1920. Lác đác xuất hiện những bài thơ không niêm không luật, không hạn chữ, hạn câu. Đặc biệt, thơ Tản Đà đã phảng phất chút bâng khuâng chút phóng túng của thời sau” (Hoài Thanh)
- Năm 1932 được xem là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Thơ mới với bài thơ Tình già của Phan Khôi - đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết
- 1932 – 1935 : Thơ mới tranh đấu gắt gao với thơ cũ, dần dần chiếm lĩnh thi đàn và khẳng định vị trí của mình với các nhà thơ tiêu biểu : Lưu Trọng Lư, Thế Lữ…
- 1936 – 1939 : Thơ mới nở rộ, đạt được nhiều thành tựu với hàng loạt các tác giả : Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên….
- 1940 – 1945 : Thơ mới đi dần vào bế tắc. Xuất hiện các xu hướng thoát ly tiêu cực : nhóm Dạ Đài, Xuân Thu Nhã Tập… Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc cũng như trong lịch sử văn học, Thơ mới chấm dứt sự tồn tại của nó, khép lại một thời đại trong thi ca.
2. Đóng góp của phong trào Thơ mới trong văn học Việt Nam :
+ Thơ mới có đóng góp to lớn trong việc hiện đại hóa nền thi ca dân tộc, xét trên cả nhiều phương diện :
- Về quan niệm nghệ thuật: Nếu thơ ca trung đại coi trọng chức năng giáo hóa cho rằng văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí thì phong trào thơ mới đã xác lập một quan niệm hoàn toàn mới mẻ : quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các tác giả Thơ mới nhận mình là những khách tình si, không chuyên tâm, không chủ nghĩa. Tâm hồn lãng mạn của họ ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Họ phụng thờ cái Đẹp và sáng tạo vì cái Đẹp.
- Về nội dung tư tưởng: Thơ ca trung đại ít chú trọng yếu tố cá nhân. Thơ mới lại thực sự là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc - là sự khẳng định cái Tôi với muôn hình vạn trạng : cái Tôi đắm say cuộc sống, cái Tôi ngây ngất yêu, cái Tôi bơ vơ, cái Tôi điên cuồng, cái Tôi cô độc…
- Về hình thức : phá vỡ khuôn khổ về thể thơ, dòng thơ, thay đổi ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ... Trong Thơ mới, có những câu thơ tân kì như : Hơn một loài hoa đã rụng cành / Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh, hình ảnh mới lạ như : Bèo dạt về đâu hàng nối hàng; từ ngữ độc đáo như : ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sự tiếp biến đầy sáng tạo các thành tựu của văn học phương Tây kết hợp với truyền thống và ý thức dân tộc đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca.
+ Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bào giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
nguon VI OLET