ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ 30

 

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc, viết và giải toán tốt. Hoàn thành tốt yêu cầu của các môn học.

- Đọc bài khá trôi chảy, viết chữ tương đối đẹp. Kĩ năng giải toán khá. Hoàn thành khá tốt yêu cầu của các môn học.

- Đọc, viết và giải toán được nhưng còn chậm. Hoàn thành yêu cầu của các môn học. (Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho HS đọc, viết và giải toán).

- Đọc, viết và giải toán được nhưng còn sai sót nhiều. Hoàn thành yêu cầu của các môn học. (Tăng cường kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho HS đọc, viết và giải toán).

- Chưa đọc được hết các âm trong bảng chữ cái, viết chữ chưa đẹp và còn nhiều sai sót. Đọc, viết và nhận biết chưa hết các số trong phạm vi 10; giải toán chưa được. (Cho HS học tiếp các âm chưa thuộc và tiếp tục ôn lại bảng chữ cái; tăng cường luyện viết cho HS. Giúp HS đọc, viết và nhận biết các số còn chưa biết và ôn lại các số trong phạm vi 10; bước đầu tập cho HS giải toán).

2. Năng lực:

a) Tự phục vụ, tự quản:

- Biết giữ  gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Tự mình chuẩn bị được đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà.

- Hiểu và thực hiện được nội dung công việc theo yêu cầu của giáo viên.

- Biết bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà.

- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học.

- Biết cố gắng tự hoàn thành nội dung các công việc mà giáo viên giao cho.

b) Giao tiếp, hợp tác:

- Tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp.

- Trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn, đúng trọng tâm.

- Biết dùng lời lẽ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng khi giao tiếp.

- Nói đúng nội dung cần trao đổi.

- Hoà đồng và biết chia sẻ với mọi người.

c) Tự học và giải quyết vấn đề:

- Có khả năng tự thực hiện được nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như ở nhà.

- Biết hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp hoàn thành nội dung học tập.

- Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

- Tự đánh giá được kết quả học tập của mìnhcủa các bạn trong lớp.

- Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác.

- Có khả năng vận dụng được những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống.

- Có khả năng phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm được cách giải quyết.

3. Phẩm chất:

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:

- Đi học đều, đúng giờ thường xuyên trao đổi với bạn, thầy giáo, cô giáo về nội dung học tập.

- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động ở trường, ở lớp.

- Tích cực tham gia và biết vận động các bạn cùng tham gia để giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:

- Mạnh dạn, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân về nội dung học tập.

- Biết nhận nhiệm vụ vừa sức với bản thân mình và các bạn.

- Biết tự chịu trách nhiệm về các việc làm của mình, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận và sửa lỗi khi làm sai;

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết:

- Nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác.

- Tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa.

- Thực hiện tốt các quy định về học tập ở lớp cũng như ở nhà.

- Không tham lam; biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của trường, của lớp.

- Biết nhường nhịn, giúp đỡ tôn trọng bạn.

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước:

- Biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

- Biết lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn.

- Biết ơn thầy cô; yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp.

- Biết bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương.

- Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

LƯU Ý: GV có thể tích hợp các ý của từng lĩnh vực lại với nhau khi thực hiện đánh giá HS ở sổ học bạ và sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

 

 

1

 

 

nguon VI OLET