CÁCH GIẢI RUBIK’S CUBE
(Full version, update on 05/29/2009)
Nguồn: Internet
Biên soạn lại: huuson (huuson010584@yahoo.com)

I. Giới thiệu:
Khối lập phương Rubik (Khối Rubik hay đơn giản là Rubik) là một trò chơi giải đố cơ học được phát minh vào năm 1974 bởi giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary Ernő Rubik. Các tên gọi sai thường gặp của trò chơi này là Rubix, Rubic và Rubick.
Mỗi mặt của phiên bản chuẩn có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương. Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đều đặn.
Có thể nói khối Rubik là một trong những loại đồ chơi bán chạy nhất thế giới. Riêng trong năm 2005, đã có khoảng 300.000.000 khối Rubik được bán ra.
Phân loại:
Rubik hiện đại thường làm bằng chất dẻo, có bốn phiên bản chính là: 2×2×2 ("Khối bỏ túi"), 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn), 4×4×4 ("Rubik báo thù") và 5×5×5 ("Khối dành cho giáo sư"). Gần đây các khối lớn hơn đã xuất hiện trên thị trường như khối 6×6×6 và 7×7×7 (V-Cube 6 và V-Cube 7)...

Các phiên bản Rubik:
Từ trái qua: Rubik báo thù, Rubik tiêu chuẩn, Khối dành cho giáo sư
và Khối bỏ túi
Từ khối Rubik tiêu chuẩn, người ta đã tạo ra các khối có dạng hình học khác như tứ diện (Pyraminx), bát diện (Skewb Diamond), khối 12 mặt (Megaminx) và khối 20 mặt (Dogic); hoặc các khối không lập phương như 2×3×4, 3×3×5, 1×2×3. Thậm chí hiện nay với máy tính, người ta đã có thể mô phỏng các khối Rubik trong không gian n chiều mà bình thường không thể tạo ra ngoài thực tế.
Cơ chế:
Khối Rubik tiêu chuẩn có chiều dài mỗi cạnh 5,7 cm, được tạo thành từ 26 khối nhỏ hơn. Phần giữa của mỗi mặt trong 6 mặt chỉ là một hình vuông gắn với các cơ chế khung làm lõi, đóng vai trò khung sườn cho cách mảnh khác dựa vào và xoay quanh. Khối Rubik có thể được tháo ra dễ dàng, thường bằng cách xoay một mặt 45° và lắc một khối ở cạnh cho tới khi nó rời ra. Tính chất này thường được dùng để "giải" khối Rubik.
II. Hướng dẫn chơi rubik:

Qui ước:
_ Rubik có 6 mặt: Trên (U), Dưới (D), Trước (F), Sau (B), Trái (L), Phải (R) (mặt U quay lên trên và trong suốt quá trình xoay nó luôn ở trên không thay đổi). Ngoài ra, nhận xét rằng, các cặp màu đối nhau như sau: white – yellow, green – blue, red - orange.


_ Góc là hình lập phương nhỏ có 3 màu được thể hiện. _ Cạnh là hình lập phương nhỏ có 2 màu được thể hiện. _ Tâm là hình lập phương nhỏ có 1 màu được thể hiện (ở giữa mỗi mặt).

_ U,D,F,B,R,L là xoay mặt tương ứng 900 theo chiều kim đồng hồ; U’,D’,F’,B’,R’,L’ là xoay mặt tương ứng 900 theo chiều ngược kim đồng hồ; U2,D2,F2,B2,R2,L2 là xoay mặt tương ứng 1800
(Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự)

GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ là hình lập phương nhỏ ở 1 góc nào đó có 3 màu giống với 3 màu trung tâm. Có thể đúng thứ tự màu hay không cũng được, không quan trọng.

Cách giải rubik chuẩn 3x3x3
Bước 1: Làm đúng màu tầng 1.

Bước 2: Làm đúng màu 4 khối cạnh ở tầng giữa.
_ Tìm 1 "cạnh" ở tầng 3 thoả điều kiện như hình vẽ nghĩa là mặt ở tầng 3 trùng màu với tâm, mặt dưới trùng màu với tâm kế bên để đưa nó vào đúng vị trí.

Để rubik như hình, xoay: D’ R’ D R D F D’ F’
(Làm ngược lại nếu màu dưới đáy ở bên trái)

_ Gặp trường hợp đặc biệt sau thì làm công thức đó 1 lần để viên cạnh red-blue
nguon VI OLET