ĐỜI NHÀ GIÁO...
Đã có nhiều câu danh ngôn, giả thiết, ví von rằng "nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Thực tình thời buổi này nghề giáo nằm ở vị trí nào trong xã hội nước ta? * Thực tế công việc, đồng lương và cuộc sống của nghề giáo.    Xưa nay người theo nghề giáo hầu hết vẫn nghèo, chỉ có một số người (rất ít) trong nghề giáo có thể dạy thêm để tăng thêm thu nhập, còn lại chỉ có thể sống bằng đồng lương ít ỏi với bao khoản chi phí trông chờ vào đó như:  Bảo hiểm Y tế (5%), Công đoàn phí (1%), Đảng phí, thăm hỏi trong cơ quan, tiền hỗ trợ người nghèo, thiên tai bão lũ... và nhiều khoản phát sinh khác. Chưa nói đến việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giảng dạy ngày nay giáo viên phải tự mua sắm trang bị máy tính, kết nối Internet, tiền chi phí sửa chữa máy tính khi hỏng hóc, một khoản tiền khá lớn cho chi phí văn phòng phẩm,... Các khoản đó nếu được hỗ trợ thì cũng chẳng đáng là bao. Đấy là chưa kể đến tất cả mọi khoản chi phí cho cuộc sống của bản thân và gia đình thì giáo viên cũng chỉ trông chờ vào đồng lương của mình. Thử hỏi làm sao bạn có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình nhất là trong thời đại ngày nay? Bạn chỉ còn cách "thắt lưng buộc bụng" chờ tháng đoạn ngày qua và "nhờ trời..." mà thôi... Tôi hiểu những khó khăn trong cuộc sống của bạn tôi, những người đã có gia đình khi phải khó khăn như thế nào để tính toán trong chi tiêu hàng trăm khoản trong ngày.
   Hàng năm giáo viên cũng có được TIỀN THƯỞNG vào các dịp lễ tết theo quy định như: Ngày nhà giáo Việt Nam, tết Nguyên đán. Nếu trường bạn có điều kiện thì có thể có thêm chút tiền thưởng cho ngày tết dương lịch, ngày Quốc tế lao động... với số tiền trên dưới 100.000đồng/người.    Thử làm một phép tính ta có kết quả là trung bình mỗi tháng một giáo viên có 57 giờ đứng lớp (tương đương 76 tiết dạy), có 4 đến 7 buổi đến trường sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng và công tác khác, mỗi tháng bạn phải giành ít nhất 4 giờ để dự giờ đồng nghiệp, mỗi tối bạn phải bỏ ra ít nhất 1 giờ để soạn bài, xem tài liệu, ngoài ra bạn còn phải chuẩn bị đồ dùng dạy học, tự học, ghi chép tích lũy chuyên môn, sưu tầm tài liệu trên Internet, chấm bài, vào điểm, ghi chép hồ sơ cá nhân ..vv.    Ai không hiểu thì cho rằng giáo viên là những người được ăn trắng mặc trơn, mỗi ngày chỉ phải đi làm có 1/2 ngày, lại được nghỉ 3 tháng hè, họ đâu biết để có 45 phút đứng trên bục giảng ấy giáo viên đã phải giành rất nhiều thời gian chuẩn bị, và thời gian hè họ cũng phải làm rất nhiều công việc để kết thúc một năm học cũng như chuẩn bị cho năm học mới. Mà nghề giáo đâu chỉ đơn thuần là đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, bên cạnh đó họ còn phải thực hiện nhiệm vụ thứ hai là giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh nữa. Cả hai chức năng nhiệm vụ đó luôn đòi hỏi người giáo viên phải hoàn thành. Bạn có ở trong nghề giáo mới biết và hiểu rằng nghề giáo không nhàn nhã một chút nào, trong khi đồng lương lại quá ít ỏi, tiền thưởng thì có đáng là bao. Ngành giáo dục chẳng bao giờ hết các phong trào thi đua học tập, hết phong trào này đến phong trào khác, có lúc thấy ngộp thở vì thi đua.    Thế mà nghề giáo vẫn được coi là nghề rất nhàn nhã??? * Một góc sự thật về hai chữ "cao quý" trong nghề giáo hiện nay là như thế nào?    Tôi không bi quan, tiêu cực hay phiến diện khi nói về nghề mà mình đang theo đuổi, nhưng phải cay đắng xót xa thốt lên rằng hai chữa "cao quý" ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức, đã dần mất đi cái giá trị thực của nó, trở nên lý thuyết, sáo rỗng và không còn phù hợp với nghề giáo nữa. Bởi một thực tế là đa số người ta coi nghề giáo giờ đây là một nghề lao động kiếm tiền như bao nghề lao động khác. Học trò coi thầy cô đi dạy là để "ăn lương" nhiều hơn là để truyền thụ kiến thức văn hóa. Thậm chí có một đồng nghiệp tâm sự với tôi rằng khi đến nhà học sinh vận động các em bỏ học đến lớp trở lại thì được nghe chính phụ huynh của em ấy nói rằng: "Cô sợ học trò bỏ học rồi không biết dạy ai nữa nên mới đi vận động..." (???). Nhiều lần tôi tiếp xúc
nguon VI OLET