Câu 6:

Ngày nay, với tinh thần "Đổi mới, sáng tạo, vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ, vì sự phát triển bền vững của đất nước", các cấp CĐ phải nhận thức sâu sắc hơn những thời cơ, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đối với giai cấp công nhân và tổ chức CĐ, đồng thời dự báo đúng xu hướng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CNVC-LĐ... để xác định những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực của CĐ các cấp trong xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Hội nghị lần thứ VI- BCHTƯ Đảng khoá X về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"

Nỗ lực hơn nữa trong đổi mới tổ chức, hoạt động; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNVC-LĐ làm đối tượng vận động; tập hợp, hướng hoạt động CĐ vào chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chú trọng giáo dục nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức, kỷ luật LĐ, tác phong công nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho CNLĐ. Các cấp CĐ cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chức năng của tổ chức CĐ để đề ra nhiệm vụ thích hợp trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, nhằm tăng cường sức mạnh và tập hợp đoàn kết ngày càng đông đảo CNVC-LĐ, nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Đó là những vấn đề có ý nghĩa sống còn và là yêu cầu cấp bách của tổ chức CĐ trong những năm tới.

 Trong suốt thời gian hoạt động công đoàn, tôi đã trăn trở rất nhiều  tìm đủ biện  pháp để xây dựng công đoàn cơ sở nơi tôi công tác ngày được vững mạnh hơn. Cuối cùng tôi cũng nghĩ ra một số biện pháp thiết thực để xây dựng tổ chức công đoàn trường từng bước phát triển.

Trước tiên, chủ tịch công đoàn phải luôn phối hợp với cấp quản lý tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và phong trào lao động sáng  tạo. Các kế hoạch của công đoàn đề ra luôn được sự nhất trí cao trong ban chấp hành và được sự đồng tình ủng hộ của cấp uỷ Đảng và BGH nhà trường.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình chủ tịch công đoàn luôn phải hoạt động theo phương pháp “ Hoạt động quần chúng” :

Thứ nhất, chủ tịch công đoàn phải hoạt động theo phương pháp thuyết phục đó là:

- Liên hệ mật thiết với quần chúng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng và tôi luôn sinh hoạt trong một tổ công đoàn và lúc nào cũng nghĩ mình một đoàn viên công đoàn.

-  Luôn gương mẫu, nhiệt tình, thật sự dân chủ, công bằng, thẳng thắn, đấu tranh bảo vệ và đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người  lao động có hiệu quả, không hứa suông, không thờ ơ, không đùn đẩy trách nhiệm.

-Tạo được bầu không khí tích cực, đầm ấm trong cơ quan, đơn vị, là trung tâm nhất trí cao, nhạy bén trong các vấn đề nhạy cảm nảy sinh tại cơ quan, đơn vị.

  Thứ hai, Chủ tịch công Đoàn phải hoạt động theo phương pháp tổ chức:

- Sức mạnh của công Đoàn lá tập hợp, tổ chức đông đảo CNVCLĐ tham gia hoạt động. Vì vậy phải tổ chức các ban, tiểu ban quần chúng ổn định và hoạt động có hiệu quả.

- Sử dụng các cộng tác viên, mạng lưới và tất cả đoàn viên đều được giao việc.

- Tổ chức sinh hoạt nhiều hình thức : toạ đàm, tiếp đoàn viên, hòm thư góp ý, tổ chức các hoạt động TDTT như : cầu lông, bóng chuyền…. để thu hút đoàn viên tham gia.

- Chủ tịch công đoàn phải xây dựng được kế họach và nội dung hoạt động từng thời kì (Tháng, học kì, năm học). Tổ chức sinh hoạt đều đặn, rút kinh nghiệm trong công tác.

- Tổ chức bồi dưỡng cán bộ thông qua hình thức tập huấn có nội dung thiết thực .

 - Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ-giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt chức năng “ Tham,giám, vận, xây”.

- Chủ tịch công đoàn phải xây dựng được qui chế hoạt động và hoạt động theo qui chế.

 - Thường xuyên phối hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hoạt động, tham gia các phong trào của ngành của địa phương có hiệu quả.

-Tổ chức các chuyên đề, toạ đàm, câu lạc bộ… để thu hút quần chúng vào hoạt động.

-Tổ chức tốt hội nghị CBCC để công nhân viên chức lao động tham gia phát huy quyền làm chủ của mình, huy động trí tuệ tập thể .

-Kiểm tra đôn đốc thu nhận thông tin, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với công đoàn cấp trên.

Trên thực tiễn công đoàn cơ sở trường tôi luôn hoạt động theo ý tưởng trên. Vừa qua chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hoạt động như: tổ chức cho cán bộ- giáo viên đi tham quan học tập nhân các ngày lễ, tết , tổ chức giao lưu bóng chuyền, cầu lông giữa các đơn vị kết nghĩa, tổ chức giao lưu với các đơn vị trường học trong và ngoài huyện, toạ đàm, thi nấu ăn,thi cắm hoa,tổ chức văn nghệ … Tôi nhận thấy tất cả Đoàn viên ,CBCNV trong nhà trưởng rất hào hứng,  phấn khởi , điều này góp phần rất lớn trong công tác chuyên môn của nhà trường nói chung và của mỗi Đoàn viên nói riêng. Nhờ vậy mà công đoàn của nhà trường nhiều năm liền được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh, được các cấp khen.

nguon VI OLET