Câu Bị Động Là Gì?
Câu bị động (Passive Voice) là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động, chứ không phải chủ thể thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phải tuân theo thì trong câu chủ động. 
Ví dụ:
My bicycle was stolen. (Xe đạp của tôi bị lấy cắp rồi.)
Câu bị động được dùng trong trường hợp này để nhấn mạnh việc chiếc xe đạp đã bị lấy cắp. Ngoài ra, trong trường hợp này người nói cũng không biết ai là người đã lấy xe đạp của mình, chính vì thế mà câu bị động được sử dụng.
Câu bị động cũng được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện hành động.
Ví dụ:
Soup has been cooked. (Món súp đã nấu xong rồi)
Món súp không thể tự nấu được, nên trong trường hợp này ra sử dụng câu bị động. 
Ngoài ra, câu bị động cũng được sử dụng khi ta muốn nói về một việc gì đó theo một cách lịch sự, tế nhị.
Ví dụ:
The mistake was made. (Đã bị lỗi rồi.Mọi sự đã rồi.)
Câu bị động này nhấn mạnh vào tình huống lỗi sai đã xảy ra, không đề cập đến đối tượng gây ra tình huống, tránh quan trọng hóa vấn đề. 
Cấu Trúc Chung Của Câu Bị Động
Câu chủ động: S + V + O
Câu bị động: S + be + VpII + (by + O)
Trong đó: Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ trong câu bị động.
Chủ ngữ (S) trong câu chủ động sẽ đóng vai trò tân ngữ trong câu bị động và được sử dụng kèm giới từ “by”.
Động từ V trong câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” trong câu bị động. Thì của động từ câu bị động phụ thuộc vào chủ ngữ, và phụ thuộc vào thì của động từ trong câu chủ động. 
Ví dụ: They will sell their car next month.  S            V       O (Tháng sau họ sẽ bán xe)
Their car will be sold by them next month.         S     be + VpII     by O    (Xe của họ sẽ được bán vào tháng sau)    
Cách Chuyển Câu Chủ Động Sang Câu Bị Động
Điều kiện để chuyển câu chủ động sang câu bị động
Câu chủ động phải có tân ngữ (O)
Động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (transitive verbs)
Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động 
Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động để chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động.
Bước 2: Xác định thì (tense) trong câu chủ động để chuyển động từ về thể bị động (be + VpII) tương ứng. Động từ chia ở dạng số ít, hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ câu bị động.
Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu bị động thành tân ngữ trong câu chủ động bằng cách thêm giới từ “by” phía trước. 
Bước 4: Xác định vị trí đứng của trạng ngữ có trong câu chủ động
Trạng ngữ chỉ thời gian: sau “by”
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trước “by”
Bước 5: Nếu đầu câu chủ động có “No” (nobody, no one,…), làm như các bước trên rồi chuyển câu sang dạng phủ định.
Ví dụ:
They sell bread on the street yesterday. (Hôm qua họ bán bánh mì trên phố)
Bread was sold on the street (by them) yesterday. (Hôm qua bánh mì được bán trên phố).
Nobody visited Anna for a long time. (Lâu rồi chẳng ai đến thăm Anna)
Anna wasn’t visited for a long time. (Lâu rồi Anna chẳng được đến thăm).
/
Cách chuyển tương ứng với các thì trong tiếng Anh
Thì
Câu chủ động
Câu bị động

Hiện tại đơn
S + V(s/es) + O She writes a letter.
S+ is/am/are + VpII + (by + O) A letter is written by her. 

Hiện tại tiếp diễn
S + is/am/are + V-ing + O She’s writing a letter.
S + is/am/are + being + VpII + (by + O) A letter is being written by her.

Hiện tại hoàn thành
S + have/ has + VpII + O She has written a letter.
S + have/ has + been + VpII + (by + O) A letter has been written by her.

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
S + have/ has + been + V-ing + O She has been writing a letter.
S + have/ has
nguon VI OLET