CÂU HỎI ÔN TẬP HK II NĂM HỌC 2008-2009
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
Câu 1: Nêu nội dung 4 nhóm quyền trẻ em được Công ước Liên hiệp quốc quy định như thế nào?
Nêu 3 hành vi vi phạm quyền trẻ em mà em biết? Theo em cần làm gì để hạn chế những vi phạm đó?
TRẢ LỜI
Nhóm quyền sống còn : Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng được chăm sóc sức khỏe.
Nhóm quyền bảo vệ : Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao...
Nhóm quyền tham gia: là những quyền dc tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
- Tự nêu 3 hành vi
- Việc em cần làm để hạn chế những vi phạm đó là: Phải biết tự bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác, phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.

Câu 2: Có mấy loại biển báo hiệu giao thông đường bộ, em hãy miêu tả từng loại ?Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông đường bộ, miêu tả từng loại?
TRẢ LỜI
Có 3 loại biển báo thông dụng:
Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen thể hiện điều cấm
Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng.
Có 2 loại đèn tín hiệu giao thông đường bộ:
+ Đèn dành cho người đi bộ gồm đèn xanh, đỏ
+ Đèn dành cho phương tiện giao thông gồm đèn xanh đỏ vàng.

Câu 3: Quy định đối với người đi bộ và người đi xe đạp như thế nào? Em sẽ làm gì khi thấy trên đường có một hố ga mất nắp?
TRẢ LỜI
Quy định cho người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, không có hè phố lề đường thì đi sát mép đường. Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
Quy định cho người đi xe đạp: Không đi xe dàn hang ngang, lạng lách đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, không mang vác và chở vật cồng kềnh, không buông 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh .
- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp dành cho người lớn.

Câu 4:Nêu vai trò của học tập? Quyền và nghĩa vụ học tập được pháp luật nước ta quy định như thế nào ?
TRẢ LỜI
Vai trò của học tập:
- Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân .
- Công dân có quyền học không hạn chế, có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với bản thân, học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc hoàn thành giáo dục tiểu học
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc giáo dục tiểu học.

Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ vê tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được pháp luật quy định như thế nào? Khi thân thể bị người khác xâm phạm, em sẽ ứng xử như thế nào?
TRẢ LỜI:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán tố cáo những việc làm trái pháp luật.

Câu 6: Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
TRẢ LỜI
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý
nguon VI OLET