ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II - lỚP 8
I. Lí thuyết:
1. Câu nghi vấn:
Câu1. Ngoài mục đích hỏi-nêu điều chưa biết để trả lời- câu nghi vấn còn được dùng với mục đích nào khác? Cho ví dụ.
Câu 2. Khi không dùng để hỏi thì người viết có thể dùng những dấu câu nào cho câu nghi vấn? Những từ dùng để hỏi có được dùng khi sử dụng câu nghi vấn với mục đích gián tiếp không? VD
2. Câu cầu khiến:
Câu 1. Câu cầu khiến có những chức năng chính là gì? Đặc điểm của câu cầu khiến?
Câu 2. Khi sử dụng câu cầu khiến cần chú ý điều gì?
3. Cảm thán:
Câu 1: Mục đích chính của câu cảm thán là gì? Những dấu hiệu hình thức của câu cảm than?
Câu 2: Những từ cảm thán có thể tạo thành câu đọc lập hoặc làm thành phần biệt lập trong câu như thế nào? Cho VD minh họa. Vì sao khi dùng câu cảm than cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp? Cho VD.
4. Câu trần thuật:
Câu 1: Phân biệt câu trần thuật với câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến về hình thức và chức năng.
Câu 2: Những chức năng khác của câu nghi vấn là gì?
5. Câu phủ định:
Câu 1: Thế nào là câu phủ định? Những từ ngữ phủ định thường dùng?
Câu 2: Khả năng phủ định trong câu phủ định như thế nào? Các loại câu phủ định.
Câu 3: Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định?
VI. Hành động nói - Hội thoại:
Câu 1: Em hiểu thế nào là hành động nói? Cho ví dụ? Căn cứ để xác định hành động nói? Hành động nói được chia làm mấy nhóm?
Câu 2: Hành động nói được thực hiện bằng những kiểu câu nào?
Câu 3: Thế nào là vai XH trong hội thoại? Cách xác định vai XH trong hội thoại? Cách thể hiện vai XH trong hội thoai.
Câu 4: Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dung khi tham gia hội thoiaj để thể hiện hết một lượt lời?
VII. Lưa chon trật từ trong câu:
Câu 1: Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? VD.
Câu 2: Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? VD.
B. Thực hành:
1. Câu nghi vấn:
Câu1: Các câu nghi vấn sau có chức năng gì?
a) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (Ngô TấtTố)
b) Anh bảo như thế có khổ không? (Cao Xuân Hạo)
c) Bài này khó thế ai mà làm được?
d) Nếu không bán con thì lấy tiền đâu mà nộp sưu? (Ngô Tất Tố)
e) Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à? Mày dám cãi 1 bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển,nếu không tao sẽ cho người lôi đi.(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
g) Bạn có thể cho mình hỏi thăm đường đến siêu thị được không?
h) Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? ( Nam Cao)
i) Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con? ( Nguyên Hồng)
Câu 2: Đặt câu nghi vấn để biểu thị các chức năng sau:
a. Hỏi đường. b. Bộc lộ cảm xúc về một nhân vật đã học
Đề nghị bạn giúp một việc . d. Phủ định một việc nào đó . e. Khẳng định một việc nào đó
Câu 3 Viết lại đoạn hội thoại dưới đây cho đúng.
Ai đưa con đến đây. Thưa thầy bố con đưa đến a. Tên con là gì. Thưa thầy con tên là Lui-i Pa-xtơ ạ. Con muốn đi học à. Thưa thầy vâng. Bao giờ con đi học được. Thưa thầy, ngay bây giờ ạ.
Câu 4 : Trong các câu nghi vấn sau, câu nào đặt ra khả năng khác nhau cho người trả lời?
Các em đã làm bài đầy đủ chưa?
Chúng ta có nên đi tham quan tuần này không?
Hay là chúng ta đi xem phim?
Chúng ta đi xem phim hay xem kịch.
II. Câu cầu khiến:
Câu 1: Trong các trường hợp sau, câu nào là câu cầu khiến? Hãy chỉ ra những đặc điểm hình thức của câu cầu khiến đó.
Mẹ đưa bút cho con cầm.
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
nguon VI OLET