CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 11

 

CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

1. Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

2. Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

3. Mô phân sinh là gì? Các loại mô phân sinh ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm? Chức năng của mỗi loại mô phân sinh?

4. Nêu các yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật. Một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật trong trồng trọt và trong công nghiệp.

5. Các lớp ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

6. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.

7. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật, tên các hoocmôn của mỗi nhóm.

8. Nêu một số ứng dụng của hoocmôn thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

9. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì? Vì sao?

10. Quang chu kì là gì? Có mấy loại cây theo quang chu kì?

11. Florigen là gì? Vai trò của nó đối với sự ra hoa.

12. Tại sao có cây chỉ ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?

13. Nêu các ứng dụng về điều khiển sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?

14. Auxin, gibêrelin, xitôkinin có tác dụng như thế nào đối với thực vật?

15. Êtilen, axit abxixic có tác dụng như thế nào đối với thực vật?

16. Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn.

17. Sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật là gì?

18. Sự khác nhau giữa phát triển qua biển thái và phát triển không qua biển thái.

19. Sự khác nhau giữa phát triển qua biển thái hoàn toàn và phát triển qua biển thái không hoàn toàn.

20. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thì không gây hại cho cây trồng?

21. Có những hoocmôn nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật có xương sống? Nguồn gốc và tác dụng của từng loại hoocmôn.

22. Có những hoocmôn nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật không xương sống? Nguồn gốc và tác dụng của từng loại hoocmôn.

23. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào?

24. Ánh sáng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào?

25. Tại sao cho trẻ tắm nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ?

26. Hầu hết các loài chim đều ấp trứng, việc ấp trứng có tác dụng gì?

27. Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

28. Sự biến thái ở ếch được điều hoà bởi hoocmôn nào?

29. Tại sao khi bấm chồi ngọn thì cây lại trở nên rậm rạp, nhiều cành nhánh hơn.

30. Nếu biết người bị bệnh lùn do thiếu hoocmôn sinh trưởng thì cần tiêm hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn nào? Vì sao?

 

 

 

CHƯƠNG IV: SINH SẢN

 

1. Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào?

2. Sinh sản vô tính là gì? Sinh sản vô tính có đặc điểm gì? Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?

3. Phương pháp nhân giống vô tính có lợi ích gì?

4. Sinh sản sinh dưỡng và nhân giống vô tính của thực vật khác nhau như thế nào?

5. Hình thức giâm cành, chiết cành và ghép cành khác nhau như thế nào?

6. Hình thức nuôi cấy mô có đặc điểm gì?

7. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là gì?

8. Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính có gì khác với sinh sản vô tính?

9. Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? Nêu điểm khác nhau giữa các hình thức thụ phấn. Hình thức thụ phấn nào tiến hoá hơn? Vì sao?

10. Quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực) diễn ra như thế nào?

11. Quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái) diễn ra như thế nào?

12. Tại sao lại gọi là thụ tinh kép?

13. Quả và hạt được hình thành như thế nào? Nêu những biến đổi chủ yếu khi quả chín.

14. Vì sao trinh sản là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là hình thức sinh sản vô tính?

15. Nhân bản vô tính ở động vật là gì? Ý nghĩa của nhân bản vô tính.

16.  Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật?

17. Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi có phải là sinh sản vô tính không? Vì sao?

18. Hình thức sinh sản trinh sinh có gì giống và khác với hình thức sinh sản phân đôi, phân mảnh và nảy chồi?

19. Thụ tinh chéo và tự thụ tinh là gì? Hình thức thụ tinh nào tiến hoá hơn? Vì sao?

20. Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong là gì? Hình thức thụ tinh nào tiến hoá hơn? Vì sao?

21. Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?

22. Ưu, nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật?

23. Tại sao động vật sống ở trên cạn không thể tiến hành thụ tinh ngoài được?

24. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?

25. Tinh trùng và trứng được hình thành ở bộ phận nào trong cơ thể động vật? Tại sao số lượng nhiễm sắc thể trong tinh trùng và trứng giảm xuống chỉ còn bằng một nửa so với các loại tế bào khác trong cơ thể?

26. Tại sao số lượng nhiễm sắc thể trong hợp tử lại gấp đôi so với trong tinh trùng hoặc trứng? Tại sao từ một hợp tử lại có thể tạo thành một cở thể mới?

27. Có những loại hoocmôn nào đóng vai trò điều hoà sinh sản ở thực vật và động vật?

28. Tại sao phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh được thai?

29. Nuôi cấy phôi là gì? Nuôi cấy phôi có vai trò gì trong chăn nuôi và trong sinh đẻ ở người?

30. Có những biện pháp điều khiển giới tính nào? Việc điều khiển giới tính ở đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

31. Thế nào là sinh đẻ có kế hoạch? Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

32. Các biện pháp tránh thai và hậu quả của việc phá thai ở độ tuổi vị thành niên là gì?

33. Vì sao phải giáo dục dân số và giáo dục sức khoẻ sinh sản cho tuổi vị thành niên?

34. Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?

 

nguon VI OLET