SINH HỌC 11

 

Câu 1: Hướng động? Hướng động dương? Hướng động âm?

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích  từ 1 hướng xác định.

Hướng động dương là sự vận động của cơ quan hướng tới nguồn kích thích.

Hướng động âm là sự vận động của cơ quan hướng tránh xa nguồn kích thích.

 

Câu 2: Khi đặt châu cây bên cửa sổ, thân cây non sinh trưởng như thế nào? Giải thích cơ sở tế bào của hiện tượng hướng sáng của thân cành.

Khi đặt châu cây bên cửa sổ, thân cây non sinh trưởng nghiêng về phía ngoài cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng.

Giải thích: Các tế bào ở phía được chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía không được chiếu sáng cây nghiêng về hướng có nhiều ánh sáng.

 

Câu 3: Nguyên nhân của sự sinh trưởng không đồng đều ở thân cây non  khi ánh sáng chiếu từ một hướng?

Do hocmôn auxin di chuyển từ phía bị  kích thích đến phía không bị kích thích → phía  không bị kích thích có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích tế bào sinh trưởng  nhanh hơn.

 

Câu 4: Cơ chế ở mức tế bào và tác động của auxin của hướng trọng lực ở thực vật?

Hoocmôn auxin dưới tác động của trong lực làm cho nồng độ auxin ở phía dưới rễ cây cao hơn so với nồng độ auxin ở thân trên. Kết quả đỉnh rễ cây sinh trưởng theo hướng trọng lực dương, đỉnh sinh trưởng theo hướng trọng lực âm.

 

Câu 5: Vai trò của tính hướng sáng dương của thân cây? Cho ví dụ.

- Tìm đến nguồn sáng để quang hợp

VD: Cây mọc cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra ngoài cửa để đón ánh sáng.

 

Câu 6: Vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?

Đảm bảo cho rễ mọc sâu vào đất đễ giữ cây và để hút nước và muối khoáng có trong đất.

 

Câu 7: Vai trò của hướng hóa đối với sự sinh dưỡng khoáng và nước của cây? Hãy kể tên các tác nhân gây ra hướng hóa?

Nhờ có tính hướng hóa rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và các chât khoáng có trong đất.

Các tác nhân các hóa chất như axit, kiềm, các muối khoáng, các chất hữu cơ, hoocmôn, các chất dẫn dụ, nước và các hợp chất khác…

 

 

 

 

 

 

Câu 8: Lập bảng về các kiểu hướng động ở thực vật

 

 

Đặc điểm

Cơ chế

Vai trò

Ví dụ

Hướng sáng

Thân: hướng sáng dương

Rễ: hướng sáng âm

Do hocmôn auxin di chuyển từ phía bị  kích thích đến phía không bị kích thích → phía không bị kích thích có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích tế bào sinh trưởng  nhanh hơn.

Tìm ánh sáng cho cây quang hợp

Cây mọc cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra ngoài cửa để đón ánh sáng.

Hướng trọng lực

Rể cây: hướng trọng lực dương

Thân: hướng trọng lực âm

Giúp rễ mọc sâu vào đất giữ cây và hút nước muối khoáng

………………..

………………..

………………..

………………..

Hướng hóa

Các cơ quan sinh trưởng của cây hướng tới nguồn hóa chất: hướng hóa dương

Các cơ quan sinh trưởng của cây tránh xa nguồn hóa chất: hướng hóa âm

Giúp cây tìm đến nguồn nước và phân bón, tránh xa các nguồn hóa chất độc

………………..

………………..

………………..

………………..

Hướng nước

Rể: hướng nước dương

Thân: hướng nước âm

Tìm nguồn nước cho cây

………………..

………………..

………………..

………………..

Hướng tiếp xúc

Các tế bào không được tiếp xúc, sinh trưởng

Các tế bào phía tiếp xúc, không sinh trưởng

Giúp cây bám lấy các vật, vươn lên.

………………..

………………..

………………..

………………..

 

 

Câu 9: Cảm ứng ở thực vật? Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật?

Cảm ứng ở hực vật là khả năng của cơ thể thực vật phản ứng đối với sự kích thích của môi trường ở thực vật, phản ứng đối với sự kích thích có thể là sự vận động của các cơ quan như: cuống lá, thân hoặc tua,… hướng tới hoặc tránh xa các nguồn kích thích.

 

Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường.

VD:

-Tìm nguồn nước

-Đảm bảo sự phát triển của bộ rễ

-Thực iện quá trình trao đổi nước và muối khoáng

-Cây leo lên theo hướng tiếp xúc

 

Câu 10: Cơ  sở của sự uốn cong trong tiếp xúc? Nêu các loài cây trồng có hướng tiếp xúc?

Sự tiếp xúc làm kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía ngược lại làm cho cây uốn cong bám lấy các vật khi tiếp xúc.

Các loại cây có hướng tiếp xúc: nho, bầu, bí, đậu côve, mướp, trầu bà, khổ qua,…

 

Câu 11: So sánh cảm ứng ở động vật và thực vật. Nêu ví dụ.

Động vật

Thực vật

-         Nguồn kích thích từ mọi hướng

-         Biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động với tốc độ chậm.

 

VD: Cây thiếu nước, qua mấy ngày cây khô héo.

-         Nguồn kích thích từ một hướng

-         ĐV có hệ thần kinh, phản xạ là điển hình của cảm ứng. Tốc độ phản ứng nhanh

VD: Trời lạnh, mèo xù lông, co mạch máu, thu mình lại.

 

Câu 12: Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm bộ phận nào?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh.

Cung phản xạ gồm các bộ phận:

-         Bộ phận tiếp nhận thông tin (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)

-         Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)

-         Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để giải quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh trung ương)

-         Đường dẫn truyền ra (đường vận động)

-         Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến,..)

 

Câu 13: Nêu hai ví dụ về cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh?

Trùng đế giày bơi đến chỗ có nhiều oxy.

Trùng biến hình thu chân giả tránh ánh sáng trói.

 

Câu 14: Cấu tạo thần kinh dạng lưới. Phản ứng của thủy tức khi bị kim châm phải là phản xạ không. Tại sao?

Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Phản ứng của thủy tức khi bị kim châm là phản xạ vì đây là phản ứng của cơ thể trả lời lại sự kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh. Khi bị kim châm tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích xung thần kinh xuất hiện lan rộng khắp mạng lưới thần kinh và truyền tới các tế bào biểu mô cơ làm các tế bào co lại. Kết quả toàn bộ cơ thể thủy tức co lại, do co toàn bộ cơ thể dù bị kích thích tại một điểm nên tiêu tốn nhiều năng lượng.

 

Câu 15: Cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?

Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

Có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích là vì mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển của một vùng xác định trên cơ thể.

 

Câu 16: Khi bị kích thích tại một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng, tại sao?

Khi bị kích thích tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích xung thần kinh xuất hiện lan rộng khắp mạng lưới thần kinh và truyền tới các tế bào biểu mô cơ làm các tế bào co lại. Kết quả toàn bộ cơ thể thủy tức co lại, do co toàn bộ cơ thể dù bị kích thích tại một điểm nên tiêu tốn nhiều năng lượng.

 

Câu 17: Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp, bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

Bộ phận tiếp nhận kích thích là: các giác quan

Bộ phận phân tích và tổng hợp là: chuỗi hạch thần kinh

Bộ phận thực hiện là: cơ, các nội quan

 

Câu 18: Một bạn lỡ chạm tay vào những chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?

- Tác nhân kích thích: Gai nhọn
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Thụ quan đau ở tay.
- Bộ phận phân tích: Tuỷ sống.
- Bộ phận thực hiện: Cơ tay

 

Câu 19:Tại sao mức độ phản ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tiến hóa hơn động vật có hệ thần kinh dạng lưới?

Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác và tiêu tốn ít năng lượng so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

 

Câu 20:Cảm ứng là gì? Nêu một vài ví dụ về cảm ứng

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại với các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

VD:

-         Trời nóng người đổ mồ hôi

-         Trời lạnh, mèo xu lông, co mạch máu

 

Câu 21: Kể tên một số chất trung gian hóa học có ở các xináp khác nhau. Các kiểu xináp?

Các chất trung gian hóa học như: axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,...

Có 2 kiểu xináp là: xináp hóa học và xináp điện.

Câu 22: Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp hóa học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 23: Trình bày quá trình truyền tin qua xináp có chất trung gian hóa học là axetincolin?

Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục truyền qua xináp.Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ đi vào chùy xináp. Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền tiếp.

 

Câu 24: Tại sao truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không theo chiều ngược lại?

Vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

 

Câu 25: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền vào cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Vì các nơtron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.

 

Câu 26: Axetincolin được tái tổ hợp như thế nào?

Sau khi điện thế nghỉ hình thành ở màng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axêtincôlinesteraza ở màng sau sẽ phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổ hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.

 

Câu 27: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin xinap?

Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi độ tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền tiếp. Enzim axêtincôlinesteraza ở màng sau sẽ phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổ hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.

 

Câu 28: Tại sao chất trung gian hóa học không bị ứ đọng lại ở màng sau xináp?

ở màng sau có Enzim axêtincôlinesteraza sẽ phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin, hai chất này quay trở lại màng trước để tổng hợp lại.

 

Câu 29: Xináp là gì? Có thể tìm thấy xináp ở đâu?

Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).

Có thế tìm thấy xináp ở: ……………………………………………........................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11A9

nguon VI OLET