CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN THCS

-------------------------

CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 6

PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 23

1) Trắc nghiệm

1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu thông tin đúng :

  A. Minh Huệ, tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927

  B. Minh Huệ, tên khai sinh là Nguyễn Văn Thái, sinh năm 1927

  C. Minh Huệ, tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1928

  D. Minh Huệ, tên khai sinh là Nguyễn Văn Thái, sinh năm 1929

2. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời vào thời gian nào ?

  A. 1950

  B. 1951

  C. 1952

  D. 1953

3. Nội dung của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ :    

A. Kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến

                      dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Ca ngợi tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với chiến sĩ và

đồng bào 

   C. Nói lên lòng yêu kính của bộ đội và nhân dân đối với lãnh tụ

  D. Cả ba nội dung trên

4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là gì ?

  A. Tự sự

  B. Miêu tả

  C. Biểu cảm

  D. Thuyết minh

5. Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng

đầu thông tin không chính xác : 

- Lặng im bên bếp lửa

    Vẻ mặt Bác trầm ngâm

  - Bác vẫn ngồi đinh ninh     Chòm râu im phăng phắc

Những câu thơ trên thể hiện :

   A. Một tâm tư không hề “lặng lẽ” ở bên trong con người Bác

  B. Một nỗi lòng đau đáu vì đất nước, vì nhân dân của Bác

  C. Trời lạnh, rừng khuya, Bác không ngủ được

D. Tình thương của Bác đối với “đoàn dân công” trong một đêm mưa

rét, rừng khuya

6. Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng

đầu thông tin không đúng :

   Anh đội viên mơ màng

  Như nằm trong giấc mộng

  Bóng Bác cao lồng lộng

   Ấm hơn ngọn lửa hồng

            Thổn thức cả nỗi lòng

  Thầm thì anh hỏi nhỏ…

Tâm trạng của anh đội viên được thể hiện qua những câu thơ trên như thế nào?

  A. Xúc động mãnh liệt

  B. Xao xuyến, lâng lâng

  C. Lo lắng đến nôn nao

  D. Bình tâm, ngủ ngon giấc

7. Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ :

A. Giải thích giản dị chân lý : Bác không ngủ được vì một  “lẽ thường

tình” : Bác là Hồ Chí Minh 

          B. “Đêm nay” cũng như bao  đêm khác, như suốt cả cuộc  đời Bác  đã

không ngủ được vì lo cho nước, cho dân

C. “Lẽ thường tình” ở Hồ Chí Minh chính là sự hi sinh, lòng yêu thương

vô hạn đối với chiến sĩ, đồng bào   

  D. Cả ba ý trên.

8. Đọc khổ thơ sau, trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng :

   Ông trời   Mặc áo giáp đen

  Ra trận

  Muôn nghìn

  Cây mía

  Múa gươm

8.1. Trong những câu thơ trên, tác giả sử dụng mấy biện pháp tu từ ẩn dụ ?

  A. Một

  B. Hai

  C. Ba

  D. Bốn

8.2. Đó là kiểu ẩn dụ nào ?

  A. Ẩn dụ hình thức

  B. Ẩn dụ cách thức

  C. Ẩn dụ phẩm chất

  D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

 

2) Tự luận

1. Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và phổ biến rộng rãi, nhà thơ Minh

Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ : Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ

bạc ; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũng là chăn. Theo em, tại sao nhà thơ

lại không sửa nữa ?

2. Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không

ngủ của nhà thơ Minh Huệ.

3. Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau :

   Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

  Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                        (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) 

4. Em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn trong lớp nghe về hình ảnh một người thầy

giáo (cô giáo) đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất.

Bài 24

1) Trắc nghiệm

1. Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ bốn chữ

C. Thể thơ tám chữ

D. Thể thơ lục bát

2. Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm?

A. Loắt choắt

B. Xinh xinh

C. Thoăn thoắt

D. Nghênh nghênh

3. Trong bài thơ Lượm có những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự 

B. Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm

C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh

D. Thuyết minh, tự sự, biểu cảm 

4. Khổ thơ: 

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”,

gợi cho người đọc ấn tượng nào về Lượm?

A. Một người con yêu mến, quyến luyến mảnh đất quê hương

B. Một người chiến sĩ đã hi sinh thanh thản, nhẹ nhàng 

C. Một  linh hồn trẻ thơ về trời hồn nhiên, nhẹ nhõm

D. Cả ba ý trên

5. Vì sao sau khi đau xót kêu lên: “Lượm ơi, còn không?”, tác giả lặp lại hai khổ thơ

ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng

mọi người 

B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm

C. Nhắc mọi người hãy đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi 

D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa

6. Trong đoạn thơ: 

“Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp…

Rơi

Rơi…”, 

(Trần Đăng Khoa)

   tác giả sử dụng mấy phép tu từ?

 A. một

B. hai

C. ba

D. bốn

7. Đoạn thơ trên có các từ láy nào?

A. mưa mưa, ù ù, lộp bộp lộp bộp, rơi rơi 

B. mưa mưa, ù ù, lộp bộp, rơi rơi

C. ù ù, lộp bộp

D. lộp bộp

8. Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa không thể hiện nội dung nào dưới đây? 

A. Cây cối và loài vật khẩn trương, cuống quýt trước cơn mưa

B. Mọi vật thoải mái, hả hê trong cơn mưa

C. Cảnh vật như bừng lên, tươi sáng hơn sau cơn mưa

D. Con người lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội

9. Kiểu hoán dụ nào được dùng trong câu thơ thứ hai? “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân” 

(Tố Hữu) 

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

10. Trong các câu ca dao sau, câu ca dao nào có sử dụng phép tu từ hoán dụ?

A.  Qua đình ngả nón trông đình

    Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

B.  Cầu này cầu ái cầu ân

    Một trăm con gái rửa chân cầu này.

C.  Hỡi cô tát nước bên đàng

    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

D.  Thuyền về có nhớ bến chăng?

     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

 

2) Tự luận

1. Mỗi đại từ nhân xưng tác giả dùng để gọi Lượm biểu thị một ý nghĩa. Em hãy ghi

tóm tắt ý nghĩa của mỗi cách gọi:

- “Chú bé”: ………………………………….

- “Cháu”: 

- “Lượm” 

- “Chú đồng chí nhỏ”:

2. Một học sinh chép lại theo trí nhớ khổ thơ sau từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố

Hữu. Em hãy phát hiện lỗi sai trong việc bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được

lỗi ấy?

Cháu cười híp mắt

Má đỏ bồ quân 

Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần

3. Chỉ ra vần chân, vần lưng trong đoạn thơ sau:

“Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Hàng cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi” (Xuân Diệu)

4. Phân tích giá trị biểu hiện và sắc thái tu từ của hình ảnh hoán dụ sau:

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

5. Sáng tác một bài thơ bốn chữ (khoảng 16 - 24 câu) về đề tài Trường lớp. 

 

PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Bài 23

1) Trắc nghiệm

Câu  1   2   3   4   5   6   7  8.1  8.2

Đáp án  A  B  D  C  C  D  D  B  A

 

2) Tự luận

1. Câu thứ nhất : Mái lều tranh xơ xác. Câu thơ định sửa thành: Lều tranh sương phủ

bạc.

Mái lều tranh xơ xác  Lều tranh sương phủ bạc

- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một căn

lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc

hình dung một nơi trú ngụ  đơn sơ,  đã giãi

dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn,

gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi

cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận

được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hi

sinh của chiến sĩ,  đồng bào trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp. 

- Câu thơ gợi sự tròn trịa,  đẹp

thanh nhã, mang hơi hướng của

thơ cổ  điển phương Đông. Vì thế

sẽ “lạc  điệu” nếu  đặt trong toàn

mạch bài thơ. - Âm hưởng câu thơ giản dị, chân thực, tự

nhiên, phù hợp với âm hưởng hát giặm

quán xuyến trong toàn bộ bài thơ.

- Âm hưởng câu thơ trang trọng,

cầu kỳ, không phù hợp với âm

hưởng cả bài.

- Phù hợp với quy luật tự nhiên : đã có mưa

thì không có sương.

- Không hợp quy luật tự nhiên : Vì

“trời mưa lâm thâm” nên không

thể có “sương phủ bạc”.

Tương tự, câu thơ Manh áo phủ làm chăn so với câu thơ  định sửa Manh áo

cũng là chăn gợi tả và gợi cảm hơn nhờ từ phủ. Từ phủ gợi hình dáng, gợi tư thế nằm

của những người dân công. Câu thơ vì thế “đằm” hơn, “sâu” hơn.  

2. Làm rõ hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ :

Hướng cảm nhận : Hình ảnh Bác hiện lên thông qua cách nhìn, thái độ của anh

đội viên. Trong bài thơ, Bác vừa lớn lao vĩ đại vừa gần gũi thân thiết.

- Bác thương những chiến sĩ đang phải chịu rét mướt, gió sương trong một đêm

cụ thể : “đêm nay”. Bác đốt lửa, đi dém chăn cho từng người.

- Bác thương biết bao  đoàn dân công đang phải chịu vất vả, gian khổ  ngoài

rừng mưa, giá lạnh.

- Với tư cách là vị Tổng Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang nhân dân,

tình thương như một người cha ở Bác gắn bó mật thiết với nỗi niềm đau đáu lo lắng

cho công cuộc kháng chiến, cho vận mệnh của đất nước, dân tộc.  

3. - Xác định phép tu từ ẩn dụ : Mặt trời của mẹ

Ở đây, em bé được so sánh ngầm với hình ảnh mặt trời.

-  Tác dụng :

Trong hai câu thơ này có hai hình ảnh mặt trời. “Mặt trời của bắp” là mặt trời

thực. “Mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ. Nếu như “mặt trời” thực cung cấp năng

lượng cần thiết cho “bắp” nói riêng, cho muôn vàn cây trái nói chung, cho sự sống

trên trái đất thì “mặt trời” – em bé – đứa con bé nhỏ của mẹ chính là niềm tin, niềm hi

vọng, là động lực, sức mạnh để mẹ vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Có thể nói, với

biện pháp tu từ ẩn dụ, người đọc hiểu hơn về tình yêu thương vô bờ của người mẹ

Tà-ôi dành cho đứa con bé bỏng của mình. 4. Cần xác định, yêu cầu của đề là Luyện nói về văn miêu tả. Vì vậy, ngoài việc phải

huy động các kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý,… nên chú ý hơn đến kỹ năng trình

bày, khả năng diễn đạt trước tập thể.

Mở bài : Giới thiệu người được tả : một thầy giáo (cô giáo) đã để lại ấn tượng

sâu sắc nhất.

Thân bài : Miêu tả chi tiết  

- Hình dáng

- Cử chỉ

- Hành động

- Lời nói

……….

Lưu ý : Quá trình miêu tả nên gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về

những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí (ví dụ : một lần mắc lỗi

nhưng thầy (cô) đã không trách mắng, quở phạt ; một lần do hiểu lầm nên đã làm tổn

thương thầy (cô),… Tất cả đã để lại cho bản thân niềm ân hận sâu sắc và sự kính

phục vô bờ của mình đối với thầy (cô). 

Kết bài

Suy nghĩ về hình ảnh người thầy giáo (cô giáo). Có thể nhắc lại lời hứa ngày

nào của mình : đã thực hiện lời hứa ấy đến đâu ? Và tiếp tục như thế nào ?  

Bài 24

1) Trắc nghiệm

Câu   1   2   3   4   5   6  7  8   9  10

Đáp án  B  B  A  D  A  B  C  C  D  B

 

2) Tự luận

1.    - “Chú bé”: cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật

nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- “Cháu”: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt

của người lớn với một em nhỏ.  - “Lượm”: dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi

tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán).

- “Chú đồng chí nhỏ”: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình

đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

2. - Xem xét cách gieo vần trong khổ thơ: vần chân, gián cách

      - Gieo vần: mắt - chí không hợp lí

      - Tố Hữu viết: híp mí - đồng chí

3. - Vần chân: hàng - trang, núi - bụi

    - Vần lưng: hàng - ngang, trang - màng

4. - Hình ảnh hoán dụ là “Mồ hôi”. Dùng “Mồ hôi” để chỉ sự lao động vất vả . Đổ mồ

hôi: bỏ ra nhiều công sức lao động. 

   - Công việc lao động luôn vất vả, nhọc nhằn. Lao động vất vả sẽ được đền bù bằng

thành quả xứng đáng.

   - Đề cao công sức lao động và ca ngợi những thành quả tốt đẹp của lao động.

5. - Bài thơ có thể kể chuyện về thầy cô, bạn bè hoặc miêu tả cảnh quan trường học.

    - Chú ý gieo vần hợp lí (với tất cả các kiểu vần: vần chân, vần lưng; vần liền, vần

cách)

    - Nên chia 4 câu thơ thành một khổ. 

 

 

 CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 7

PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 23

1) Trắc nghiệm

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta

đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản

đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và

thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác

quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người

phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của

Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất

hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

C. Ý nghĩa văn chương

D. Đức tính giản dị của Bác Hồ

2. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

3. Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên?

A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc

B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự việc

C. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

D. Vì đoạn văn trên bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng

ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào?

A. So sánh B. Nhân hoá

C. Liệt kê

D. Hoán dụ

5. Câu nào dưới đây không phải là câu bị động?

A. Bạn An luôn được mọi người yêu mến

B. Tuấn được tặng nhiều phần thưởng vì đạt thành tích cao trong học tập

C. Hôm nay, tàu của ba tôi được một mẻ cá lớn

D. Ngôi nhà cổ đã bị gió bão phá đổ

6. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động ? 

A. Mọi người rất yêu mến em tôi. 

B. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này.

C. Người thợ may làm cái áo từ một loại vải rất đắt tiền.

D. Em tôi chiếm giải cao trong kì thi học sinh giỏi của thành phố.

7. Nối cột A với cột B cho phù hợp:

1. Câu rút gọn 

a. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực

hiện một hoạt  động hướng vào người,

vật khác

2. Câu đặc biệt

b. Là câu có những từ ngữ phủ  định

như: không, chẳng, chả, chưa, không

phải (là), chẳng phải (là),  đâu có phải

(là), dâu (có)...                                         

3. Câu chủ động

c. Là câu khi nói hoặc viết được lược bỏ

một số thành phần                                    

4. Câu bị động

d. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật

được hoạt  động của ngưồi, vật khác

hướng vào

  e.  Là  loại câu không cấu tạo theo mô

hình chủ ngữ - vị ngữ

8. “Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng ... để chứng tỏ

luận điểm mới là đáng tin cậy” Hãy chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống

A. Sinh động

B. Chân thực

C. Phong phú

D. Có hồn

9. Trạng ngữ của câu văn “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết

bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” có tác

dụng gì?

A. Xác định nơi chốn

B. Xác định mục đích

C. Xác định nguyên nhân - kết quả

D. Xác định kết quả

10. Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thực hiện mấy bước

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

2) Tự luận

1. Làm sáng tỏ Đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên. Em hiểu và học

tập được gì cho bản thân từ đức tính giản dị của Bác.

2.

a. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ nghị luận về vấn đề gì? Vấn đề đó được

thể hiện rõ ở câu văn nào?

b. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ thuộc kiểu nghị luận nào? 

c. Để kết hợp dẫn chứng, tác giả còn dùng những phép lập luận nào?

3. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở

những phương diện nào? Nêu dẫn chứng?

4. Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động

a) Người lái đò đẩy thuyền ra xa. b) Nhiều người tin yêu Lan.

c) Nười ta chuyển đá lên xe.

d) Người ta tháo bỏ sân khấu sau đêm diễn

đ) Khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm của nhà máy Z.

5. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, trong đó có sử dụng

ít nhất 1 câu bị động và 1 câu chủ động.

6. Viết một đoạn văn (khoảng 15-20 câu) chứng minh nói dối là có hại.

7. Chứng minh Uống nước nhớ nguồn đã trở thành lẽ sống đẹp của con người Việt

Nam ngày nay.

8. Nhân dân ta thường nói Có chí thì nên. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục

ngữ đó.

 

Bài 24

1) Trắc nghiệm

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Văn bản Ý nghĩa văn chương được trích trong tác phẩm nào của Hoài Thanh?

A.Thi nhân Việt Nam

B. Bình luận văn chương

C. Nói chuyện thơ kháng chiến

D. Nam bộ mến yêu

2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động

B. Nỗi đau của con người

C. Khát vọng cao cả của con người

D. Tình thương yêu con người, vạn vât...

3. Trong hai câu văn sau: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn

trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo sự sống...” tác giả muốn nói đến

những đặc tính cơ bản nào của văn chương?

A. Phản ánh và nhận thức

B. Phản ánh và biểu hiện  C. Phản ánh và tác động

D. Phản ánh và sáng tạo

4. Câu nào không phải là quan niệm của của Hoài Thanh trong văn bản Ý nghĩa của

văn chương?

A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những

tình cảm ta sẵn có.

B. Văn chương là hình dung của sự sống, sáng tạo ra sự sống.

C. Văn chương có sứ mệnh nâng cao sự hiểu biết của con người.

D. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

5. Tại sao nói văn bản Ý nghĩa văn chương là văn bản nghị luận văn chương?

A. Vì cách trình bày của tác giả vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh B.

Vì nội dung tác giả nói đến là nguồn gốc và ý nghĩa văn chương

C. Phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương

D. Cả A, B, C

6. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu bị động?

A. Năm nay, làng tôi được một vụ mùa bội thu

B. Bài Ý nghĩa văn chương được Hoài Thanh viết cách đây hơn 60 năm

C. Hai chữ văn chương trong bài Ý nghĩa văn chương được dùng với nghĩa hẹp

D.Tác giả Hoài Thanh được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh 

7. Trong các câu sau, câu nào là không phải là câu chủ động?

A. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha

B. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

C. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống

D. Cuộc đời được văn chương làm cho thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn

lần.

8. Nhận định: “ Tất cả những câu có từ bị, được đều là câu bị động”  đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai.

9. “... là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật

khác” Hãy chọn một kiểu câu điền vào chỗ trống để có định nghĩa đúng

A. Câu đặc biệt                          C. Câu chủ động

B. Câu cầu khiến                        D. Câu bị động

10. Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

 A. Một                   B. Hai                    C. Ba                          D. Bốn

Cho đoạn văn: “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một

con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương quá, khóc nức lên, quả

tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau

thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”.

11. Đoạn văn trên lập luận về vấn đề gì?

A. Ý nghĩa của văn chương

B. Nguồn gốc của văn chương

C. Công dụng của văn chương

D. Bản chất nhân đạo của văn chương

12. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở vị trí nào?

A. Mở đoạn

B. Thân đoạn

C. Kết đoạn

D. Không có câu chủ đề

13. . Dẫn chứng sau: “ Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi

xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu,

vì những chuyện ở đâu đâu...” chứng minh cho lập luận nào?

A. Văn chương sẽ là sự sống muôn hình vạn trạng

B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha

C. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống

D. Văn chương tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp

14. Thao tác nào không bắt buộc khi viết đoạn văn chứng minh?

A. Nêu luận điểm

B. Nêu lý lẽ và dẫn chứng

C. Bình giảng dẫn chứng  D. Rút ra ý nghĩa của luận điểm

2) Tự luận

1. Nét đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật văn bản Ý nghĩa văn chương 

2. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc kỹ văn bản để tìm ý

trả lời.

3. Hãy viết một đoạn văn nói về tình yêu của em đối với âm nhạc, trong đó có sử

dụng ít nhất một câu bị động.   

4. Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động: 

- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống

- Bạn Nam rất yêu thích bản nhạc này

- Tôi chăm bón cho cây hoa này thường xuyên 

- Người ta vừa dựng một hành lang an toàn giao thông trên phố này

- Các cổ động viên đang giơ cao là cờ đỏ sao vàng

5.“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm

ta sẵn có”(Hoài Thanh). Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý

kiến trên. 

6. Tục ngữ Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tình cảm, đạo đức cho con

người, hãy chứng minh.

PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Bài 23

1) Trắc nghiệm

Câu  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10

Đáp án  D  A  C  C  C D 1 - c  2 - e  3 - a  4 - d  B  C C

 

2) Tự luận

1. - Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ, tìm  được những dẫn

chứng trong văn bản để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác từ các phương diện:

trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết (cần thấy sự

giản dị của Bác không đồng nghĩa với sự giản đơn hoặc khắc khổ, mà cuộc sống vật chất giản dị gắn liền với đời sống tâm hồn phong phú, với những giá trị tinh thần cao

đẹp).

- Trình bày được những bài học rút ra cho bản thân từ văn bản trên (trong đời

sống, trong quan hệ với mọi người).

2.    a. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ nghị luận về vấn đề sự giản dị của Bác

Hồ. Thể hiện ở nhan đề và câu đầu tiên.

b. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ thuộc kiểu nghị luận chứng minh

c. Để kết hợp dẫn chứng, tác giả còn :

+ Bình luận (ở việc làm nhỏ đó…, một đời sống như vậy…)

+ Giải thích về lối sống giản dị của Bác (Bác Hồ sống đời sống giản dị… trong

thế giới ngày nay)

3.   - Chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện:

+ Trong đời sống.

+ Trong quan hệ với mọi người.

+Trong lời nói và bài viết.

- Nêu dẫn chứng trong tác phẩm

Câu 4. Gợi ý:

a) Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.

b) Lan được nhiều người tin yêu.

c) Đá được người ta chuyển lên xe.

d) Sân khấu đã được người ta tháo bỏ sau đêm diễn

đ) Các sản phẩm của nhà máy Z được khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng.

4.     - Viết đoạn văn hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;

- Sử dụng ít nhất 1 câu bị động và 1 câu chủ động trong tả cảnh khi miêu tả vẻ

đẹp của mùa xuân. Ví dụ: 

Mùa xuân đến, muôn hoa đua nở. Hoa đào, hoa mai, hoa hồng cùng khoe sắc

thắm. Cây cối nảy lộc đâm chồi. Cả khu vườn được mặc áo mới, tưng bừng mở hội du

xuân.

5.     - Viết đoạn văn nghị luận với phép lập luận chứng minh triển khai một ý hoàn

chỉnh, chủ đề “nói dối là có hại”; - Đưa các dẫn chứng để làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn

6.     - Viết đoạn văn nghị luận với phép lập luận chứng minh triển khai một ý hoàn

chỉnh;

- Đưa các dẫn chứng để làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn.

Gợi ý:

- Mở bài: Giới thiệucâu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

- Thân bài: 

+ Giải thích từ ngữ: “nước”, “nguồn”, “Uống nước nhớ nguồn”

Câu tục ngữ đúc kết vẻ đẹp trong cuộc sống, cách ứng xử của con người

+ Chứng minh từ những dẫn chứng: trong lịch sử, trong đời sống và trong văn

chương.

- Kết bài: Khẳng định truyền thống của dân tộc và khuyên mọi người cần phải

phát huy truyền thống ấy.

7.      - Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Có chí thì nên

- Thân bài: 

Giải thích từ ngữ “chí”, “nên”, “có chí thì nên”

+ “chí” là ý chí, nghị lực, điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại

+ “nên” là kết quả tốt đẹp

- Chứng minh:

+ Khẳng định không có chí thì không làm được việc gì hết (nêu dẫn chứng).

+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng).

+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt qua

được (nêu dẫn chứng).

- Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời

làm được việc lớn.

Bài 24

1) Trắc nghiệm

Câu   1   2   3   4   5   6   7  8  9  10  11  12  13 14

Đáp án  B  D  D  C  D  A  D  B  C  B  B  C  B  C

2) Tự luận

1. Cần nêu được những nội dung sau:

-  Về nội dung, văn bản chỉ ra được:

+ Nguồn gốc của văn chương: là tình yêu thương con người, vạn vật. Quan niệm này

bổ sung làm đầy đủ hơn cho các quan niệm về nguồn gốc của văn chương trước đó.

+ Ý nghĩa của văn chương: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn

trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo sự sống” chỉ ra hai đặc tính cơ bản

của văn chương: phản ánh và sáng tạo

+Công dụng của văn chương: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha, tô điểm cho cuộc

sống thêm đẹp: “từ khi có văn chương...”

+ Khẳng định đời sống nhân loại nếu thiếu văn chương thì rất nghèo nàn.

-  Về nghệ thuật: 

+ Lối văn nghị luận vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, tình cảm.

+ Dẫn chứng sinh động, giàu chất văn chương.

2. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là:

+ Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha: 

Dẫn chứng 1: Một người hằng ngày ....có thể vui, buồn, hờn, giận cùng những

người ở đâu đâu...

Dẫn chứng 2: Gây cho ta tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm sẵn có.

+ Làm cho cuộc đời mỗi cá nhân thêm phong phú và sâu sắc...

+ Tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp...

3. Có thể xây dựng đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng- phân- hợp đều

được. Sau đây là một gợi ý:

-  Mở đoạn: Giới thiệu sở thích âm nhạc của bản thân

-  Thân đoạn: Chứng minh sở thích âm nhạc của bản thân:

+ Có thói quen nghe nhạc hàng ngày

+ Thích sưu tầm các bản nhạc(có thể giới thiệu thêm sở thích đặc biệt về một loại

nhạc, dòng nhạc hoặc ca sĩ nào đó).

+ Tập làm ca sĩ, thích hát lên thành lời... -  Kết đoạn: Khẳng định âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của bản

thân

Chú ý: Trong đoạn văn bắt buộc phải viết được một câu bị động. Ví dụ:   Những

bài hát cách mạng luôn luôn được chúng tôi yêu thích.

4.  Chuyển câu chủ động thành câu bị động

-  Sự sống được văn chương sáng tạo ra.

-  Bản nhạc này được bạn Nam rất yêu thích.

-  Cây hoa này được tôi chăm bón thường xuyên.

-  Một hành lang an toàn giao thông vừa được dựng trên phố này.

-  Lá cờ đỏ sao vàng đang được các cổ động viên giương cao.

5. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

+ Làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận vì những chuyện không đâu, những người

không quen biết...

+ văn chương làm cho đời sống thêm phong phú

+ Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh

- Văn chương luyện cho ta tình cảm sẵn có: Giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở

hành động...

+ Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình

cảm đối với ông bà, cha, mẹ. Lấy dẫn chứng.

+ Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người.

6. Học sinh có thể lấy văn liệu ngay trong bài 19 hoặc các ví dụ trong kho tàng tục

ngữ Việt Nam làm dẫn chứng: 

  Mở bài 

- Giới thiệu khái quát giá trị của tục ngữ.

- Khẳng định có một mảng tục ngữ giáo dục tình cảm, đạo đức cho con người. 

  Thân bài

- Tục ngữ giáo dục thái độ ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp con người: Người ta là hoa đất/

Một mặt người bằng mười mặt của/ Người sống đống vàng/Cái răng cái tóc là góc

con người - Tục ngữ giáo dục phẩm chất đạo đức: Chết trong còn hơn sống đục/Đói cho sạch

rách cho thơm/ Thương người như thể thương thân

- - Tục ngữ giáo dục cách cư xử: Học ăn học nói, học gói, học mở/ ăn trông nồi...

- - Tục ngữ nhắc nhở sự biết ơn: ăn quả  nhớ kẻ trồng cây/ Không thày đố mày làm

nên

  Kết bài

Cấu trúc tục ngữ ngắn gọn những ý nghĩa lại cô đọng, súc tích, có tác dựng

giáo dục toàn diện tình cảm, đạo đức của con người. Tục ngữ có ý nghĩa  như lời răn

dạy con người sống đúng, sống đẹp hơn.

 

CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 8

 

PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 23

1) Trắc nghiệm

1. Thể “hịch” thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?

A. Khi đất nước bình yên, phát triển

B. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh

C. Khi đất nước vừa lập được những chiến công vang dội

D. Khi đất nước sắp hoặc đang phải đấu tranh chống ngoại xâm.

2. “Hịch tướng sĩ” được viết theo thể văn gì?

A. Văn vần    

B. Văn biền ngẫu   

3. “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng thời gian nào?

A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất

B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai

C. Trước khi quân Mông - Nguyên  xâm lược nước ta lần thứ ba

D. Sau chiến thắng vang dội của nhân dân ta chống giặc Mông - Nguyên 

4. Trong bài hịch, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để lên án tội ác

và sự ngang ngược của quân giặc?

A. Nhân hoá, liệt kê, so sánh  C. Ẩn dụ, liệt kê, so sánh

B. Hoán dụ, liệt kê, nhân hoá  D. Nói quá, nhân hoá, so sánh

5. Việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện thái độ như thế nào của

tác giả đối với kẻ thù?

A. Tức giận, coi thường   C. Oán trách, châm biếm

B. Căm thù, khinh bỉ   D. Mỉa mai, tức giận

6. Nội dung chính của đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng vui lòng”  là

gì?

A. Thể hiện tâm trạng lo lắng đến quên ăn quên ngủ của Trần Quốc Tuấn.

B. Thể hiện tâm trạng tức giận và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

C. Thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt quân thù của Trần Quốc Tuấn. D. Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc và quyết tâm giết giặc cứu nước của

Trần Quốc Tuấn.

7. Trong đoạn văn (nêu ở câu 6), tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

A. Điệp ngữ, so sánh  C. Nhân hoá, ẩn dụ

B. Liệt kê, tăng tiến  D. So sánh, nhân hoá

8. Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đã phê phán thói vô trách nhiệm, cầu an hưởng

lạc của tướng sĩ nhằm mục đích gì?

A. Đề cao tinh thần cảnh giác của tướng sĩ trước quân thù

B. Khích lệ tinh thần yêu nước và căm thù giặc của tướng sĩ

C. Khích lệ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với chủ tướng, với đất nước.

D. Đề cao lòng trung thành của tướng sĩ đối với chủ tướng của mình, với đất nước.

9. Trong hai văn bản “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”, các tác giả chủ yếu sử

dụng phương thức biểu đạt  nào?

  A. Tự sự    C. Nghị luận

  B. Biểu cảm    D. Thuyết minh

10.  Các câu trong đoạn văn “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo…muốn

vui vẻ phỏng có được không?” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) được trình bày theo

cách nào?

   A. Diễn dịch    C. Tổng – phân – hợp

 B. Qui nạp    D. Song hành

11. Khi nói “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không

có?”, Trần Quốc Tuấn đã thực hiện hành động nói nào?

  A. Hành động hỏi    C. Hành động trình bày

B. Hành động điều khiển   D. Hành động hứa hẹn

 

Bài 24

1) Trắc nghiệm

1. Thể “Cáo” thường được sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.  B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn

để mọi người cùng biết.

C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

2. “Bình Ngô đại cáo” được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước khi giặc Minh sang xâm lược  nước ta

B. Khi giặc Minh đang đô hộ đất nước ta

C. Khi ta chuẩn bị tổng phản công giặc Minh

D. Sau khi ta đại thắng giặc Minh xâm lược

3. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc phần nào của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”?

A. Phần đầu    C. Phần ba

B. Phần thứ hai   D. Phần kết

4. Mục đích của “việc nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi muốn nói đến trong tác phẩm là

gì?

  A. Là tình yêu thương nhân dân lầm than, đau khổ

B. Là lòng trung thành với nhà vua và triều đình

C. Là làm cho nhân dân có được cuộc sống bình yên, no ấm.

D. Là lòng nhân ái, khoan dung với nhân dân

5. Trong câu “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, từ “văn

hiến” được hiểu như thế nào?

A. Là nền độc lập, chủ quyền của dân tộc ta

B. Là sức mạnh, lòng yêu nước của dân tộc ta

C. Là truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta.

D. Là truyền thống văn hoá lâu đời, tốt đẹp của dân tộc ta.

6. Trong 2 câu  “Từ Triệu,  Đinh, Lý, Trần bao  đời gây nền  độc lập/Cùng Hán,

Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”, tác giả đã sử dụng những biện

pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh, ẩn dụ, nói quá  C. Liệt kê, đối, nhân hoá

B. So sánh, liệt kê, đối   D. Hoán dụ, so sánh, đối

7. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật (được đề cập trong câu hỏi 14) là gì?   A. Khẳng định độc lập, chủ quyền, biên giới lãnh thổ của đất nước ta

B. Khẳng định đất nước ta có truyền thống lịch sử hào hùng

C. Khẳng định lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân ta

D. Khẳng định sự tồn tại  bình đẳng, ngang hàng của dân tộc ta 

8. Nguyễn Trãi đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc ta dựa trên những

yếu tố nào?

A. Có biên giới lãnh thổ, có lịch sử lâu đời, có những chiến công huy hoàng.

B. Có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, cương vực lãnh thổ, lịch sử

và chế độ riêng.

C. Có nền văn hiến lâu đời, có biên giới lãnh thổ rõ ràng, bất khả xâm phạm.

D. Có phong tục tập quán mang bản sắc riêng, cương vực lãnh thổ đã  được

phân chia rõ.

9.  “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” là câu thuộc kiểu hành động nói nào?

  A. Hỏi                               C. Trình bày

B. Điều khiển                    D. Bộc lộ cảm xúc

10. Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chủ yếu thuộc kiểu hành động nói

nào?

  A. Hành động hỏi    C. Hành động bộc lộ cảm xúc

  B. Hành động điều khiển   D. Hành động trình bày

 

2) Tự luận

1. Cho đoạn văn: “Ta thường….cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn).

Hãy nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của chúng.

2. Có ý kiến cho rằng: ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối

và phát triển ý thức dân tộc trong bài thơ “Sông núi nước Nam”. Hãy viết một đoạn

văn khoảng 8 câu làm rõ ý kiến trên.

PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Bài 23

1) Trắc nghiệm

Phần Văn  Câu  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11

Đáp án  D  B  B  C  B  D  B  C  C  B  C

Bài 24

1) Trắc nghiệm

Phần Văn   

Câu  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10

Đáp án  B  D  A  C  D  B  D  B  C  D

 

2) Tự luận

1.       - Sử dụng phép liệt kê: Xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu…

- Sử dụng thủ pháp tăng cấp: quên ăn quên ngủ → đau đớn, căm tức  → ý chí

quyết tâm, sẵn sàng xả thân vì nước.

Tác dụng: Thể hiện sâu sắc tâm trạng nhức nhối, uất hận, lòng căm thù và ý chí

quyết tâm tiêu diệt giặc của vị chủ tướng. Tâm trạng ấy được thể hiện qua hành động

“tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối”, qua tâm trạng  “ruột đau như cắt” “căm tức”. Ý

chí, lòng quyết tâm, tinh thần sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước “dẫu

trăm thân này…cũng vui lòng”.

2.      - Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân

tộc ta. Trong bài thơ này, ý thức dân tộc được xác định dựa trên các yếu tố lãnh thổ

và chủ quyền (sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời)

- Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố

căn bản sau để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Nền văn hiến lâu đời (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu)

+ Cương vực lãnh thổ (Núi sông bờ cõi đã chia)

+ Phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác)

+ Lịch sử riêng, chế độ riêng (Từ Triệu, Đinh…Cùng Hán, Đường…)

Như vậy, ý thức dân tộc trong “Nước Đại Việt ta” vừa có sự kế thừa (lãnh thổ,

chủ quyền), vừa có sự phát triển cho hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn (văn hiến, phong

tục, lịch sử).

 

 

 

 

CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 9

PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 23

1) Trắc nghiệm.

1. Hai bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” và “ Viếng lăng Bác ” được sáng tác trong giai

đoạn nào ?

                A : 1930 – 1945                               C : 1955 - 1975

                B  : 1946 -  1954                              D : 1976 - 1980

2.Dòng nào nêu đúng cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ“Mùa xuân nho nhỏ”?

     A. Là tiếng lòng thiết tha yêu cuộc đời, ước nguyện chân thành được cống hiến

cho mùa xuân của đất nước.

      B.  Là tiếng lòng thiết tha trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên.

     C.  Là tiếng lòng được sống,được hoà nhập vào mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

      D.  Là tiếng lòng trước những đổi thay của đất nước khi mùa xuân đến.

3.  Điều tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong hình ảnh 

“ Mùa xuân nho nhỏ ” là gì ? 

A. Mùa xuân thường gọi lên những niềm khát khao và hy vọng

B. Phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mỗi người dâng cho đất nước lặng lẽ,tự nguyện.

C. Tâm niệm tha thiết được gắn bó trọn đời với đất nước và cách mạng.

D. Sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và  sức sống của mùa xuân.

4.  Biện pháp nghệ thuật nào được nhà thơ Thanh Hải sử dụng thành công trong khổ

thơ sau ?

                     Ta làm con chim hót

                     Ta làm một cành hoa

                     Ta nhập vào hoà ca

                    Một nốt trầm  xao xuyến.

A. Điệp ngữ, nhân hoá.

B.   Điệp ngữ, hoán dụ.

C. Điệp ngữ, ẩn dụ.

D. Điệp ngữ, nói quá.

5.  Cảm xúc chủ đạo của tác giả được biểu hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác là gì ?

A.  Niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, tự hào và nỗi tiếc thương Bác

B.  Tình cảm trang nghiêm, niềm xúc động  lần đầu được đến viếng Bác.

C.  Cảm xúc suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót, tiếc thương đến viếng Bác.

D.  Lòng thành kính biết ơn, tâm trạng lưu luyến không muốn phải xa Bác.

6.  Câu thơ nào diễn tả rõ nhất niềm xúc động của nhà thơ Viễn Phương khi đến “

Viếng lăng Bác ” ?

      A.  Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam.

      B.  Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

      C.  Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.

      D.  Mà sao nghe nhói ở trong tim.

7.   Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Viếng lăng Bác ” là gì ?

      A.  Hình ảnh thơ sáng tạo kết hợp với hình ảnh tả thực; giọng thơ trang trọng

      B.  Ngôn ngữ thơ giầu cảm xúc, bình dị, giọng thơ trang trọng.

      C.  Giọng thơ trang trọng; ngôn ngữ giầu cảm xúc; nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi cảm.

      D.  Hình ảnh thơ sáng tạo, có ý nghĩa khái quát, tượng trưng và  giàu giá trị biểu

cảm.

8. Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) là gì ?

    A. Là kể lại diễn biến sự việc và nhận xét đánh giá của mình về thành công, hạn

chế của tác phẩm. 

    B. Là trình bày, những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề,

nghệ thuật của tác phẩm.

    C. Là trình bày, những nhân xét đánh giá của mình về nghệ thuật xây dựng nhân

vật của tác phẩm.

    D. Là trình bày những cảm xúc của mình về thành công nội dung và nghệ thuật của

tác phẩm .

9. Nội dung nào không sử dụng các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (

hoặc đoạn trích ) ?

A. Tìm hiểu đề, tìm ý.

B. Lập dàn ý, viết bài. C. Các phần của bài có sự liên kết hợp lý.

D. Đọc lại bài, kiểm tra sửa lỗi.

     Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

     “ Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai thật bất ngờ, đột ngột khiến cho

ông bàng hoàng, choáng váng. Ông Hai không thể tin và cũng không muốn tin điều

đó là sự thật bởi trong ông đã có một niềm tin tuyệt đối vào tinh thần của làng mình.

Thế nhưng tiếng nói của những người tản cư cứ vang lên trong đầu ông như một sự

thật khủng khiếp không thể phủ nhận. Niềm tin tưởng không gì có thể lay chuyển giờ

đây đã sụp đổ, khiến cho ông sững sờ. Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.

Ông lão lặng đi tưởng như không thở được ”  

                     ( Trích 100 bài làm văn hay lớp 9 – Nhà xuất bản Thanh niên )

10. Đoạn văn lập luận về nội dung gì ?

    A. Tâm trạng  và cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc

    B. Niềm tin của ông Hai về làng Dầu bị sụp đổ.

    C. Kể lại sự việc làng Dầu làm việt gian theo giặc

    D. Ông Hai đối diện với sự thật về tin làng Dầu theo giặc.

11. Đoạn văn trên được trình bày theo trình tự lập luận nào ? 

           A. Diễn dịch                       C. Tổng phân hợp.

           B. Quy nạp .                        D. Song hành

 

2) Tự luận

1.   Chữ “lộc” có nghĩa là gì ? Tại sao tác giả có thể viết “lộc giắt đầy quanh lưng”

người cầm súng ? Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy làm cho ý thơ thêm sinh động và

thêm đẹp.

2.   Hãy viết đoạn văn nghị luận , trình bày cảm nhận của em về khổ thơ 4 và 5 trong

bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

3.  Hãy giải nghĩa từ “trung hiếu”? Theo em “trung hiếu” trong câu thơ Muốn làm cây

tre trung hiếu chốn này  phải hiểu như thế nào ?

4. Phân tích hình ảnh con người mới trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn

Thành Long, các bạn đưa ra 3 ý :             a. Hình ảnh anh thanh niên cán bộ khí tượng.

            b. Hình ảnh ông kỹ sư vườn rau và nhà khoa học.

            c. Hình ảnh bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái.

      Hãy triển khai một trong 3 ý trên bằng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân –

hợp, có sử dụng dẫn trực tiếp và gián tiếp ( chú thích rõ)

5.   a.  Em hãy phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện ngắn 

“ Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ nhận xét của nhân vật ông Ba

trong tác phẩm “ ... hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”.

       b.  Ghi lại tên hai văn bản và tên tác giả khác viết về đề tài kháng chiến chống

Mỹ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 9.

6.    Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết truyện ngắn Làng

của nhà văn Kim Lân.

Bài 24

1) Trắc nghiệm

1. Bài Sang thu của Hữu Thỉnh viết về chủ đề nào?

A. Cảnh sắc đất trời khi thu sang

B. Cảnh sắc miền núi khi thu sang

C. Cảnh sắc miền biển khi thu sang

D. Cảnh sắc thành phố khi thu sang

2. Nội dung chính của bài Sang thu là gì?

A. Tình yêu tha thiết đối với mùa thu đất Việt thân yêu

B. Tình yêu quê hương với những kỉ niệm thời thơ ấu

C. Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu của đất nước

D. Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của thiên nhiên lúc giao mùa

3. Dòng nào gồm những từ ngữ thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa

thu?

A. Phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vội vã

B. Hương ổi, mây mùa hạ, hang cây đứng tuổi

C. Gió, sông, chim, mưa nắng, sấm

D. Bỗng, hình như, bao nhiêu, bất ngờ 4. Em cảm nhận về gió thu như thế nào qua các hình ảnh : gió se, sương chùng chình

qua ngõ?

A. Gió mát và thổi nhè nhẹ

 B. Gió nhẹ và se lạnh

C. Gió nhẹ và hiu hắt

D. Gió mạnh và rét buốt

5. Điểm giống nhau của nhà thơ Hữu Thỉnh và Y Phương là gì ?

A. Cùng là người dân tộc Tày

B. Cùng có thời gian phục vụ trong quân đội

C. Cùng sinh ra và lớn lên ở miền núi cao

D. Cùng vào binh chủng tăng thiết giáp

6. « Người đồng mình » trong bài thơ Nói với con được hiểu như thế nào ?

A. Những người cùng làng

B. Những người cùng chí hướng

C. Những người cùng quê hương

D. Những người cùng nhà

7. Những phẩm chất nào không phải là của « người đồng mình » trong bài thơ Nói với

con ?

A. Sống vất vả, mạnh mẽ, bền bỉ

B. Yêu thương, gắn bó với quê hương

C. Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin

D. Thích đi lang thang tìm hiểu

8. Điều mà Y Phương muốn gửi gắm trong bài thơ Nói với con là gì?

A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ với con cái và ý nghĩa lời ru của mẹ

B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng

của mỗi người

C. Ca ngợi tình yêu của cha mẹ với con cái và lòng biết ơn của con cái với cha

mẹ

D. Ca ngợi tình yêu đất nước và nhắc nhở giữ gìn bản sắc dân tộc

9. Nghĩa tường minh là gì?  A. Là phần thông báo được nhận ra bằng cách suy đoán

B. Là phần thông báo được nói gián tiếp bằng ẩn dụ

C. Là phần thông báo được diễn đạt  trực tiếp bằng từ ngữ

10. Hàm ý là gì ?

A.  Là phần thông báo được diễn đạt  trực tiếp bằng từ ngữ

B. Là phần suy đoán từ những thông báo trực tiếp

B. Là phần miêu tả vật và sự việc được nói đến trong câu

11. Thầy giáo vào lớp được 15 phút thì học sinh X mới xin phép vào lớp. Thầy nói

với X :

- Bây giờ mấy giờ rồi ?

Câu của thầy có hàm ý gì ?

A. Hỏi X xem có mang đồng hồ đi không

B. Muốn X tính xem đi muộn bao nhiêu phút

C. Phê bình X đi học  không đúng giờ

D. Muốn chứng tỏ đồng hồ của thầy chính xác

12. Lớp trưởng đang nói, nhưng mọi người sốt ruột tỏ ý muốn về. Lớp trưởng liếc

đồng hồ của mình và tuyên bố :

- Bây giờ mới  11 giờ thôi

Câu nói đó có hàm ý gì ?

A. Đã muộn  lắm rồi, có thể nghỉ

B. Còn sớm lắm, tôi vẫn tiếp tục

C. Tôi sẽ ngừng nói bây giờ

D. Tôi sẽ kết thúc cuộc họp

13. Nghị  luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì ?

A. Nêu tình cảm của mình với tác giả đoạn thơ, bài thơ

B. Trình bày những thông tin liên quan đến đoạn thơ, bài thơ

C. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ 

D. kể lại trình tự diễn biến các sự việc trong đoạn thơ, bài thơ

14. Yêu cầu nào không bắt buộc khi viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?

A. Học thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ  B. Bố cục bài viết  chặt chẽ

C. Lời văn gợi cảm, chân thành

D. Các ý liên kết mạch lạc

15. Điều gì không cần khi viết thân bài của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?

A. Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

B. Giới thiệu chung về  tác giả và đoạn thơ, bài thơ

C. Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ

D. Đánh giá những nét độc đáo của đoạn thơ, bài thơ

16. Viết bài văn nghị luận về  đoạn thơ bài thơ cần sử dụng phương thức biểu  đạt

nào ?

A. Dùng phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự

B. Dùng phương thức thuyết minh kết hợp với biểu cảm

C. Dùng phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm

D. Dùng phương thức nghị luận có  kết hợp với các phương thức khác

2) Tự luận

1. Sự  biến đổi của thiên nhiên lúc cuối hạ sang thu được cảm nhận  và thể hiện như

thế nào ?

2. Suy nghĩ của em về hai câu thơ kết bài :

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

3. Người cha nói với con  những đức tính nào của người đồng mình và nhắc nhở con

điều gì?

4.  Nhà thơ đã thể hiện nội dung “Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự

đùm bọc của quê hương” như thế nào?

5. Tìm một ví dụ về câu có chứa hàm ý trong tác phẩm đã học hay đã đọc.

6. Đưa một tình huống  và một câu nói thể hiện nghĩa tường minh.

7. Đưa một tình huống và câu nói thể hiện hàm ý.

8. Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn về khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu

Thỉnh mà em thích. 9. Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn vè một đoạn thơ trong bài Nói với con của Y

Phương.

PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Bài 23

1) Trắc nghiệm

Câu  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 11

Đáp án  D  A  B  C  A D C B C A  A

 

2) Tự luận

1.  Nghĩa của từ “ Lộc ” : Chồi non ( hái lộc); (con) hươu; lương của quan thời phong

kiến ( quan cao lộc hậu) ; vật phẩm được đấng thiêng liêng ban  cho ( lộc trời, lộc

thánh)  ( theo Từ điển tiếng Việt )

-  Tại sao viết “ Lộc giắt đầy trên lưng ” người cầm súng ? 

+    Vì những cành lá  non có màu xanh được tạo thành vòng lá nguỵ trang mang

trên lưng người lính trong khi làm nhiệm vụ.

-  Nhờ đâu mà cách viết ấy làm cho ý thơ thêm sinh động và thêm đẹp ?

+    Nhờ nghệ thuật liên tưởng, chuyển nghĩa : Tưởng như người chiến sỹ mang

lộc mùa xuân trên lưng đến mọi miền đất nước . Bởi họ là người bảo vệ thành quả

cách mạng để mùa xuân mãi mãi trên đất nước ta.

2.   Nội dung cần đạt các ý sau:

     - Tâm niệm được hòa nhập cái “tôi” trong cái “ta” chung cùng mọi người: Điệp

ngữ  “ta” cùng với cấu tứ thơ lặp lại, tạo đối xứng chặt chẽ đã khẳng định niềm mong

ước sống có ích - đời sống cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng thể hiện qua những

hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc.

      - Tâm niệm được cống hiến:  Hình ảnh ẩn dụ “một mùa xuân nho nhỏ” – một nét

riêng, phần tinh túy, nhỏ  bé khiêm tốn, lặng lẽ góp vào cuộc  đời chung mà vẫn

không mất đi nét riêng của mỗi người. Điệp ngữ “Dù là” kết cấu câu thơ song hành,

ước nguyện cống hiến suốt đời.

3.  Nghĩa của từ “ trung hiếu ” : 

Trung là trung thành.  Xưa kia là trung với vua. Ngày nay là trung thành với  đất

nước. Hiếu là kính yêu và biết ơn cha mẹ.

Nghĩa của trung hiếu là : Hết lòng với tổ quốc và cha mẹ. 

      - Từ “ trung hiếu ” trong câu thơ đi liền với  từ cây tre : là hình ảnh ẩn dụ ước

muốn của chủ thể. Nhà thơ nói về mình, cũng là nói cho ước nguyện của mỗi người.

Đó là được hoá thân làm cây tre ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Bác. Và  trung thành

với đất nước với dân tộc, với sự nghiệp mà Bác để lại cho mọi người.

4.   Chọn ý (b): Hình ảnh ông kĩ sư vườn rau và nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét.

     Nội dung: 

- Hai nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên:

+ Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa: ngày này sang ngày khác rình xem cách

ong lấy phấn, nghiên cứu để củ su hào to hơn, ngọt hơn.

+ Nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét: 11 năm không xa cơ quan, không đi

đâu mà tìm vợ, chỉ lo hoàn thành bản đồ sét sẽ phát hiện nhiều tài nguyên trong lòng

đất.

- Họ tiêu biểu cho thế hệ người lao động mới ở Sa Pa: Lặng lẽ, khiêm tốn làm

việc say mê, khao khát cống hiến sự nghiệp chung của đất nước, thật đáng cảm phục.

5.      a) - Trong một trận càn lớn của Mỹ – ngụy, anh Sáu bị bắn vào ngực. Anh

không đủ sức trăng trối, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bác Ba và bác Ba

hứa “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”. Lúc ấy, anh Sáu mới nhắm mắt từ giã cõi

đời.

+ Giữ gìn lời hứa của người cha mà bé Thu đang mong chờ.

+ Gửi lược là trao tình yêu thương  của người cha  cho con.

+ Chiếc lược là vật ký thác thiêng liêng của anh Sáu về tình phụ tử mà bom

đạn không tàn phá được.

- Lời của bác Ba “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”

+ Chính trong cuộc kháng chiến ác liệt, sự sống vẫn cứ tồn tại và phát triển.

+ Tình yêu thương con người, tình yêu con của người cha là tình cảm bất diệt,

không bao giờ chết. Chiếc lược là cầu nối giữa các thế hệ.

  b)  - Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

  - Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 6.  Đoạn văn cần đạt được các ý sau:  

          -  Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai đã đi khoe cái tin đó:

“ Bác Thứ đâu rồi ? ..... Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ..... Tây nó đốt nhà tôi

rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn....” Đặc biệt cách khoe và nội dung khoe thật cảm động cho

thấy tình yêu nước đã bao  trùm lên tình cảm riêng. Kim Lân đã khám phá ra nét mới

mẻ trong người nông dân sau cách mạng là: Tình yêu làng quê hoà quyện trong tình

yêu đất nước, yêu cách mạng.

          - Thái độ của mụ chủ khi nghe tin làng Dầu được cải chính cũng hoàn toàn bất

ngờ. Một người  đàn bà hay chuyện, nhiều lời thế mà cũng phân biệt trắng  đen rõ

ràng, ghét kẻ làm việt gian. Qua hai nhân vật, nhà văn Kim Lân  đã khẳng  định :

Người nông dân thời kì đầu kháng chiến có thể có hoàn cảnh, tính cách khác nhau

nhưng đều một lòng một dạ với kháng chiến, với cách mạng.

        - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân khá sinh  động và tinh tế,

người nông dan có tính cách rõ ràng : Vừa mang cái chung của người nông dân vừa

có nét riêng của nhân vật. 

 

Bài 24

1) Trắc nghiệm

Câu  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16

Đáp án  A  D  A  B  B  C  D  B  C  B  C  B  C  A  B  D

 

2) Tự luận

1. Sự biến đổi của thiên nhiên lúc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh và hiện

tượng :

-  Hương ổi chín

-  Sự chuyển động chùng chình của sương và se lạnh của gió thu

-  Sự vận động dềnh dàng của dòng sông

-  Sự vận động vội vã của loài chim

-  Thay đổi của mây, mưa, nắng, tiếng sấm Cảm nhận của tác giả tinh tế, diễn tả gợi cảm, sâu sắc, đem đến những thú vị cho

người đọc.

2. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo các hướng sau :

-  Câu thơ tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít hơn và không dữ dội như khi

đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn.

-  Hình ảnh có tính ẩn dụ : cây đứng tuổi. Cũng như con người đứng tuổi đã từng

trải hơn, chiêm nghiệm hơn nên vững vàng, chắc chắn hơn.

-  Hình ảnh sấm cũng có ý nghĩa tượng trưng cho những vang động bất thường

của cuộc đời. Nó không còn xa lạ và gây chấn động mạnh với người từng trải.

-  Câu thơ vừa nói về thiên nhiên, nhưng cũng nói về con người.

3. Người cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình :

-  Có chí lớn ( Xa nuôi chí lớn)

-  Có tình cảm sâu sắc ( Cao đo nỗi buồn)

-   Thủy chung gắn bó với quê hương ( không chê đá,… không chê thung…)

-  Sống mạnh mẽ, hồn nhiên ( Sống như sông như suối)

-  Không ngại khó khăn, gian khổ ( lên thác xuống ghềnh, không lo cực nhọc)

-  Tự hào về quê hương ( đục đá kê cao quê hương)

-  Mộc mạc giản dị ( thô sơ da thịt)

Nhà thơ mong muốn con  hãy là người mang truyền thóng quê hương, không nhỏ bé,

bình đẳng với tất cả bạn bè.

4. Nhà thơ đã thể hiện sự lớn lên của người con trong tình thương yêu của cha mẹ và

sự đùm bọc của quê hương.

-  Con bước tới giữa cha và mẹ, trong không gian gia đình rộn tiếng nói cười

-  Con lớn lên trong ngôi nhà có vách ken câu hát

-  Con được rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng

-  Con lớn lên trong sự thương mến của người quê hương ( người đồng mình yêu

lắm con ơi)

Tác giả thể hiện bằng cách nói của người dân tộc giàu hình  ảnh, giàu điệp ngữ và

nhân hóa sinh động.

5. Học sinh tự tìm ví dụ. 6. Tình huống và ví dụ về câu nói có nghĩa tường minh. Chẳng hạn :

Đang đi đường, bỗng xe đạp bị xịt lốp. A nhảy xuống dắt xe. Thấy vậy B hỏi :

- Xe cậu làm sao thế

A đáp :

- Bị xịt lốp rồi !

Câu của A là câu có nghĩa tường minh.

7. Học sinh có thể đưa các tình huống rất khác nhau, miễn là ví dụ có chứa hàm ý.

Chẳng hạn :

X hỏi Y :

- Mai cậu đi xem bóng đá với mình nhé ?

Y đáp :

- Tớ còn một đống bài tập chưa làm !

Câu ấy có hàm ý : Tớ phải làm bài tập, không thể đi xem với bạn được !

8. Dàn ý của đoạn văn

-  Giới thiệu khổ thơ đầu trong bài Sang thu

-  Cảm nhận tinh tế của nhà thơ

+ Sự nhận ra hương ổi đột ngột

+Cùng lúc với cảm nhận gió se (lạnh)

+Cảm thấy sương như dùng dằng, không muốn đi

    - Cảm giác về mùa thu đã về

9. Học sinh chọn một khổ thơ, bàn về cái hay, cái đẹp về nội dung, hình thức của khổ

thơ; đánh giá ý nghĩa của khổ thơ trong bài thơ.

 

nguon VI OLET