- 1 -

Câu 1: Giá trị và những hạn chế của CNXH không tưởng

CHXH không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín mùi, chưa đầy đủ, phán ánh nguyện vọng chủ quan của quần chúng nhân dân về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công, mong muốn có được một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc song không được thực hiện bằng con đường cách mạng mà bằng giáo dục, thuyết phục và khuyên nhủ.

Giá trị lịch sử CNXH không tưởng:

 - Hầu hết các quan niệm, các luận điểm của các nhà tư tưởng XHCN đều chứa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả. Về cơ bản những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên nhiều giá trị, luận điểm đã vượt được lên tinh thần nhân đạo tư sản, nhất là trong tư tưởng cúa các tác giả đầu thế kỷ XIX.

 - Những tư tưởng CNXH có giá trị to lớn như thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN. Nó lên án, phê phán mạnh mẽ sâu sắc những hạn chế của xã hội nô lệ, phong kiến và tư bản như bốc lộ dã man lao động. Nó bênh vực người nghèo khổ trước bất công xã hội. Nó đi đến kết luận là phải phủ định xã hội tư hữu về tư liệu sản xuất kể c XHTB.

 - Các nhà tư tưởng CNXH không tưởng đã nêu lên nhiều luận diểm có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai mà các nhà sáng lập CNXHKH kế thừa một cách có phê phán trong quá trình xây dựng học thuyết của mình.

 - Trong một giai đoạn lịch sử đương đối dài, các ông góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là người lao động, chống lại XH đương thời để hướng tới một XH tốt đẹp hơn

- CNXH không tưởng chứa đựng những yếu tố nhân đạo, cả về nội và lẫn hành động.

Những hạn chế của CNXH không tưởng:

- CNXH không tưởng chụi ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cửu của tư hữu thời cận đại, không thể thoát khỏi quan niệm chủ nghĩa duy tâm về lịch sử. Họ cho rằng, chân lý vĩnh cữu đã có, đã tồn tại ở đâu đó, chỉ cần có con người tài ba xuất chúng là có thể phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng được xã hội mới. KHÔNG CHỈ RA LỐI THOÁT THẬT SỰ

- Các nhà không tưởng đều mong muốn thực hiện mô hình XH tốt đẹp bằng con đường cải cách XH từ thấp đến cao, bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cải hóa tư tưởng và đạo đức hoặc bằng những cuôc thực nghiệm XH chứ không phải bằng con đường đấu tranh CM. Một số ít khác thì chủ trương khởi nghĩa nhưng không có sự chuẩn bị. Dù chủ trương bằng con đường nào, các nhà tư tưởng XHCN đều đã không thể chỉ ra được con đường cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ XH mới. Bởi các ông đã không thể giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê tư bản, không thể phát hiện quy luật nội tại chi phối con đường, cách thức cho những chuyển biến tiếp theo của XH.

- Các nhà tư tưởng XHCN không phát hiện ra lực lượng XH tiên phong có thể  tực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH và CNCS. Lực lượng ấy đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp TBCN. Đó là giai cấp công nhân.

 

Câu 2: Vai trò của Mác và Ăngghen với CNXHKH

- Các Mác (1818 – 1883) và Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895) trưởng thành ở một quốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật. Bnằg trí tuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại, sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động……giúp các ông nhận thức được bản chất của những sự kiện KT – XH, CT – XH đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sự kiện đang diễn ra…. đã cho phép các ông từng ước phát triển học thuyết của mình, đưa ra các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về vật chất.

- Nhờ hai phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen “Chủ nghĩa duy vật” và “Học thuyết giá trị thặng dư”, hai ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sử của CNXH không tưởng, biến CNXH không tưởng thành CNXHKH.

- Cùng với các tác phẩm đầu tiên như “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, “Hệ tư tưởng Đức”, “Những nguyên lý của Chủ Nghĩa Cộng Sản”, sự ra đời của “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” (1848) đã đánh dấu sự ra đời của CNXHKH – học thuyết khoa học và cách mạng soi sáng con đường và quá trình chuyển biến cách mạng của loài người từ CHTB lên CNXH và CNCS. Lực lượng XH tiên phong và là động lực cơ bản nhất của quá trình ấy là giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH và CNCS trên phạm vi thế giới.

 

Câu 3: Điều kiện khách quan quyết định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân :

- Giai cấp công nâhn là giai cấp tiên tiến nhất; là con đẻ của nền công nghiệp hiện đại; là giai cấp sáng tạo, cải tiến và sử dụng công nghệ để sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống và làm giàu XH, là giai cấp có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật cao. Lao động cảu họ được XH hóa, quốc tế hóa ngày càng tăng.

- Giai cấp công nhân ngày nay được tri thức hóa ngày càng mạnh mẽ, là giai cấp chưa từng bóc lộc giai cấp nào, lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản phù hợp với lợi ích của các giai tầng khác, đi theo giai cấp công nhân thì XH ngày càng tiến tới giàu có và văn minh.

- Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức, kỷ luật cao do tính tất yếu kinh tế và kỹ thuật chi phối, được công nghiệp hiện đại tôi luyện làm cho giai cấp công nhân gắn bó với nhau trên một nguyên tắc tính tổ chức cao, tính kỷ luật chặt chẻ, do đó họ phải không ngừng được nâng cao trình độ.

- Trong khi bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp tư sản buộc phải đào tạo khoa học kỹ thuật cho công nhân. Trong quá trình cách mạng của mình, giai cấp tư ản đã lôi cuốn, tập hợp giai cấp công nhân trong đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến. Do đó, giai cấp công nhân học  được những trí thức và kinh nghiệm chính trị. Đặc biệt là vào thời diểm cao trà quyết liệt nhất thì một bộ phận tri thức tư ản đứng về phía giai cấp công nhân.

- Cuộc sống đô thị mở mang trí tuệ cho họ

- Có khả năng tập hợp, tổ chức các giai cấp bị áp bức tiến hành cách mạng, lật đổ CNTB và xây dựng CNXH.

Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để

- Do bị áp bức nặng nề trong cuộc đấu tranh chống lại tư sản, giai cấp công nhân không có gì để mất, nếu có mất chăng là xiềng xích, nô lệ đã trói buộc họ.

- Giai cấp công nhân chỉ được giải phóng khi xóa bỏ chế độ tư hữu và nhờ đó nó không chỉ xóa bỏ áp bức bóc lột mà còn xóa bỏ nguồn gốc cảu áp bức bóc lột.

- Trong khi tự giải phóng mình, giai cấp công nhân đồng thời giải phòng toàn xã hội

- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân  và giai cấp tư sản có biểu hiện về mặt chính trị xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn này không thể giải quyết triêt để trong không khổ CNTB. Họ phải đấu tranh lật đỗ CNTB.

- Sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn tất khi toàn thể xã hội được thoát khỏi tình trạng phân chia giai cấp và áp bức giai cấp. Như vậy muốn tự giải phóng, giai cấp công nhân phải đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội, giành toàn thắng lợi cho CNXH.

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết cao.

- Do trực tiếp diầu hành băng chuyền hiện đại, họ phải cần có ý thức kỷ luật cao.

- Bản thân đấu tranh chống giai cấp tư sản giúp công nhân ý thức sự kỷ luật, đoàn kết. Nơi nào có kỷ luật, đoàn kết tốt thì có thành công lớn, nếu kkông sẽ thất bại, trả giá bằng xương máu

- Sự quan lý chặt chẽ của nhà tư bản rèn luyện họ (tiền lương, buộc thôi việc….)

- Kỷ luật và đoàn kết là sức mạnh riêng của giai cấp công nhân. Là một diều kiện cơ bản bảo đảm sự thắng lợi cua giai cấp công nhân.

Có tính thống nhất đoàn kết cao

- Trong điều kiện giai cấp nông dân, giai cấp công nhân có chung địa vị kinh tế xã hội (bị giai cấp tư sản bóc lột) do đó mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân thống nhất trên thế giới.

- Bản thân giai cấp tư sản cũng là một lực lượng quốc tế. Do đó để dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giaicấp tư sản thì giai cấp công nhân đòi hỏi phải trở thành một lực lượng quốc tế.

- Tính thống nhất và quốc tế là một điều kiện cơ bản bảo đảm giai cấp công nhân ở mỗi nước dành được thắng lợi, hoàn toàn là sứ mệnh lịch sử của mình.

- Giai cấp công nhân ở các nước tư bản nói chung đều c1o địa vị kinh tế - xã hội giống nhau. Giai cấp công nhân không chỉ có trình độhội ngày càng cao ở mỗi nước mà còn có mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng.

- Họ có mục tiêu đấu tranh chung. Xóa bỏ chế đố áp bứcbóc lột TBCN, xây dựng chế độ XHCN không còn tình trạng người áp bức, bóc lột người.

- Giai cấp TS liên minh với nhau trên phạm vi toàn thế giới để chống lại cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức. Do đó giai cấp công nhân các nước phải đoàn kết lại, phải phối hợp đấu tranh trên phạm vi quốc tế.

Tóm lại: do nững diều kiện khách quan nêu trên quy định, trong tất cả các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là tực sự cách mạng, có khả năng và diều kiện xóa bỏ CHTB, xây dựng CNXH và CNCS.

 

Câu 4: Vai trò của Đảng cộng sản đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 

- Đảng chính trị đó là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với giai cấp công nhân đó là Đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí tuệ và lợi ích cảu giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc

- Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của tòan giai cấp và toàn bộ phong trào để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

- Giai cấp công nhân là cơ sở XH – giai cấp của đảng, là nguồn bổ sung lực lượng của đảng, đảng là đội tiên  phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc. Giữa đảng với giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên của đảng cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này.

- Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc; vì thế không thể lẫn lộn đảng với giai cấp. Đảng đem lại gíac ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đoàn kêt, nghị lực cách mạnh, trí tuệ và hành động cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của đảng nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cũng như mỗi người công nhân cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành về các mặt: tư tưởng, CT, lập trường giai cấp, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề……Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn thường xuyên phát triển vững mạnh….cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

 

Câu 5: Vì sao VN chuyển CM dân tộc dân chủ nhân dân lên CM XHCN là tất yếu

- Tính tất yếu chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định ngay trong cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Tính tất yếu này do bản chất và do sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN quy định.

- Sau Cách mạng tháng 8, dân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, đồng thời từng bước xoá bỏ sở hữu ruộng đất của chế độ phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân, hầm mỏ, nhà máy xí nghiệp cho công dân. Ngọn cờ XHCN đã quy tụ sức mạnh toàn dân giúp cuộc kháng chiến thắng lợi, giải phóng miền bắc, đưa miền bắc lên XHCN, vừa xây dựng XHCN miền bắc vừa chi viện cho công cuộc giải phóng miền nam thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH.

- Bên cạnh đó tình hình thế giới có những biến động, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cộng sản thế giới đang thoái  trào. CNTB đang có lợi thế về KT, quân sự và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, CNTB đang tích cực thay đổi hình thức bóc lột nhưng bản chất của CNTB vẫn không thay đổi, vẫn là nguyên nhân của đói nghèo, chiến tranh, khủng hoảng môi trường, ma tuý, tội phạm, khủng bố, xung đột quốc tế và xu hướng phản văn hoá phản đạo đức trên quy mô thế giới.

- VN vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH mà nhân dân ta lựa chọn từ năm 1930 đi theo con đường này. Mà đảng ta xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên XHCN:

Do nhân dân lao động làm chủ

Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lương sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Con người được giài phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân

Các dân tộc trong nước được hình thành bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cá các nước trên thế giới

 

Câu 6: Những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay, ý nghĩa nghiên cứu những đặc điểm đối với nước ta hiện nay

Thời đại là một khái niệm dùng để phân kỳ lịch sử XH, phân biệt nấc thang phát triển XH loài người.

a) Những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay:

- Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gây go trong phạm vi toàn thế giới, cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản diễn ra gây gắt, giai cấp tư sản tìm mọi cách để chia rẽ phá hoại phong trào công nhân, chúng dung túng dành những đặc quyền đặc lợi cho công nhân áo trắng, công nhân cổ cồn, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng những mâu thuẫn xung đột, sắc đột tôn giáo xảy ra phổ biến, chạy đua vũ trang và khủng bố gây ra hậu quả nặng nề cho nhiều nước.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới. Cuộc cách mạng này làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng cứ 10 năm đến 15 năm của cải của nhân loại tăng gấp 2 lần. Mức sống con người không ngừng nâng cao, cuộc cách mạng này tạo ra xu hướng toàn cầu hoá mọi mặc đời sống XH làm cho phân cực giàu nghèo giữa các nước càng tăng đòi hỏi phải nắm vững để thích ứng.

- Xuất hiện những vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác giải quyết: Tình trạng bùng nổ dân số, buôn bán ma túy và nghiện hút, các bệnh dịch hiểm nghèo đang là những nguy cơ toàn cầu cấp bách.

- Châu Á và Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động nhất nhưng đang tìm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định. Là khu vực tài nguyên còn nhiều và lao động rẻ và có nền nông nghiệp nhiệt đới cho nên tiền đề phát triển cao nhưng là khu vực gồm nhiều nền văn hóa, nhiều tôn giáo, nhiều tư tưởng, nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu tư đang tìm ẩn những nguy cơ xung đột và bất ổn định.

 

b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề thời đại ngày nay:

- Hòa bình ổn định để cùng phát triển: Sau các cuộc chiến tranh nhất là hai cuộc thế chiến các nước trên thế giới đều thấy được giá trị của hòa bình để phát triển kinh tế, phần lớn các nước đều đã dành ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế, tăng thêm tìm lực để giữ gìn hòa bình trong nước và trên thế giới.

- Gia tăng xu thế hợp tác giữa các quốc gia do khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ dẫn đến lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt tạo ra xu thế toàn cầu hóa buộc các quốc gia phải tham gia vào các quá trình này. Hình thức hợp tác rất đa dạng bao gồm hợp tác đa phương, song phương, hợp tác khu vực. Các tổ chức quốc tế tác động mạnh vào xu thế hợp tác giữa các nước Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngân hàng thế giới WB…..lĩnh vực hợp tác rất đa dạng bao gồm hợp tác KT,VH, thương mại, khoa học kỹ thuật…….

- Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức tự lực tự chủ tự cường: các dân tộc ý thức rõ rệt về quyền dộc lập dân tộc, tự quyết đi theo một tổ chức chính trị nào đó, tự do lựa chọn con đường phát triển để thực hiện quyền độc lập thì các nước nghèo chậm phát triển phải kiên trì cuộc đấu tranh với các nuớc giàu có đòi quyền bình đẳng, tôn trọng lợi ích quốc gia của họ.

- Các nước XHCN, các Đảng Cộng sản quốc tế kiên trì cuộc đấu tranh vì hòa bình tiến bộ và phát triển, tình hình quốc tế tuy có phức tạp nhưng vẫn theo xu hướng đấu tranh cho hòa bình, ổn định tiến bộ và phát triển. Các nước XHCN phải đấu tranh chống lại nhưng âm mưu phá loại của kẻ thù nhưng vẫn là lực lượng đi đầu nòng cốt trong tất cả các cuộc đấu tranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình tiến bộ trên thế giới.

- Các nước có chế độ chính trị khác nhau vưa hợp tác vừa đấu tranh để cùng tồn tại trong hòa bình: các nước XHCN có nhu cầu về vốn, về khoa học công nghệ, là thị trường lớn mà các nước tư bản nhắm vào; các nước tư bản cần thị trường lại có vốn và khoa học công nghệ vì thế có sự hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị và hệ tư tưởng đối lập tuy nhiên sự hợp tác này gắn liền với đấu tranh, vừa tạo ra thời cơ để phát triển nhưng cũng bộc lộ những khó khăn và thách thức, cuộc đấu tranh này hết sức gau go và phức tạp đòi hỏi cá đảng cộng sản và các nước XHCN phải khắc phục tình trạng quản lý yếu kém vươn lên để đưa đất nước phát triển, đồng thời các đảng cộng sản XHCN và các nước khác phải đoàn kết lực lượng, phài khắc phục các mâu thuẫn bất dồng để đưa dất nước tiến lên thực hiện các mục tiêu XHCN.

 

Câu 7: Tính tất yếu, đặc điểm, thực chất của thời k quá độ lên CNXH

 

Câu 8: Bản chất dân chủ XHCN. Đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hóa đời sống XH nước ta hiện nay

Bản chất dân chủ XHCN:

Bản chất CT: bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính tri của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn XH, nhưng không phỉa chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Do vậy, dân chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Bản chất KT: nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn XH đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Kinh tế XHCN cũng kế thứa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công…. đối với đa số nhân dân. Bản chất kinh tế chỉ được bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng co dời sống toàn XH, dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước XHCN.

Bản chất tư tưởng văn hóa: dân chủ XHCN kế thừa phát hu những tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hóa, vnă minh, tiến bộ XH…. mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Do đó đời sống tư tưởng – văn hóa của nền dân chủ XHCN rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng CNXH.

Đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hóa đời sống XH nước ta hiện nay

Một số vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc chung theo quan điểm của Đảng ta về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

- Đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức cán bộ và các mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị hợp pháp và đang có vai trò đối với cả nước ta. Vì thế không thay đổi mục tiêu, con đường XHCN – độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

- Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN thì những nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản vẫn được thực hiện ngày càng tốt hơn.

- Xuất pháp từ thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có đảng cộng sản VN lãnh đạo; từ so sánh lực lượng chính trị khách quan hiện nay ở nước ta và từ yêu cầu của nhân dân la ổn định để phát triển mà đảng, nhà nước và nhân dân ta không chấp nhận “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ttạo ra sự rối loạn XH, thiết hại lợi ích nhân dân. Đổi mới là mt quá trình có nội dung toàn diện đối với cà XXH ta, song có trọng điểm là trên cơ sở ổn định, phát triển KT và đời sống nhân dân, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu này càng cao của mọi lĩnh vực XH. Đổi mới trong sự ổn định để phát triển đất nứơc ta đi lên CNXH.

Trên cơ sở đó mà tiến hành thực hiện các nội dung:

Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng cộng sản VN:

- Xác định rõ và đúng đắn mục đích: đó là nhằm giử vững và nâng cao vai trò, năng lực, hiệu quả, uy tín của Đảng ta trong quá trình lãnh đaọ XH.

- Phương pháp lãnh đạo: là phương pháp giáo dục – tuyên truyền lý luận, nhận thức; phương pháp tổ chức thực tiển; phương pháp kiểm tra và phương pháp nêu gương thể hiện qua đường lối cách mạng, chủ trương lớn, chiến lược và phương pháp cách mạng.

Cải cách nhà nước

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cảu mặt trn tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: các tổ chức này cần qaún triệt chức năng nhiệm vụ cơ bản cảu mình trong quá trình đổi mới,cải cách là vừa bảo vệ những lợi ích chính đáng của các thành viên vừa tập hợp, vận động đoàn kết, giúp đỡ nhau.. chấp hành tốt đường lối cách mạng của đảng, luật pháp, chính sách của nhà nước… vì lợi ích của mình và của toàn dân tộc.

 

Câu 9: Những xu hưng và tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu XH giai cấp trong quá trình xây dựng CNXH

a) Xu hướng chủ yếu:

- Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất. Xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao. Với chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa chế độ sở hữu, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, liên kết, liên doanh trong sản xuất khinh doanh, tạo diều kiện cho các thành phần XH tồn tại bên nhau, xích lại gần nhau, đan xen lẫn nhau để cùng phát triển.

- Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này thể hiện thông qua việc phát triển cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt giữa các lực lượng XH trong quá trình lao động. Từ đó tạo điều kiện cho xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế.

- Sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các giai cấp và tầng lớp. Xu hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đến việc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

- Sự xích lại gần nhau về tiến bộ về đời sống tinh thần giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này tểh hiện trực tiếp thông qua cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Từ đó tác động đến sự xích lại gần nhau và xóa bỏ dần mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Những xu hướng trên đây không tàch rời nhau và được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của XH.

b) Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu XH – giai cấp:

- Sự biến đổi cảu cơ cấu XH – giai cấp gắn liền và được quy định bởi biến động cơ cấu kinh tế, cụ thể là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính, KT – XH. Yếu tố kinh tế luôn giữ vai trò quyết định đối với các vấn đề XH trong thời kỳ quá độ tồn atị nhiều tàhnh pầhn kinh tế tất yếu đưa tới cơ ấu XH – giai cấp đa dạng và phức tạp. Trong thời kỳ này có những giai cấp, tầng lớp của cơ cấu XH – giai cấp mới và cũ, có đông đảo nhân dân lao động và tồn tại một bộ phận của giai cấp, tầng lớp bóc lột. Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ tuy vận dộng theo cơ chế thị trường song có sự quản lý cảu nhà nước theo định hướng XHCN. Về mặt chủ quan, cơ cầu XH – giai cấp mới hình thành lại tác động trực tiếp tới sự củng cố và phát triển cơ cấu kinh tế mới.

Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen, đấu tranh với nhau. Cơ cấu XH – giai cấp luôn biến đổi trong mọi XH. Do đặc điểm của thời kỳ quá độ, quá trình biến đổi cơ cấu XH – giai cấp cũ ang cơ cấu XH – giai cấp mới là quá trình liên tục, đa dạng, phức tạp và mạnh mẽ. Quá trình này sẽ dần dần ổn định vào giai đoạn sau khi nền kinh tế ổn định, lực lượng sản xuất đã phát triển và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được những kết quả cơ bản.

Cơ cấu XH – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH biến động và phát triển trong mối quan hệ vừa có mâu thuẫn, vừa có mối quan hệ liên minh với nhau, tiến tới xóa bỏ hiện tượng bất bình đẳng trong XH, đưa đến xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong XH, đặc biệt là công nhân, nông dân, trí thức. Mức độ và quá trình biến đổi này phụ thuộc vào diều kiện kinh tế - XH của đất nước ở mỗi giai đoạn cụ thể. Mâu thuẫn và liên minh thể hiện tính độc lập tương đối và tính phát triển đa dạng cảu các giai tầng XH tạo nên sự hợp tác, xích lại gần nhau giữa các giai tầng cơ bản trong XH, xóa dần những quan hệ bóc lột giửa người với người.

- Xu hướng phát triển cơ cấu XH – giai cấp ở VN trong thời kỳ qúa độ mang tính đa dạng và thống nhất. Tính đa dạng thể hiện ở sự tồn tại các giai cấp, tầng lớp, các nhóm XH trong nền kinh tế nhiều thành phần và ngay cả trong cơ cấu của mỗi giai tầng đó cũng mang tính đa dạng và có sự thay đổi, vận động nhanh chóng để tiến tới sự ổn định tương đối ở các giai đoạn cuối của thời kỳ quá độ. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ trong cơ cấu XH – giai cấp ấy, giai cấp công nhân, lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất giữ vai trò chủ đạo trong quá trình cài biến XH. Điều này thể hiện ở chỗ giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng với cơ cấu hợp lý. Đồng thời vai trò chủ đạo đó chỉ còn thể hiện ở sự phát triển của mối quan hệ liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tổ chức ngày càng giữ vị trí nền tảng chính trị - XH của nước ta. Từ đó tạo nên sự thống nhất của cơ cấu XH – giai cấp trong suốt thời kỳ quá độ.

 

Câu 10: Nôi dung cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản do Lênin nên ra. Liên hệ việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

a) Nội dung cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản do Lênin nêu ra:

Căn cứ lý luận và thực tiễn để Lênin để ra chính sách dân tộc:

- Căn cứ lý luận của CH Mac và Angghen về vấn đề dân tộc. Dựa vào sự phân tích hai xu hướng phát triển của phong trào dân tộc và mối quan hệ với dân tộc và giai cấp.

- Dân tôc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử dựa tr6en cơ sở có chung tiếng nói (ngôn ngữ), lãnh thổ, nển kinh tế và tâm lý biểu hiện trong nền văn hóa.

- Dựa vào những kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc của các nước trên thế giới, nhất là từ khi CNTB trở thành CNĐQ, Lênin đã khái quát thành cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản như sau: “ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”

Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin:

Trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới dù lớn, dù nhỏ đã phát triển hay đang phát triển bình đẳng với nhau về mọi mặt trong đời sống và hoạt động quốc tế, không có đặc quyền đặc lợi cho bất kỳ quốc gia dân tộc nào.

- Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải thể hiện trong thực tế bằng những nổ lực khắc phục sự chênh lệch về mọi mặt giữa các thành phần dân tộc. Tôn trọng lợi ích, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của mọi dân tộc.

- Đây là quyền thiêng liêng đối với mọi dân tộc, kể cả bộ tộc, là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng (mọi dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào giữ đặc quyền đặc lợi về địa vị KT, CT, VH….. trong quan hệ XH cũng như quan hệ quốc tế), không dân tộc nào được cho phép mình đi xâm lược, nô dịch các dân tộc khác, không có dân tộc thương đẳng và hạ đẳng. Được pháp luật bảo vệ và phải phấn đấu khắc phục sự chênh lệch giữa các thành phần dân tộc do lịch sử để lại.

- Trên bình diện quốc tế, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc phải gắn với cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa APACTHAI), chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chủ nghĩa phát xít cũ và mới, chủ nghĩa thực dân cũ và mới dưới mọi hình thức. Chống sự áp bức, bóa lột nặng nề của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.

- Xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc

- Có thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc thì mới thực hiện được quyền dân tộc tự quyết và đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.

- Bình đẳng là nguyên tắc hàng đầu trong các mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế.

Các dân tộc có quyền tự quyết: là quyền các dân tộc được quýêt định vận mệnh của dân tộc mình. Thể chế chính trị, KT, quyền lựa chọn con đường đi lên để đạt tới phần vinh của dân tộc mình. Không có bất kỳ sự can thiệp nào bên ngoài.

- Trước hết là quyền tự quyết về CT, thành lập một quốc gia dân tộc độc lập. Đây là quyền thiêng liêng cơ bản của mỗi dân tộc mà không ai được can thiệp, cưỡng bức áp đặt. Là quyền tự quyết về mặt chính trị, thể chế nàh nước, bao hàm cả quyền liên hiệp hay phân lập.

Quyền phân lập là quyền tách ra khỏi một liên bang hoặc một khối liên hiệp để thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền riêng.

Quyền liên hiệp là quyền liên hiệp lại với một hoặc nhiều dân tộc khác để thành lập một liên bang thống nhất gồm nhiều dân tộc trên cơ sở tự nguyện

- Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc cần lưu ý là những phong trào tự quyết chân chính cũng có những phong trào tự quyết là giả. Chân chính là xuất pháp từ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của dân tộc đó. Phong trào giả hiệu chỉ là xuất phát từ lợi ích của một thiểu số hoặc thế lực bên ngoài. CNXH và những người cộng sản ủng hộ những phong trào tự quyết chân chính và phản đối tất cả phong trào giả hiệu.

- Thực hiện quyền làm chủ của một dân tộc, tự mình quyết định vận mệnh dân tộc mình. Giải phóng cho các nước thuộc địa và phụ thuộc ách thống trị thực dân

- Cần đứng trên lập trường giai cấp công nhân. Triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhằm đàn áp các lực lượng tiến bộ đòi ly khai.

Liên hiệp công nhân các dân tộc:

- Phản ánh bản chất và xu hướng khách quan của phong trào công nhân

- Là một nguyên tắc chiến lược vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thắng lợi của phong trào công nhân của quyền thực hiện bình đẳng và tự quyết của mỗi dân tộc

- Phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để dành thắng lợi.

- Giai cấp tư ản trên thế giới thành lực lượng thế giới do nên giai cấp công nhân ở các nước nhất thiết phải liên kết, phải doàn kết lại mới có đủ lực lượng để đương đầu với thế lực quốc tế đó.

Tóm lại, vấn đề dân tộc của Mac – Lenin là một chỉnh thể thống nhất cà ba nội dung trên, là nền tảng tư tưởng, định hướng cho các Đảng Cộng Sản và các nhà nước XHCN trong việc hoạch định, thực thi chính sách dân tộc trong và ngoài nước.

b) Tình hình tại VN:

VN là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em phân bố khắp cả nước. Dân tộc thiểu số chiếm khỏang 13% dân số.

Các dân tộc sống ở VN có tính đoàn kết, gắn bó chung sức chung lòng với nhau với cả nước trong lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, ở VN không có hận thù xung đột dân tộc

Các dân tộc thiểu số cảu VN sống rải rác dọc theo đất nước, xen kẻ trong nhiều vùng đất nước. Giữa  các thành phầndân tộc ở VN còn có sự chênh lệch về trình độ học vấn, kinh tế giáo dục ý tế cơ sở hạ tầng.

Các dân tộc thiểu số ở VN mặc dù sống rải rác dọc theo đất nước nhưng nhìn chung tập trung hơn cả ở những địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế an ninh quốc phòng. Đó là núi rừng cao nguyên, biên giới hải đảo (về kinh tế : đây là những vùng giàu tài nguyên khoáng sản, lâm sản, động thực vật, thủy điện, du lịch. Về an ninh quốc phòng: các thế lực đối lập, xâm lược và phản động dựa vào núi rừng, biên giới hải đảo). Các thế hệ trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách phá vở khối đại đoàn kết dân tộc.

c) Chính sách của Đảng ta:

Đối nội: đối với các thành phần trong nước

Củng cố tăng cường phát huy hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc để xây dựng, bảo vệ thành công thành quả CNXH

Tôn trọng và bảo đảm quyền bình đẳng giữa các thành phần dân tộc thông qua việc phấn đấu, khắc phục dần sự chênh lệch về trình độ mọi mặt giữa các thành phần dân tộc đồng thời tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của mọi thành phần dân tộc

Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để người dân các dân tộc thiểu số có thể khai thác và phát huy có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh của mình góp phần làm giàu cho bản thân, địa phương, và góp phần làm giàu cho đất nước như xây dựng đường xá, cầu cống……. , cải tiện đời sống cho các dân tộc, phát triển giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc.

Kiên quyết đập tan âm mưu và hành động lợi dụng vấn đề dân tộc và những ý đồ chính trị xấu gây chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.

Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo  nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ trong vùng dân tộc ít người

Tiếp tục thực hiện chính sách đòan kết, bình đẳng, tương trợ trong vùng đồng bào

Phát triển kinh tế hàng hóa thị trường ở vùng đồng bào các dân tộc

Đối ngoại: luôn hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới

 

Câu 11: Nguồn gốc và tính chất tôn giáo. Vì sao dưới CNXH tôn giáo còn tồn tại. Chính sách XH Nhà nước quản lý tôn giáo

Nguồn gốc tôn giáo:Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử XH loài người, hoàn thiện và biến đổi cùng sự phát triển của các quan hệ KT, CT, XH. Sự xuất hiện và biến đổi đó gắn liền với các nguồn gốc sau:

a)     Nguồn gốc KT – XH:

Trong xã hột cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn. Vì vậy, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.

Khi XH xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát hoặc của thế lực nào đó của XH. Không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác…… và của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người thường hướng niềm tin ảo tưởng vào “thế giới bên kia” dưới hình thức tôn giáo

Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về KT, áp bức về CT, thất vọng, bất lực trước những bất công XH là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

b)    Nguồn gốc nhận thức:

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, XH và bản thân mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phá những điều chưa biết. Song  khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn luôn tồn tại; điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.

Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức cả con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hóa thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái quát hóa, trừu tượng hóa đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hóa, cường điệu hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.

c)     Nguồn gốc tâm lý:

Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra thần linh”, Lênin cho rằng: sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của TB……, sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong….., dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và XH, tín ngưỡng, tôn giáo làm nảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo.

Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vằng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tn, vẫn bám víu vào. Mac cho rằng: “tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái Xh không tinh thần.

Tính chất của tôn giáo:

a)     Tính lịch sử

Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù tôn giáo tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định.

Tôn giáo là sản phẩm cảu lịch sử. Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi phù hợp với kết cấu chính trị và Xh của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên và XH thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống XH và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi con người. Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ còn là một quá trình phát triển rất lâu dài của XH loài người.

b)    Tính quần chúng của tôn giáo:

Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo. Hiện nay tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếu chỉ tính các tôn giáo lớn đã có tới 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo). Mặt khác, tính quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con ngừơi niềm tin vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên ka, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những ngừoi bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái…… Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhânđạo và hong71 thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

c)     Tính chính trị của tôn giáo:

Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mnang tính chính trị. Tình chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi H đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích, các giai ấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp không chỉ thể hiện tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia…… mà còn có tổ chức quốc gia – đó là nhiều tổ chức quốc tế của các tôn giáo với vai trò , thế lực không nhỏ tr6en toàn cầu và với những trang bị hiện đại tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý….. mà cả trong CT, KT, VH, XH. Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực CT – XH lợi dụng cho thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Vì sao dưới CNXH tôn giáo còn tồn tại: Các tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài trong các nước XHCN là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và XH đến nay KH chưa giải thích được

Hiện nay, nhân loại đã được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới…..đã giúp con người có thêm những khả năng để nhận thức XH và làm chủ tự nhiên. Song thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn, thế giới còn nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa  thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, XH đôi khi rất nghiêm trọng còn tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào Thần, Thánh, Phật…. chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong XH, trong đó có nhân dân các nước XHCN.

Nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân.

Trong mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH, thì ý thức XH bảo thủ hơn so với tồn tại XH, trong đó tôn giáo lại là một trong những hình thái ý thức XH bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ đến mức rở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống. Cho nên dù có thể có những biến đổi lớn về KT, CT, XH… thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến bộ của những biến đổi KT, XH mà nó phản ánh.

Nguyên nhân chính trị - xã hội: trong các nguyên tắc tôn giáo có những diểm còn phù hợp với CNXH, với đường lối chính sách của Nhà nước XHCN. Đó là mặt giá trị đạo dức văn hóa của tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Dưới CNXH, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng “đồng hành với dân tộc” sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”…. Nhà nước không ngừng nâng cao địa vị, tính tích cực XH của những người có đạo bằng cách tạo điều ki6ẹn để họ tham gia ngày càng nhiều vao các hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, nhà nước XHCN làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo XHCN và CNXH đang hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi người dân.

Cuộc đấu tranh giai ấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hính thức vô cùng phức tạp; trong đó các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tôc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ…còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo…..cùng với những mố đe dạo khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.

Nguyên nhân kinh tế: trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành phần KT vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau của các giai tầng XH, sự bất bình đẳng về KT, CT, Vh, XH…. Vẫn là một thực tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó đã làm cho con người có tâm lý, thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

Nguyên nhân về văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo dức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa , bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH như một hiện tượng XH khách quan.

Chính sách nhà nước quản lý tôn giáo:

- Thực hiện quyền tư do tín nguỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về CT, trật tự và an toàn XH. Trên cơ sở đó, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.

- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xư hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng tòan dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập

- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các tếh lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống alị sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống CNXH.

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.

Như vậy, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội vừa có mặt đối ngoại. Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cà hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Nhà nứơc thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua chính sách, pháp luật, các đoàn thể nhân dân và mặt trận t quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây dựng cuộc sống.

 

Câu 12: Vai trò, vị trí gia đình trong XH. Nêu ý nghĩa của vic xây dựng gia đình tiến bộ ở nước ta hiện nay.

Vai trò, vị trí của gia đình trong XH.

a)     Sự phát triển của XH quy định hình thái, quy mô và kết cấu gia đình

- Gia đình là tế bào của XH: mỗi gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì cả cộng đồng và XH tồn tại và vận động một cách êm thấm. Mục đích chung của sự vận động biến đổi của XH trước hết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên XH và mỗi gia đình – tổ chức và thiết chế XH đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ cảu mỗi công dân và thành viên XH.

- Tính chất quyết định của trình độ phát triển KT – XH đối với uqa mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình: trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy, chiến hữu nô lệ, phong kiến, TBCN, XHCN đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu  cũng như tính chất gia đình. Từ gia đình tập thể - quần hôn với các hình thức huýêt thống, đối ngẫu, gia đình cặp đôi bước sang hình thức gia đình cá thể, một vợ một chồng bất bình đẳng chỉ về phía người phụ nữ, người vợ sang gia đình một vợ một chồng ngày càng bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các thành viên trong gia đình.

- Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù củaXH, là cầu nối giữa các thành viên gia đình với XH: Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của XH, gia đình được coi là thiết chế cơ sở đầu tiên, nhỏ nhất. sự vận động biến đổi của thiết chế tuân thoe những quy luật chung của cả hệ thống. nhưng thiết chế ấy vận động biến đổi còn trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi nền văn hóa, mỗi vùng và địa phương khác nhau và được bộc lộ,thể hiện ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự “giao thoa” của mỗi cá nâhn và mỗii gia đình.

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của XH: Từ thuở lọt lòng cho đến suốt cuôc đời, mỗi thành viên được nuôi dưỡng, chăm sóc để trở thành công dân cảu XH, lao động cống hiến và hưởng thụ, đóng góp cho XH trước hết và chủ yếu thông qua gia đình và với gia đình. Sự yên ổn, hạnh phúc mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của XH

b)     Các chức năng XH cơ bản của gia đình:

- Chức năng tái sản xuất ra con người: Tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động chho XH. Vì vậy sinh đẻ của mỗi gia đình không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là một nội dung quan trọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Chiến lược về dân số hợp lý sẽ trực tiếp tạo ra một cách có kế hoạch nguồn nhân lực mới phù hợp với yếu cầu phát triển KT – XH , là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của phát triển KT, VH, XH.

- Chức năng KT và tổ chức đời sống XH: hoạt động KT va tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình. Hoạt động KT, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có họat động SXKD và họat động tiêu dùng để thỏa mãn các yêuu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình. thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình.

- Chức năng giáo dục của gia đình: nội dung cảu giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cà giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo dức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cọng đồng. Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương pháp nên gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống. Giáo dục gia đình luôn trở thành bộ phận quan trọng, hơp thành giáo dục nói chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ thời đại nào, khi XH còn giai cấp và phân chia giai cấp.

- Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm gia đình: Nếu trình độ SXKD, hoạt độnh KT và tổ chức đời sống gia đình là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính VH – XH của gia đình. Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc.

Gia đình là một thiết chế đa chức năng. Mọi thành viên gia đình, tùy thuộc vị thế, lứa tuổi….đều có quyền và nghỉa vụ thực hiện các chức năng nói trên.

Nêu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình tiến bộ ở nước ta hiện nay:

- Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải tr6en cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống VN, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.

- Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn.

- Gia đình mới ở VN được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ XH.

- Xây dựng gia đình mới ở VN hiện nay gắn liền với hình thành và xác lập,củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thíêt chế, tổ chức ngoài gia đình.

- Xây dựng gia đình ở VN hiện nay là xây dựng gia đình nó ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đây chính là mục tiêu, là chuẩn mực cơ bản mà chúng ta cần xây dựng, là đích hướng tới hiện nay của mỗi gia đình ở  nước ta. No ấm được hiểu là sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình, mỗi thành viên gia đình, là kết quả của sự lao động cần cù, áng tạo, chính đáng của gia đình và thành viên gia đình. Trong gia đình, cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là dân chủ, bình đẳng giữa nam – nữ, cha mẹ - con cái, tạo sự nề nếp, hòa thuận, kỷ cương mới trong gia đình. sự tiến bộ của gia đình về mọi mặt dưa trên sự tiến bộ của mỗi thành viên và gắn liền với sự phát triển về mọi mặt của XH. Gia đình hạn phúc không chỉ là no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ mà còn là tổng thể những nét đẹp trong đời sống VH tinh thần mỗi gia đình, trong quan hệ XH, quan hệ giữa các thành viên trong từng gia đình.

 

Câu 13: Vai trò, vị trí nguồn lực con người trong quá trình xây dựng CNXH. Những phương hướng, giải pháp phát huy nguồn lực con người ở nước ta. 

Vai trò, vị trí nguồn lực con người trong quá trình xây dựng CNXH.

CNXH có được vây dựng thành công hay không, tùy thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con ngừơi hay không? Hồ Chí Minh đã khẳng định “Muốn xây dựng thành công CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. Nghiên cứu vai trò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản sau:

a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực KT:

Trong bất cứ XH nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao, thí vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất. Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người alo ôđng5 làm việc có hiêu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.

b)     Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị

- Xét nguồn lực con người trên phương diện này, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh.Cán bộ nàh nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và tực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ.

- Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân , vì dân; trong qua 1trình đấu tranh bào vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.

c)     Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa:

- Dưới CNXH nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống VH XH. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho quần chúng nhân dân.mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

- Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của đất nước, của nhân loại.Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng , có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học cảu đất nước.

- Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càg mở rộng, trình độ tri thức của mỗi con người về văn hóa sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giảu cho nền văn hóa dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.

Như vậy, con ngừoi không ch là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của XH

  Những phương hướng, giải pháp phát huy nguồn lực con người ở nước ta. 

a)     Phương hướng:

- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế đất nước: công nghiệp hóa , hiện đại hóa với nội dung chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí máy móc, vừa tạo ra những diều kiện để nâng cao mức sống nhân dân, tạo điều kiện cho XH và gia đình quan tâm tới giáo dục nhiều hơn. Đồng thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đặt ra những yêu cầu, những thách thức buộc người lao động phải phấn đấu vươn lên, nếu họ không muốn bị thải loại khỏi dây truyền sản xuất.

- Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách XH phù hợp: phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện chính sách XH. Thực hiện tốt chính sách XH, thực hiện công bằng trong phân phối, chăm lo tới người lao động, tạo điều kiện cho ngừơi lao động học tập phấn đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho XH sẽ góp phần to lớn phát triển KT của đất nước.

- Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ XHCN: chế độ XHCN là chế độ XH do nhân dân lao động làm chủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng…. Do vậy, XH phải tạo ra những điều kiện cho người lao động tham gia tích cực vào công việc quản lý XH, quản lý KT, quản lý nhà nước, thông qua đó mà họ tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ cho XH.

b) Giải pháp:

Trong lĩnh vực KT:

Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Gắn người lao động với tư liệu sản xuất, thực hiện giao đất giao rừng cho nông dân

Tạo điều kiện, cơ chế để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình phát triển XH của đất nước, địa phương, của doanh nghi6ẹp

Phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm công dân

Trong lĩnh vực XH:

Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Khắc phục tình trạng tr6en lệch trong sự phát triển giữa các vùng miền, ngành nghề, giữa các giai cấp các tầng lớp XH.

Xóa bỏ các tập quán, các hủ tục lạc hậu

Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo:

Đổi mới phương pháp giáo dục

Kết hợp giữa giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội

Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, ý thức công dân

Trong lĩnh vực chính trị:

Tăng cường giáo dục CN Mac –Lenin, hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước cho cán bộ Đảng viên, nhân dân

Tăng cường những hoạt động giám sát của nhân dân

Thiết lập những cơ chế để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình

Trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng: tăng cừong công tác quản lý của nhà nước trong các phong trào hoạt động văn hóa VN

nguon VI OLET