CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 8

Chương I: Khái quát cơ thể người

-          Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân

-          Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

-          Cơ quan nằm trong khoang ngực: tim, phổi

-          Cơ quan nằm trong khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

 

Hệ cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Cơ và xương

Vận động cơ thể

Hệ tiêu hóa

Miệng, ống tiêu hóa, và các tuyến tiêu hóa

Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch

Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vân chuyển chất thải, CO2

Hệ hô hấp

Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi

Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thàn kinh và hạch thần kinh

Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan

 

Cấu tạo của tế bào:

 

Các bộ phận

Các bào quan

Chức năng

Màng sinh chất

 

Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

Chất tế bào

 

Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

 

Lưới nội chất

Tổng hợp và vận chuyển các chất

Riboxom

Nơi tổng hợp protein

Ti thể

Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

Bộ máy Gôngi

Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

Trung thể

Tham gia quá trình phân chia tế bào

Nhân

 

Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

 

Nhiễm sắc thể

Là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền

 

Nhân con

Tổng hợp ARN riboxom (rARN)

 

Mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào:

-          Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sắc thể qui định đặc điểm cấu trúc của protein được tổng hợp trong tế bào ở riboxom. Như vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống

1


 

Chứng minh Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:

- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phần chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản của cơ thể. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đợn vị chức năng của cơ thể.

 

Thành phần hóa học của tế bào: gồm chất vô cơ và hữu cơ:

-          Hữu cơ:  + Protein: Cacbon (C ), oxi (O), hidro (H) nito (N), lưu huỳnh (S), photpho (P), trong đó nito là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.

+ Gluxit: gồn 3 nguyên tố là: C,H,O trong đó tỉ lệ H:O là 2H:1

+  Lipit: gồm 3 nguyên tố: C, H, O trong đó tỉ lệ H:O thay đổi theo từng loại lipit

+ Axit nucleic gồm 2 loại: ADN (Acid deoxyribonucleic) và ARN (AXIT RIBÔNUCLÊIC)

 

-          Chất vô cơ: các loại muối khoáng như Canxi(Ca), kali (K), natri(Na), sắt (Fe), đồng (Cu)

 

 

Mô biểu bì

Mô liên kết

Mô cơ

Mô thần kinh

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào xếp xít nhau

Tế bào nằm trong chất nền

Tế bào dài, xếp thành từng bó

Noron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh

Chức năng

Bảo vệ, hấp thụ, tiết ( mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản)

Nâng đỡ ( máu vận chuyển các chất)

Co dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể

Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin, điều hòa các hoạt động các cơ quan

 

Mô là gì? Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa,có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định.

 

So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mơ đó:

 

Vị trí của mô:

+  Mô biểu bì phủ phần ngoài cơ thể, lót trong các ống nội quan

+ Mô liên kết: dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương

 

 

 

Mô biểu bì

Mô liên kết

Mô cơ

Mô thần kinh

Đặc điểm cấu tạo

Tế bào xếp xít nhau

Tế bào nằm trong chất nền

Tế bào dài, xếp thành từng bó

Noron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh

 

 

Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?

 

Đặc điểm cấu tạo:

1


 

Cơ vân

Cơ trơn

Cơ tim

Số nhân

Nhiều nhân

Một nhân

Nhiều nhân

Vị trí nhân

Ở phía ngoài sát màng

Ở giữa

Ở giữa

Có vân ngang

không

 

-          Phân bố: cơ vân gắn với xương tạo nên hệ cơ xương. Cơ trơn tạo nên thành nội quan, cơ tim tạo nên thành tim

-          Khả năng co dãn: tốt nhất là cơ vân, đến cơ tim, kém hơn là cơ trơn

 

Máu thuộc loại mô gì? Vì sao?

- Máu thuộc loại mô liên kết, vì máu sản sinh ra chất không sống ( chất cơ bản, chất nền) là huyết tương

 

Nêu chất năng của noron

-          Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh

-          Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền đi dọc theo sợi trục

 

Có mấy loại noron?

-          noron huong tam: có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh

-          noron trung gian: nằn trong trung uong thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các noron

-          Noron li tâm: có thân nằm trong trung ương thần kình ( hoặc hạch sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng, truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng

 

Phản xạ là gì?

-          Phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường trong hoặc mội trường ngoài thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

 

Cung phản xạ là gì?

-          Là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng

Vòng phản xạ là gì?

-          Cơ thể biết được các phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ có luồng thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tầm về trung ương thần kinh. Nếu chưa đáp ứng đúng được yêu cầu trả lời kích thích thì trung ương thần kinh tiếp tục phát lệnh điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời

-          Như vậy, phạn xả được thực hiện 1 cách chính xác là nhờ có các luồng thông tin ngược báo về trung ương để điều chỉnh phản xạ tạo nên vòng phản xạ.

 

 

 

 

 

Chương 2: Vận động

Khái quát chung:

-          Bộ xương gồm có 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.

1


-          Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo tra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, xương hàm bớt thơ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các vận động ngôn ngữ.

-          Cột sống gồm niều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cốt sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi.Xương tay và chân có các phần tương ứng ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau cho phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động

 

Chức năng của bộ xương:

-          là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được. Xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm  sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương

 

Những điểm khác nhau giữa xương người và xương tay là:

-          Xương chi trên gắn với cột sống nhờ xương đai vai, xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế đứng thẳng và lao động mà đai vai và đai hông phân hóa khác nhau.

-          Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả. Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.

-          Xương cổ tay, xương bàn tay, và xương cổ chân, xương bàn chân cũng phân hóa. Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt. Xưởng cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm là cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn.

 

Nêu rõ vai trò của từng loại khớp:

-          Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan ( hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ ( xương chậu)

-          Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ ( khoang ngực). ngoài ra còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.

-          Khớp động đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân

 

Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau ra sao? Bì sao có sự khác nhau đó:

-          Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.

-          Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.

Nêu đặc điểm của khớp bất động:

-          Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.

 

Phân biết các loại xương:

Có 3 loại:

-          Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ trẻ em và chứa mỡ vàng ở người lớn: xương ống tay, xương đùi……..

-          Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay

-          Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.

 

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài:

1


các phần của xương

cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

Sụn bọc đầu xương

Giảm ma sát trong các khớp xương

 

Mô xương xốp gồm các nan xương

Phân tán lực tác động

 

 

Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương

Màng xương

Giúp xương phát triển to về bề ngang

 

Mô xương cứng

chịu lực, đảm bảo vững chắc

 

Khoang xương

Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn

 

Cấu tạo xương ngắn và xương dài:

-          không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa tủy đỏ.

 

Sự to ra và dài ra của xương:

-          Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương

-          Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương làm xương dài ra. Đến tuổi trưởng thành, sự

 

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?

-          Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

-          Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.

 

Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?

-          Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở

 

Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:

-          Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết. hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ

-          Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau.

-          Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

 

Cơ chế phản xạ của sự co cơ:

-          Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại.

 

Sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu ( cơ gấp) và cơ ba đầu ( cơ duỗi) ở cánh tay:

-          Cơ nhị đầu ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước. cơ tam đầu co thì duỗi cẳng tay ra.

-          Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại.

1


Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? Vì sao?

-Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối da

- Cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ ( trường hợp người bị liệt)

 

Khi đi hoặc đứng, có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích,

-          Khi đi hoặc đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co, nhưng không tối đa. Cả 2 cơ đối kháng tạo ra thế cân bằng cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rời vào chân đế.

 

Công là gì? Sử dụng khi nào?

-          Khi cơ co tạo 1 lực tác động lên vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 cung.

-          Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động

 

Khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

-          Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng 1 vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải

 

Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

-Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.

- Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi trong thời gian dài sẽ tích tụ axit lactic đầu độc cơ, dẫn tới sự mỏi cơ.

 

Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

4 yếu tố:

- Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn

- Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co mạnh hơn

- Lực co cơ

- Khả năng dẻo dai bền bỉ: làm việc lâu mệt mỏi

 

Những hoạt động nào được gọi là sự luyện tập cơ?

-          thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ,

-          tham gia các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn……một cách vừa sức

-          tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực

 

Khi bị mỏi cơ cần làm gì?

-          nghỉ ngơi , thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh

-          Sau hoạt động chạy ( khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

 

Trong lao động cần có những biên pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

-          cần làm ciệc nhịp nhàng, vừa sức

-          cần có tinh thần thoải mai, vui vẻ

 

Luyện tập thường xuyên có tác dụng dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với cơ thể?

-          tăng thể tích của cơ

-          tăng lực  co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó năng suất lao động cao.

-          Làm xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối

-          Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa

1


-          Làm cho tinh thần sảng khoái

 

Nêu các phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

-          Thường xuyên lao động,  tập thể dục thể thao

 

 

 

Sự khác nau giữa bộ xương người và bộ xương thú:

 

Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

Tỉ lệ sọ/ mặt

lớn hơn

nhỏ hơn

Lồi cằm xương mặt

phát triển

không có

Cột sống

Cong ở 4 chỗ

Cong hình cung

Lồng ngực

Nở sang 2 bên

nở theo chiều lưng-bụng

Xương chậu

Nở rộng

Hẹp

Xương đùi

Phát triển, khỏe

Bình thường

Xương bàn chân

Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm

Xương ngón dài, bàn chân phẳng

Xương gót

Lớn, phát triển về phía sau

nhỏ hơn

 

Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?

-          đó là các đặc điểm về cột sóng, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm về khớp tay, chân.

 

Trình bày những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người:

-          Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi.

-          Người có tiếng nói phong phú là nhờ cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm]

 

Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

-          Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí

-          Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitaminD  mà cơ thể có thể chuyển hóa canxi tạo ra xương)

-          Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.

 

Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì?

-          Khi mang vác vật nặng, ko nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân

-          Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cuối gò lưng, không nghiêng vẹo.

1


Chương III: Tuần Hoàn

-          Máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi vì mang nhiều khí oxi, máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm

 

Nêu cấu tạo của máu:

Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu:

-          Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, chất thải của tế bào, muối khoáng

-          Các tế bào máu gồm:

+ Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân

+ Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và môno: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân

+ Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.

 

Khi cơ thể bị mất nước nhiều, máu có thể lưu thông trong mạch dễ dàng không? Vì sao?

-          Máu sẽ khó khăn lưu thông trong mạch vì khi đó, máu sẽ đặc lại.

 

Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương.

- Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2

- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

 

Môi trường trong của cơ thể gồm có những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

-          Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.

-          Quan hệ của chúng:

+ Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô

+ Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

 

Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?

-          Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào

 

Các tế bào cơ, não……của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?

- Các tế bào cơ, não……do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

 

Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

-          thông qua môi trường trong của cơ thể.

     - Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiếp.

 

Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?

-          Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả nangf8 kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn…..

-          Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

1


-          Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa,

 

Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

-          Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là: bạch cầu trung tính và đại thực bào.

 

Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

-          Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên

 

Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nào?

-          Tế bào T đã tiếp nhận, tiếp xúc với chúng, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.

 

Miễn dịch là gì? Có mấy loại?

-          miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.

Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:

-          Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.

-          Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh

 

Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

-          Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu

 

Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

-          liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu

 

Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

-          Đông máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.

 

Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?

-          là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

 

Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?

-          Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

-          Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

 

Sự đông máu:

-          Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ )

 

Nguyên tắc truyền máu:

1


-          Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.

 

Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn:

-          Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.

-          Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải

 

Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

-          tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

-          hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nĩ)

 

Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu:

-          lưu chuyển máu trong toàn cơ thể

 

Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ:

-          Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể ( nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu ( tĩnh mạch dưới đòn)

-          Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể.

 

Nhận xét vai trò của hệ bạch huyết:

-          Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể

 

Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nếu chức năng:

-          gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

-          Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

-          Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất

 

Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết:

-          Gồm 2 phân hệ lớn và phần hệ nhỏ. Mỗi phân hệ có: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết

 

Nếu cấu tạo  và vị trí của tim:

-          Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim ( van nhĩ-thất, van động mạch)

-          Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái

-          Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim

-          Tim nặng khoảng 300 g,

-          Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu

1


 

Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim:

 

Các ngăn tim

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

tâm thất trái

Tâm nhĩ phải co

Tâm thất phải

Tâm thất trái

Vòng tuần hoàn lớn

Tâm thất phải

Vòng tuần hoàn nhỏ

 

-          Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất

-          Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định

 

Cấu tạo của mạch máu:

 

các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Giải thích

Động mạch

Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch; lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch

thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn

Tĩnh mạch

Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

 

Lòng rộng hơn của động mạch

 

 

Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực

 

Mao mạch

Nhỏ và phân nhiều nhánh

Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào

 

Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì

 

 

Lòng hẹp

 

 

Trong mỗi chu kì:

-          Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s

-          Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s

-          Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s

-          Tim co dãn theo chu kì.

-          Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung

1

nguon VI OLET